Giáo án Lớp 3 buổi chiều Tuần 31 Trường Tiểu học Sơn Kim 2

I. Yêu cầu cần đạt:

- Rốn kĩ năng tìm kể được tên một vài các nước mà em biết.Viết được tên các nước vừa kể. Đặt được dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu.

- Các bài tập cần làm: 1, 2. HSKG làm thêm bài tập đặt câu có sử dụng dấu phẩy.

II. Các hoạt động dạy - học:

1. Giới thiệu bài. 2’

- GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học.

2. Hướng dẫn luyện tập. 28’

Bài tập 1: a.1 HS đọc yêu cầu bài.Em biết được tên nước nào qua đoạn văn dưới đây? Viết lại tên các nước đó.

- Từng cặp HS trao đổi, làm bài vào vở.

- Mời 3 em lên bảng thi làm bài. GV và HS cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng.

+A-rập; In-đô-nê-xi-a; Anh; Bồ Đào Nha; Tây Ban Nha; Ma-lai-xi-a; Nga, Nhật Bản; Trung Quốc.

b. GV chia lớp thành 3 đội thi tiếp sức trên bảng.

- Cả lớp và giáo viên nhssnj xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.

 

doc8 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 buổi chiều Tuần 31 Trường Tiểu học Sơn Kim 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Hướng dẫn thực hiện phép chia 37648 : 4 - GV cho HS tự đặt tính rồi thực hiện phép chia như chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số. (Mỗi lần chia đều tính nhẩm: chia, nhân, trừ) - HS thực hiện phép chia vào vở nháp. - Một HS nêu cách tính GV ghi bảng (như SGK). 3. Thực hành Bài 1: - HS tự làm bài vào vở. - 1 HS chữa bài lên bảng phụ (có trình bày cách tính). GV và cả lớp nhận xét. Bài 2:- Cho HS đọc đề toán. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - HS giải vào vở, 1 HS giải ở bảng - GV cùng cả lớp nhận xét. Giải: Số xi măng đã bán là: 36 550 : 5 = 7310(kg). Số xi măng còn lại là. 36 550 – 7310 = 29240(kg) Đáp số: 29 240 kg. Bài 3: - HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức, rồi tính giá trị của biểu thức - HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau. - Kết quả là: a) 60306 b)43463 39799 9296 Bài 4: - Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình ở SGK - Cho HS chơi trò chơi. - Từ 8 hình tam giác đó xếp thành hình như SGK. - GV chấm chữa bài cho HS. C. Củng cố- Dặn dò: 5’ Nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài. LUYỆN VIẾT LUYỆN VIẾT : BÀI HÁT TRỒNG CÂY I. Yêu cầu cần đạt: - Biết cách trình bày một trang luyện viết dạng bài thơ“ bài hát trồng cây”. - Rèn kĩ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2’ GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học, yêu cầu bài viết. 2. Hướng dẫn luyện viết. 28’ - GV đọc bài viết. Gọi 2 HS đọc lại + GV nêu nội dung bài văn. + Trong bài thơ có những chữ nào, từ nào cần viết hoa? Hs trao đổi theo cặp tìm và viết ra giấy nháp. Các chữ đầu dòng. - GV hướng dẫn HS tập viết đúng một số chữ hoa: A; T; R; C; N; M + Trong bài có những dấu câu nào? - GV nhắc HS lưu ý khi viết các dấu câu. + Trong bài có những chữ nào em thấy khó viết? - HS luyện viết từ dễ mắc lỗi chính tả vào vở nháp: Ngọn gió, lay lay, Quên, đường dài, … - GV hướng dẫn HS cách trình bày các khổ thơ. - GV đọc , HS luyện viết bài vào vở. - GV chấm một số vở và nhận xét. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắc trong bài viết. - Dặn về nhà luyện viết thêm. TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI MẶT TRĂNG LÀ VỆ TINH CỦA TRÁI ĐẤT I. Yêu cầu cần đạt: - Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. - HSKG so sánh được độ lớn của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời: Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng. Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình trong SGK trang 118, 119, quả địa cầu. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Quan sát tranh theo cặp.10’ Mục tiêu: Sử dụng mũi tên để mô tả chiều chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất . * Bước 1: HS nhóm đôi quan sát hình 1 trang 118 SGK và TLCH. + Chỉ mặt trời, trái đất, mặt trăng và hướng chuyển động của mặt trăng quanh trái đất. + Nhận xét chiều quay của trái đất quanh mặt trời và chiều quay của mặt trăng quanh trái đất ( cùng chiều hay ngược chiều). + Nhận xét độ lớn của mặt trời và mặt trăng. * Bước 2: - Một vài HS trả lời câu hỏi. GV và cả lớp nhận xét. - GV kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất theo hướng cùng chiều quay của Trái Đất quanh Mặt Trời. Trái Đất lớn hơn Mặt Trăng, còn Mặt Trời lớn hơn Trái Đất nhiều lần. Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.10’ Mục tiêu: Vẽ được sơ đồ mạt trăng quay xung quanh trái đất. * Bước 1: GV cho HS biết: Vệ tinh là thiên thể chuyển động xung quanh hành tinh. - GV hỏi: Tại sao Mặt Trăng được gọi là vệ tinh của Trái Đất? - GV: Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất. Ngoài ra chuyển động quanh Trái Đất còn có vệ tinh nhân tạo do con người phóng lên vũ trụ. - Đối với HS khá giỏi: GV giải thích cho HS biết tại sao Mặt Trăng chỉ hướng có một nửa bán cầu về phía Trái Đất: Mặt Trăng vừa chuyển động xung quanh Trái Đất nhưng cũng vừa quay quanh nó. Chu kì (khoảng thời gian quay được một vòng) của hai chuyển động này gần bằng nhau và đều theo hướng ngược chiều kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc). * Bước 2: - HS vẽ sơ đồ Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất như hình 2 T119 vào vở BT rồi đánh mũi tên chỉ hướng chuyển động của Mặt Trăng quanh Trái Đất. - 2 HS ngồi cạnh nhau trao đổi nhận xét về sơ đồ của nhau. - GV kết luận: Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, nên nó được gọi là vệ tinh của Trái Đất. Hoạt động 3: Chơi trò chơi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất.10’ * Bước 1: GV chia nhóm xác định vị trí làm việc cho từng nhóm. GV hướng dẫn nhóm trưởng cách điều khiển nhóm. * Bước 2: Thực hành chơi trò chơi theo nhóm. Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sao cho từng HS trong nhóm đều được đóng vai Mặt Trăng và đi vòng quanh quả Địa cầu một vòng theo chiều mũi tên sao cho Mặt Trăng luôn hướng về quả địa cầu như hình vẽ ở trang 119 SGK. * Bước 3: Gọi một số HS lên biểu diễn trước lớp. GV và cả lớp nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. 5’ * GV nhận xét giờ học; dặn dò. Thứ năm ngày 18 tháng 4 năm 2013 Lớp học môn đặc thù Thứ sáu ngày 19 tháng 4 năm 2013 LUYỆN TIẾNG VIỆT LUYỆN TẬP: PHÂN BIỆT CHÍNH TẢ R/D/GI; HỎI/NGÃ I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ năng phân biệt chính r/d/gi; hỏi/ngã thông qua luyện tâp làm các bài tập chính tả trang 75 và 78 vở LTTV lớp 3 tập 2 II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Giới thiệu bài. 2’ - GV nêu mục đích, yêu cầu tiết học. 2. Hướng dẫn luyện tập. 28’ Bài 1. trang 75.a. Điền vào chỗ trống r/d/gi. - 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS trao đổi theo cặp làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài. GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng. Là sông chẳng giọt nước nào…. Lúc sông hiện rõ là khi đêm về. Giải đố: sông trăng. b. Đặt trên các chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã: Quả gì chẳng mọc trên cây Vươn mình đứng giữa trời mây khác thường. Có chân, có đỉnh, có sườn Nước reo vực thẳm, mây vương non ngàn Giải đố: Quả núi, quả đồi. Bài 1. trang 78. - 1 HS đọc yêu cầu của bài - HS làm bài vào vở bài tập sau đó chữa bài. GV cùng nhận xét chốt lại lời giải đúng. a. – Nói rành rọt từng tiếng - Tranh giành nhau đồ chơi là xấu - Mẹ tôi phải chắt chiu, dành dụm từng đồng để nuôi con - Bé để dành cho chị Hà mấy cái kẹo - Anh tôi giành giải nhất trong cuộc thi đấu cờ vua b. Gió bão ầm ầm - Bão tố mù trời - Cha mẹ luôn khuyên bảo chúng ta điều hay, lẽ phải. - Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của tất cả mọi người. - Hai chị em Linh bảo nhau nói khẽ để bà ngủ. 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nêu một số lỗi HS thường mắc. - Dặn về nhà luyện đọc thêm. LUYỆN TOÁN LUYỆN TẬP: LUYỆN TẬP. I. Yêu cầu cần đạt: - Rèn kĩ thùc hiÖn chia số có năm chữ số cho số có một chữ số với trường hợp thương có chữ số 0. Giải bài toán bằng hai phép tính. - HS trung bình, yếu làm bài 1, 2,3(a,b),4. HS khá giỏi làm cả. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ. 5’ - 3 HS lên bảng thực hiện bài tập 2 buổi sáng. - GV nhận xét cho điểm. 2. Hướng dẫn luyện tập. 25’ Bài 1: Tính . - Luyện cho HS kĩ năng tính chia theo cột dọc. - HS nêu cách làm bài rồi tự làm và nêu kết quả chữa bài. Bài 2: Gọi 1 số HS nêu yêu cầu bài tập: Tính giá trị biểu thức. - HS nhắc lại thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức, rồi tính giá trị của biểu thức. - HS làm bài sau đó đổi vở kiểm tra lẫn nhau. VD: 16540 : 2 : 5 24510 : 3 x 2 = 8270 : 5 = 8170 x 2 = 1654 = 16340 Bài 3(a,b): HS nêu yêu cầu bài tập: Tính nhẩm - Hướng dẫn HS tính nhẩm theo mẫu - Tương tự HS tự làm bài vào vở sau đó đổi chéo vở kiểm tra lẫn nhau. HSKG làm thêm cột c VD: 12 : 3 = 4 12 000 : 3 = 4 000 12 : 4 = 3 12 000 : 4 = 3 000 Bài 4: - HS đọc, phân tích đề toán. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - HS Suy nghĩ nêu cách giải. Cả lớp giải vào vở. - HS lên bảng giải chữa bài. HSKG nêu cách giải khác. + Số con vịt nuôi là: 25470 : 3 = 8490(con) + Số con gà nuôi là: 25470 - 8490 = 16080(con) 3. Cũng cố, dặn dò. 5’ - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn về nhà luyện tập thêm. HOẠT ĐÔNG TẬP THỂ MÚA HÁT TẬP THỂ. TRÒ CHƠI: KÉO CO I. Mục tiêu: - Tiếp tục ôn luyện các bài múa hát sân trường đã được tập, ôn luyện nghi thức Đội. Yêu cầu HS nhớ và tập đúng động tác, lời ca. - HS mạnh dạn, tự tin trong sinh hoạt tập thể - HS hiểu: Kéo co là một trong những trò chơi dân gian khá phổ biến dành cho mọi lứa tuổi trong các làng quê Việt Nam ngày trước. - Học sinh biết chơi trò chơi Kéo co. - Thông qua trò chơi rèn luyện sự nhanh phát triển trí tuệ và thể lực cho HS. - Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn, lưu truyền trò chơi dân gian. II. Đồ dùng dạy học: - Chuẩn bị tốt sân chơi. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Múa hát tập thể. 15’ - Cán sự văn nghệ điều khiển cả lớp ôn những bài múa- hát đã được cô Tổng phụ trách tập. - GV theo dõi, sửa những sai sót của HS, động viên HS tham gia. - Từng tổ lên thi biểu diễn - Các tổ nhận xét. - GV nhận xét, bình chọn tổ biểu diển đẹp nhất. Hoạt động 2: Trò chơi “Kéo co”. 15’ - GV giới thiệu trò chơi, lụât chơi. - HS thực hành chơi: - GV và một số HS chơi mẫu. - HS thực hành chơi theo tổ. GV theo dõi giúp HS chơi đúng Hoạt động 3: Cũng cố, dặn dò. 5’ HS nhắc lại buổi hoạt động . GV nhận xét tiết hợc. Dặn về nhà luyện chơi trò chơi và hướng dẫn cho mọi người cùng chơi Hướng dẫn chơi trò chơi Kéo co. Tục kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ số người chơi cũng chia làm hai phe, mỗi phe cùng dùng sức mạnh để kéo cho được bên kia ngã về phía mình. Có khi cả hai bên đều là nam, có khi bên nam, bên nữ. Một cột trụ để ở giữa sân chơi, có dây thừng buộc dài hay dây song, dây tre hoặc cây tre, thường dài khoảng 20m căng đều ra hai phía, hai bên xúm nhau nắm lấy dây thừng để kéo. Một vị chức sắc hay bô lão cầm trịch ra hiệu lệnh. Hai bên ra sức kéo, sao cho cột trụ kéo về bên mình là thắng. Bên ngoài dân làng cổ vũ hai bên bằng tiếng "dô ta", "cố lên". Có nơi người ta lấy tay người, sức người trực tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau, còn các người sau ôm bụng người trước mà kéo. Ðang giữa cuộc, một người bên nào bị đứt dây là thua bên kia. Kéo co cũng kéo ba keo, bên nào thắng liền ba keo là bên ấy được.

File đính kèm:

  • docGALop3 Chieu T31 Sach Luyen tap.doc
Giáo án liên quan