I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng tìm và nêu được một số từ ngữ nói về lợi ích của thiên nhiên đối với con người và vai trò của con người đối với thiên nhiên (BT1, BT2). Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong đoạn văn
- Các bài tập cần làm: 1, 2, 3. HSKG làm thêm bài tập đặt câu có sử dụng dấu phẩy.
8 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 buổi chiều Tuần 34 Trường Tiểu học Sơn Kim 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
09 + 408 e) 45489 : 6
- Cho HS tự làm bài vào vở LT rồi chữa bài. HS trung bình, yếu chỉ cần làm bài a,b,c, e. HSKG làm hết.
- Khi chữa bài yêu cầu HS nêu cách tính.
Bài 3: - Gọi HS cho biết x là thành phần nào chưa biết của phép tính, nêu cách tính x.
+ Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số trừ chưa biết ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số bị chia chưa biết ta làm thế nào?
- HS làm bài vào vở, 3 em làm bài ở bảng phụ. Chữa bài.
a) x – 1996 = 2004 b) 2004 – x = 1996 c) x : 6 = 1996
x = 2004 + 1996 x = 2004 – 1996 x = 1996 x 6
x = 4000 x = 8 x = 11976
Bài 4. - Mét HS ®äc ®Ò bµi. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì?
HS nêu cách giải.
Cả lớp tự giải vào vở rồi chữa bài.
+ Mỗi hộp chứa số lít sơn là: 12 : 3 = 4(l)
+ Cần 20 lít sơn phải nua số hộp là: 20 : 4 = 5(hộp)
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn về nhà luyện tập thêm.
Thứ tư ngày 08 tháng 5 năm 2013
TOÁN
ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. Yêu cầu cần đạt:
- Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng.
- Tính được chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông.
- Các bài tập cần làm: Bài 1,2,3,4.
II. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: 5’
- 1 HS làm bài 4 tiết trước.
- HS nhận xét, GV nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới: 25’
1. Giới thiệu bài
2. Luyện tập
Bài 1: Một HS đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi.
a) Có mấy góc vuông .nêu tên đỉnh và cạnh của mỗi góc vuông đó.
b) Trung điểm của đoạn thẳng AB là điểm nào.
Trung điểm của đoạn thẳng ED là điểm nào.
c) Xác định trung điểm a đoạn thẳng AE và đoạn thẳng MN (tô đậm các trung điểm đó trên hình vẽ).
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK và làm bài vào vở ô li .
- Một HS lên làm vào bảng phụ sau đó chữa bài.
Bài 2: Một HS đọc yêu cầu bài. - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ?
- Một HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác .
- Cả lớp làm vào vở ô li, một HS làm bài vào bảng phụ sau đó chữa bài.
Giải: Chu vi hình tam giác là:
35 + 26 + 40 = 101(cm)
Đáp số: 101 cm.
Bài 3: HS tự làm bài vào vở. GV chấm chữa bài.
Giải: Chu vi mảnh đát hình chữ nhật đó là:
( 125 + 68) x2 = 386(m)
Đáp số: 386 m.
Bài 4: Một HS đọc yêu cầu bài.
- Hướng dẫn HS muốn tính cạnh hình vuông có thể tính chu vi hình vuông rồi lấy chu vi đó chia cho 4. (vì chu vi hình vuông bằng chu vi hình chữ nhật).
- Cả lớp làm vào vở, một HS làm vào bảng phụ sau đó chữa bài.
C. Củng cố, dặn dò: 5’
GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT: SỰ TÍCH CHÚ CUỘI CUNG TRĂNG
I. Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách trình bày một trang luyện viết dạng bài văn“ Sự tích chú cuội cung trăng”.
- Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết.
2. Hướng dẫn luyện viết. 28’
- GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại
+ HS nêu nội dung truyện.
+ Trong truyện có những chữ nào, từ nào cần viết hoa? Hs trao đổi theo cặp tìm và viết ra giấy nháp.
Các chữ đầu câu, Cuội
- GV hướng dẫn HS tập viết đúng một số chữ hoa: N, K, C, T, V, H…
+ Trong bài có những dấu câu nào?
- GV nhắc HS lưu ý khi viết các dấu câu.
+ Trong bài có những chữ nào em thấy khó viết?
- HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp:
Tiều phu, liều mạng, quăng rìu, giập bã trầu, quậy, lừng lững…
- GV hướng dẫn HS cách trình bày các đoạn văn.
- GV đọc , HS luyện viết bài vào vở.
- GV chấm một số vở và nhận xét.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
- GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết.
- Dặn về nhà luyện viết thêm.
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI
BỀ MẶT LỤC ĐỊA (Tiếp theo)
I. Yêu cầu cần đạt:
Biết so sánh một số dạng địa hình: giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.
- KNS: Quan sát, so sánh để nhận ra điểm giống và khác nhau giữa đồi và núi, giữa đồng bằng và cao nguyên.
II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK T130, 131; Tranh ảnh núi, đồi, đồng bằng, cao nguyên do GV và HS sưu tầm.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.10’
Mục tiêu:- Học sinh nêu được địa hình giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối.
Bước 1: Dựa vào vốn hiểu biết và quan sát hình 1, 2 SGK T130, HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành bảng sau:
Núi
Đồi
Độ cao
cao
thấp
Đỉnh
nhọn
tơng đối tròn
Sờn
dốc
thoải
Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình trước lớp. GV hoặc HS bổ sung và hoàn thiện phần trình bày của các nhóm.
* GV kết luận: Núi thường cao hơn đồi và có đỉnh nhọn, sườn dốc; còn đồi thì đỉnh tròn, sườn thoải.
Hoạt động 2: Quan sát tranh theo cặp.10’
Mục tiêu:- Biết so sánh một số dạng địa hình giữa núi và đồi, giữa cao nguyên và đồng bằng, giữa sông và suối
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 3, 4, 5 (SGK T131) và trả lời theo gợi ý:
+ So sánh độ cao giữa đồng bằng và cao nguyên?
+ Bề mặt đồng bằng và cao nguyên giống nhau ở điểm nào?
- GV gọi 1 số HS trả lời câu hỏi trước lớp. GV và HS hoàn thiện câu trả lời.
* GV kết luận: Đồng bằng và cao nguyên tương đối bằng phẳng, nhưng cao nguyên cao hơn đồng bằng và có sườn dốc.
Hoạt động 3: Vẽ mô hình tả đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên. 10’
Mục tiêu:- Học sinh vẽ được mô hình đồi núi.
- Mỗi HS vẽ mô tả đồi, núi, đồng bằng và cao nguyên vào vở của mình.
- Hai HS ngồi cạnh nhau đổi vở cho nhau và nhận xét.
- HS trưng bày bài vẽ của mình. GV và HS nhận xét.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 5’
GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài.
Thứ năm ngày 09 tháng 5 năm 2013
Lớp học môn đặc thù
Thứ sáu ngày 10 tháng 5 năm 2013
LUYỆN TIẾNG VIỆT
LUYỆN TẬPPHÂN BIỆT TR/CH; HỎI/NGÃ
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ năng phân biệt chính tr/ch; hỏi/ngã thông qua luyện tâp làm các bài tập chính tả trang 60 và 93, 94 vở LTTV lớp 3 tập 2.
- HS trung bình, yếu làm được các bài tập 1, 2 trang 90 và 1trang 93, 2b trang 94. HSKG làm cả.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Giới thiệu bài. 2’
- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.
2. Hướng dẫn luyện tập. 28’
Bài 1. trang 90.Đọc và viết tên một số nước châu âu dưới đây:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Gọi HS đọc bài rồi sau đó viết vào vở.
GV theo dõi hướng dẫn hs viết đúng.
Bài 2. trang 90.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a. …. Chiếc áo…… chia múi… - là quả mít
b. … nở giữa …. – là hoa sen.
- Gọi HS đọc bài đã điền hoàn chỉnh.
Bài 1. trang 93. Tìm các từ:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS trao đổi theo nhóm 4 làm bài.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả, chữa bài.
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên nhìn thấy trên bầu trời: chớp, trăng, mặt trời.
b) Chứa tiếng coa thanh hỏi hoặc thanh ngã, chỉ các sự vật, hiện tượng thiên nhiên: bão, vũ trụ, biển cả, thung lũng, lũ lụt, …
Bài 2. trang 94.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS tự làm bài vào vở luyện tập sau đó chữa bài.
- GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng.
a. …. Trời…… trời…chồi xanh …. Chín …trước nhà…
b. … ảnh …. Gửi … giỏi … ảnh … cả … chẳng ….
- Gọi HS đọc lại bài làm đã điền đầy đủ.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
- GV nêu một số lỗi HS thường mắc.
- Dặn về nhà luyện đọc thêm.
LUYỆN TOÁN
LUYỆN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Yêu cầu cần đạt:
- Rèn kĩ thùc hiÖn giải bài toán bằng hai phép tính
- HS trung bình, yếu làm bài 1, 2,3. HS khá giỏi làm cả.
II. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ. 5’
- 3 HS lên bảng thực hiện bài tập 2 buổi sáng. - GV nhận xét cho điểm.
2. Hướng dẫn luyện tập. 25’
Bài 1: Một HS đọc bài toán, phân tích tóm tăt, nêu cách giải.
- GV hướng dẫn HS thực hiện theo1 bước:
+ Tính số áo may được trong tháng 2: 43675 + 2360 = 46035(cái)
- HS tự làm trình bày bài giải vào vở.
- Một HS chữa bài lên bảng phụ. GV và cả lớp nhận xét.
Bài 2: - Mét HS ®äc ®Ò bµi. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì?
HS nêu cách giải.
Cả lớp tự giải vào vở rồi chữa bài.
+ Tính số mét đường đã sửa được: 1875 : 5 = 375(m)
+ Tính số mét đường còn phải sửa tiếp:1875 - 375 = 1500(m)
Bài 3: - HS đọc, phân tích đề toán. - Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- HS Suy nghĩ nêu cách giải. Cả lớp giải vào vở.
- HS lên bảng giải chữa bài.
+ Trại đó nuôi được số con ngan là: 1785 : 3 = 595(con)
+ Trại đó nuôi được tất cả số con ngan và vịt là: 1785 + 595 = 2380(con)
- HSKG nêu cách giải khác: một lời giải 1785 : 3 + 1785
Bài 4. HSKG
- HS nêu yêu cầu, trao đổi theo cặp làm bài rồi nêu kết quả chữa bài.
- HS giải thích vì sao đúng, vì sao sai.
3. Cũng cố, dặn dò. 5’
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn về nhà luyện tập thêm.
HOẠT ĐÔNG TẬP THỂ
GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: KĨ NĂNG HỢP TÁC(Tiết 2)
I. Mục tiêu:
- HS biết bày tỏ ý kiến của mình về những việc thể hiện hợp tác với mọi người.
- Biết hợp tác với bạn bè khi tham gia chơi các trò chơi và trong học tập.
- Rèn kĩ năng hợp tác với mọi người.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh vở BTTH kĩ năng sống lớp 3.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Trò chơi “Thi nhảy cóc về đích”và trò chơi “Vượt biển an toàn” BT6-7. 20’
a. Trò chơi “Thi nhảy cóc về đích”
GV yêu cầu học sinh nêu bài tập.
GV chuẩn bị sân chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi, cho HS chơi thử.
- GV chia lơpf thành 3 đội chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
b. Trò chơi “Vượt biển an toàn”.
GV yêu cầu học sinh nêu bài tập.
GV chuẩn bị sân chơi.
- GV hướng dẫn cách chơi, cho HS chơi thử.
- GV chia lơpf thành 3 đội chơi.
- Tổ chức cho HS chơi.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến. BT8 -10’
* Cách tiến hành:
- HS nêu yêu cầu bài tập và các ý kiến.
- HS suy nghĩ trả lời – giải thích ví sao em tán thành và không tán thành với ý kiến đó.
- GV nhận xét, phân tích giúp HS hiểu việc làm nào thể hiện sự hợp tác với mọi người và việc làm nào chưa thể hiện diều đó cần phải tránh.
- GV kết luận chung về cách hợp tác với mọi người..
Hoạt động 3: Hướng dẫn thực hành. 5’
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tập 9.
- GV hướng dẫn HS thực hành theo yêu cầu.
- Dặn về nhà nhắc nhở mọi người biết hợp tác với những người xung quanh.
File đính kèm:
- GALop3 Chieu T34Sach Luyen tap(2).doc