Giáo án Lớp 3 Buổi chiều Tuần 11

I/ Mục tiêu:

- Cho HS ôn lại viết một bức thư ngắn ( nội dung khoảng 4 câu ) để thăm hỏi , báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK ) :

- Biết cách nghi phong bì thư.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Bì thư

III/ Hoạt động dạy và học:33

1/ Giới thiệu bài:

2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài :

- Yêu cầu HS đọc đề bài 1 và gợi ý trong sgk.

 + Em sẽ gửi thư cho ai?

 + Dòng đầu thư em viết thế nào?

 + Em viết lời xưng hô như thế nào cho tình cảm, lịch sự?

 + Trong phần hỏi thăm tình hình em viết những gi?

 + Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân?

 + Em muốn chúc người thân những gì?

 + Em sẽ hứa với người thân điều gì?

- HS cả lớp viết thư, sau đó gọi 1 số em đọc thư. Nhận xét.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Buổi chiều Tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Buổi chiều: Tuần 11 Thứ 3 ngày 16 tháng 11 năm 2010. Luyện tiếng việt. Tập làm văn: ÔnTập viết thư và phong bì thư. I/ Mục tiêu: - Cho HS ôn lại viết một bức thư ngắn ( nội dung khoảng 4 câu ) để thăm hỏi , báo tin cho người thân dựa theo mẫu (SGK ) : - Biết cách nghi phong bì thư. II/ Đồ dùng dạy học: - Bì thư III/ Hoạt động dạy và học:33’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc đề bài 1 và gợi ý trong sgk. + Em sẽ gửi thư cho ai? + Dòng đầu thư em viết thế nào? + Em viết lời xưng hô như thế nào cho tình cảm, lịch sự? + Trong phần hỏi thăm tình hình em viết những gi? + Em sẽ thông báo những gì về tình hình gia đình và bản thân? + Em muốn chúc người thân những gì? + Em sẽ hứa với người thân điều gì? - HS cả lớp viết thư, sau đó gọi 1 số em đọc thư. Nhận xét. 3/ Viết phong bì thư: - Yêu cầu HS đọc phong bì được minh hoạ. + Góc bên trái phía trên ghi những gì? + Góc bên phải phía dưới ghi những gì? + Chúng ta dán tem ở đâu? - HS viết phong bì thư. 4/ Củng cố, dặn dò: 2’ - HS nhắc lại nội dung chính trong 1 bức thư. - Nhận xét tiết học. --------------------------------------------------- Luyện toán. Ôn: Bài toán giải bằng 2 phép tính . I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Làm quen với bài toán giải bằng 2 phép tính. - Bước đầu biết giải và trình bày bài giải. II/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2’ 2/ Thực hành: 31’ - HS đọc BT 1, 2 ,3( vở BT). - GV vẽ sơ đồ lên bảng, hướng dẫn rõ hơn cho HS. - HS làm BT vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. * Chữa bài: a- Bài 1: - Cho HS đọc đề toán . - GV tóm tắt bằng sơ đồ lên bảng . - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì?. - HS l;àm vào vở. - 1 HS lên bảng chữa bài. - GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Giải: Buổi chiều bán được số ki- lô- gam đường là: 26 x 2 = 52 ( kg) Cả hai buổi cửa hàng bán được số ki- lô- gam đường là: 26 + 52 = 78 (kg). Đáp số: 78 kg . b- Bài 2: Tiến hành tương tự. HS nhận xét chung về 2 bài toán: Bài toán giải bằng 2 phép tính. c- Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu bài. Số? - Cho HS làm vào vở nháp. - Hướng dẫn HS cuối cùng : Gấp là nhân, thêm là cộng, giảm là chia , bớt là trừ. 3/ Củng cố, dặn dò: 2’ - GV nhận xét giờ học. -------------------------------------------------- Thứ 4 ngày 17 tháng 11 năm 2009. Thể dục Động tác toàn thân của bài thể dục phát triển chung. --------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 18 tháng 11 năm 2010. Luyện tiếng việt: Luyện từ và câu:Ôn từ ngữ về quê hương .Ôn tập câu Ai là gì? I/ Mục tiêu: - Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về quê hương. - Củng cố mẫu câu: Ai làm gì? II/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập: a- Bài tập 1: HS đọc yêu cầu bài .Gạch dưới các từ ngữ trong đoạn thơ sau chỉ những sự vật , cảnh sắt , hoạt động.... ở quê hương ,và chỉ tình cảm đối với quê hương. Quê hương tôi có con sông xanh biếc Nước gương trong soi tóc những hàng tre Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè Toả nắng xuống lòng sông lấp loáng. Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy Bạn bè tôi tụm năm tụm bẩy Bầy chim non bơi lội trên sông Tôi đưa tay ôm nước vào lòng Sông mở nước ôm tôi vào dạ ( Tế Hanh) - HS làm bài vào vở . - GV dán 3 tờ phiếu khổ to lên bảng, mời 3 HS lên bảng thi làm bài. - HS nhận xét, GV chốt lại lời giải đúng. Quê hương , con sông ,xanh biếc, Nước gương trong , hàng tre,Tâm hồn ,buổi trưa hè , nắng, lòng sông lấp loáng. , bờ tre ríu rít tiếng chim , mặt nước, chập chờn, con cá ,nhảy, Bạn bè , tụm năm tụm bẩy ,Bầy chim non ,bơi lội ,, ôm nước, lòng , mở nước ,ôm , dạ b- Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu bài .Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm trong các câu sau: a) Quê hương là chùm khế ngọt. b) Vào dịp nghỉ hè, chúng tôi thường về thăm quê. c) Họ đang góp phần xây dựng quê hương. - HS làm BT, nêu kết quả để nhận xét. - Có thể đặt câu hỏi như sau. a) Cái gì là chùm khế ngọt? b) Vào dịp nghỉ hè chúng tôi thường làm gì? c) Họ đang làm gì? 3/ Củng cố, dặn dò:2’ - Nhắc lại nội dung chính của bài. Nhận xét giờ học. --------------------------------------------------------- Luyện toán. Ôn: Bảng nhân 8. I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Tự lập được và học thuộc lòng bảng nhân8. - Củng cố ý nghĩa phép nhân và giải toán bằng phép nhân. II/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn làm lần lượt các bài tập. 3/ Thực hành: BT 1, 2, 3, 4,5 (VBT). - HS đọc yêu cầu bài tập, GV giải thích thêm. - HS làm BT vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm. Chấm bài. * Chữa bài: a- Bài tập 1: Cho HS đọc yêu cầu bài Tính. Củng cố bảng nhân 8. - GV viết lên bảng, gọi HS nêu kết quả. 8 x 1 = 8 8 x 3 = 24 8 x 5 = 40 8 x 7 = 56 8 x 9 = 72 8 x 2 = 16 8 x 4 = 32 8 x 6 = 48 8 x 8 = 64 8 x 10 = 80 b- Bài 2 : Cho HS đọc đề toán. Củng cố về giải toán. - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Cả lớp làm vào vở. - Một học sinh lên bảng giải. - GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng. Giải. Bảy hộp như thế có số cái bánh là: 8 x 7 = 56 (cái) Đáp số: 56 cái bánh. c- Bài 3: Tương tự như bài 2. d- Bài 4 : Cho HS đọc yêu cầu bài Tính nhẩm. Củng cố về tính nhẩm cho HS. - GV viết bảng gọi HS đứng dậy đọc kết quả. 8 + 8 = 16 32 + 8 = 40 56 + 8 = 64 16 + 8 =24 40 + 8 = 48 64 + 8 = 72 24 + 8 = 32 48 + 8 =56 72 + 8 = 60 e- Bài 5:Cho HS đọc yêu cầu bài và quan sát hình ở SGK. - HS tự xếp hình. GV theo dõi và hướng dẫn thêm. III/Củng cố, dặn dò. 2’ - GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------ Tự học. Luyện viết bài :Cảnh đẹp non sông. I/ mục tiêu: - Rèn kĩ năng cho HS viết bài .Cảnh đẹp non sông. - Trình bày đúng bài thơ. - Rèn kĩ năng chữ viết . II/ Các hoạt động dạy học: 33’ 1/ Giới thiệu bài. 2/ Luyện viết: - GV đọc bài viết , 2 HS đọc lại bài viết. - Bài thơ nói lên điều gì? - Cho HS tìm các chữ khó có trong bài . - Luyện viết vào giấy nháp (cả lớp ) - Gọi 2 HS lên bảng viết – GV cùng cả lớp nhận xét chốt lại kết quả đúng. - Trong bài có những chữ nào phải viết hoa? - HS nêu cách trình bày bài viết – GV nhận xét. - GV đọc HS viết bài- GV theo dõi uốn nắn - Cho HS đổi chéo vở để khảo bài. - HS nhận xét bài viết của bạn.. - GV chấm bài cho HS - nhận xét . 3/ Cũng cố - dặn dò:2’ - GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 19 tháng 11 năm 2010. Luyện tiếng việt: Tập viết.Ôn chữ hoa G (tiếp). I/ Mục tiêu: - Củng cố cách viết hoa chữ G (Gh). - Viết đúng , đẹp theo cở chữ nhỏ tên riêng “Ghềnh ráng” và câu ứng dụng. II/ Hoạt động dạy và học: 33’ 1/ Giới thiệu bài: 2/ Hướng dẫn HS viết chữ hoa: a- Cho HS nêu lại quy trình viết chữ gh, r. - HS viết bảng con. 3/ Hướng dãn viết từ ứng dụng: a- Giới thiệu viết từ ứng dụng: - Gọi HS đọc từ ứng dụng. b- Viết bảng. 4/ Hướng dẫn viết câu ứng dụng: 5/ Hướng dẫn viết câu vào vở tập viết. - HS viết bài vào vở. - GV chỉnh sữa lỗi cho từng HS. - Chấm bài (1/3 lớp). C/ Củng cố, dặn dò. 2’ - GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------- Luyện toán. ÔN: Nhân số có 3 chữ số với số có một chữ số . I/ Mục tiêu: Giúp HS: - Cho HS ôn lại cách tính nhân số có ba chữ số với số có một chữ số. - Vận dụng trong giải bài toán có phép nhân . II/ Hoạt động dạy và học: 1/ Giới thiệu bài: 2/ Luyện tập. Thực hành: Bài tập 1, 2, 3, 4 . - Gọi HS lần lượt đọc yêu cầu từng bài tập. - GV hướng dẫn thêm. - HS làm bài vào vở. Gv theo dõi chấm bài. * Chữa bài: a- Bài 1: Cho HS đọc yêu cầu bài .Tính. - GV ghi bảng gọi 5 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở. 312 210 301 142 127 x 2 x 4 x 3 x 4 x 3 - GV cùng cả lớp nhận xét cho điểm. b- Bài 2: - Cho HS đọc yêu cầu bài. Đặt tính rồi tính. Yêu cầu HS đặt tính rồi tính. 2 HS lên bảng thực hành. 121 x 4 106 x 7 201 x 3 127 x 3 c- Bài 3: Củng cố giải toán ( Vận dụng phép nhân có 3 chữ số) - Cho HS đọc đề toán . - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Gọi 1 HS lên bảng giải, cả lớp làm vào vở . Giải. Có tất cả số vận động viên là: 105 x 8 = 840 ( người ) Đáp số : 840 người. d- Bài 4: Cho HS đọc yêu cầu bài Tìm x: Củng cố cách tìm số bị chia cha biết. - Cho HS làm vào vở. a) x : 4 = 102 b) x : 7 = 118 x = 102 x 4 x = 118 x 7 x = 408 x = 826 4/ Củng cố, dặn dò. 2’ - GV nhận xét tiết học. ------------------------------------------------- Hoạt động tập thể: Chơi trò chơi : ô ăn quan: I / Mục tiêu: - Cho HS chơi trò chơi . Chơi ô ăn quan . - HS chơi trò chơi thành thạo. II/ Chuẩn bị: - Phấn , 25 viên sỏi làm quân, 2 viên đá to làm quan. III / Các hoạt động dạy học:33’ - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. - GV vẽ hình chữ nhật , mỗi bên 5 ô vuông và 2 bán cung ( nữa vòng tròn ) ở 2 đầu , sau đó sắp đá vào ô, mỗi ô 5 viên đá. Hướng dẫn HS cách chơi: - Mỗi ô 2 người chơi. - Trước khi chơi cho HS oẵn tù tì . Người được đi trước bốc quân ở một ô nào đó, rải đều chung quanh từng viên một trong những ô vuông, cả ô quan, khi đến hòn sỏi cuối cùng, tiếp tục bốc ô kế tiếp và cứ tiếp tục bỏ những viên sỏi nhỏ vào từng ô liên tục . Cho đến lúc nào viên sỏi cuối cùng dừng lại cách một ô trống , người chơi sẽ được ăn ô đó, bốc quân về, người kia mới đến lượt chơi. Khi chơi , nếu quan ở một trong 2 đầu ô thì còn mà quân ở tất cả các ô bên nào đó hết thì bên đó phải rải mỗi ô một quân để chơi . Người nào thiếu quân thì phải vay. Vay đến 25 quân thì phải trả một ô phía mình. Trong lúc chơi ô đó sẽ được gạch chéo và được rải quân như các ô khác, người được ô thu quân ở ô về. Khi quan ở 2 đầu bị ăn hết, quân ở bên nào bên ấy thu về, vừa thu vừa nói : Hết quan, toàn dân thu quân kéo về. Ai ăn được nhiều quân là thắng cuộc . Sau đó tiếp tục chơi ván khác… - GV cùng HS phân cuộc ai thắng, ai thua. IV/ Cũng cố - dặn dò: 2’ - GV nhận xét tiết học. --------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docBuoi chieu tuan 11.doc