Giáo án Lớp 3 Buổi 2 Tuần 9

A. Luyện đọc hiểu:

 - Đọc đúng các từ ngữ khó, ngắt nhịp đúng và thể hiện đúng giọng đọc.

 - Học thuộc lòng 3 bài ca dao

 - Hiểu lời khuyên từ 3 bài ca dao.

 B. Ôn tập phép so sánh:

 - Tìm được hình ảnh so sánh, chỉ ra đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các hình ảnh so sánh đó.

 - Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh.

 

doc6 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 3 Buổi 2 Tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh hoạt lớp Nhận xét tuần 8 I.Mục tiêu : - Giúp hs biết những ưu điểm để phát huy đồng thời nhận ra những khuyết điểm để sửa chữa trong tuần tới. - Biết được các công việc trong tuần tới để thực hiện thi đua. II. Các hoạt động : Nhận xét tuần 8 : a. Lớp trưởng báo cáo trước lớp ưu khuyết điểm của từng tổ, xếp thứ các tổ b. GV nhận xét chung về các mặt : * Chuyên cần : - Đa số hs đi học đầy đủ, đến lớp đúng giờ. - 1 hs nghỉ học có lý do: Thư - Còn 1 hs nghỉ học không lý do: Lệ * Học tập : - Đa số HS chăm chỉ học bài, làm bài, hăng hái phát biểu. Tiêu biểu là những em: Khánh, Ngọc, Bách, Vân Anh, Long, ...Một số em có tiến bộ trong học tập như: Hùng, Thang, Toán. - Vẫn còn 1 số hs lười học bài, làm bài : Dung, Mai, Đức, Hoan, Kiều. c. LĐ, VS: - Đã chú ý chăm sóc bồn hoa theo phân công. Tuy nhiên nề nếp vệ sinh trường lớp chưa tốt, các tổ chưa tự giác lao động vệ sinh và còn hs vứt giấy rác ra trước cửa lớp học: Lý 2. Phương hướng tuần 9: - Thực hiện chương trình tuần 9. - Rèn ý thức học bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; tập trung chú ý nghe giảng. - Không chơi đùa trên tầng trong giờ ra chơi. - Rèn ý thức bảo vệ của công. - Tiếp tục chăm sóc bồn hoa theo phân công. - Chú ý vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch sẽ . Tuần 9 Thứ tư ngày 21 tháng 10 năm 2009 Tiếng Việt Ôn tập giữa học kỳ I Bài 1 I. Mục đích, yêu cầu: A. Luyện đọc hiểu: - Đọc đúng các từ ngữ khó, ngắt nhịp đúng và thể hiện đúng giọng đọc. - Học thuộc lòng 3 bài ca dao - Hiểu lời khuyên từ 3 bài ca dao. B. Ôn tập phép so sánh: - Tìm được hình ảnh so sánh, chỉ ra đúng những sự vật được so sánh với nhau trong các hình ảnh so sánh đó. - Chọn đúng các từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo phép so sánh. C. Ôn luyện chính tả: - Phân biệt cách viết c/ k/ q III. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn 3 bài ca dao và 2 câu hỏi tìm hiểu bài ( Như phần A vở luyện Tiếng Việt) - Bảng phụ chép sẵn các câu văn ( Như phần B, bài I, vở luyện Tiếng Việt) - Bảng phụ chép sẵn bài tập chính tả II. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài: Hướng dẫn làm bài tập: Luyện đọc hiểu: * Luyện đọc đúng 3 bài ca dao: - HS đọc nối tiếp 3 bài ( 2, 3 lượt) - GV nhắc nhở cách ngắt nhịp, giọng đọc - Tổ chức học thuộc lòng 3 bài ca dao. * Tìm hiểu nội dung 3 bài ca dao: - 1 HS đọc 2 câu hỏi cuối bài - HS chuẩn bị cá nhân vào vở - Nhiều HS phát biểu ý kiến - GV chốt B. Ôn tập phép so sánh: Bài 1: Tìm những hình ảnh so sánh trong các câu sau: - GV treo bảng phụ. - 1 HS đọc yêu cầu và các câu văn - Cả lớp tự làm bài vào vở - 3 HS lên bảng làm - Cả lớp nhận xét, sửa sai Bài 2: Tìm những từ ngữ thích hợp đền vào chỗ trống để tạo thành câu có hình ảnh so sánh: Trong lễ duyệt Đội, các lớp hàng ngũ chỉnh tề, bước đi đều tăm tắp ..........các anh bộ đội diễu binh. Trường em đẹp như....................... ........................ngọt ngào, bay bổng như tiếng chim hót mùa xuân. - 1 HS đọc yêu cầu - Cả lớp tự làm bài vào vở. - Nhiều HS đọc bài làm. - HS khác nhận xét, sửa sai. C. Ôn luyện chính tả: Bài tập: Hãy tìm mỗi loại 10 tiếng và ghi vào đúng cột: Tiếng có c đứng ở đầu tiếng Tiếng có c đứng ở đầu tiếng Tiếng có c đứng ở đầu tiếng .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... .......................................... - HS tự làm bài vào vở - 3 HS lên bảng thi làm bài - Tổ chức nhận xét sửa sai - GV chốt về khả năng kết hợp của phụ âm / cờ/ với các nguyên âm. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học ****************************************************************** Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2009 Tiếng Việt Ôn tập giữa học kỳ I Bài 2 I. Mục đích, yêu cầu: A. Luyện đọc hiểu: - Đọc đúng các từ ngữ khó, ngắt nhịp đúng và thể hiện đúng giọng đọc. - Học thuộc lòng 4 bài ca dao - Hiểu lời khuyên từ 4 bài ca dao. B. Luyện tập đặt câu theo mẫu Ai là gì? C. Ôn luyện chính tả: - Phân biệt cách viết g/ gh, ng/ ngh III. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn 4 bài ca dao và 4 câu hỏi tìm hiểu bài ( Như phần A vở luyện Tiếng Việt) - Bảng phụ chép sẵn bài tập chính tả II. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài: Hướng dẫn làm bài tập: A. Luyện đọc hiểu: * Luyện đọc đúng 4 bài ca dao: - HS đọc nối tiếp 4 bài ( 2, 3 lượt) - GV nhắc nhở cách ngắt nhịp, giọng đọc - Tổ chức học thuộc lòng 4 bài ca dao. * Tìm hiểu nội dung 4 bài ca dao: - 1 HS đọc 4 câu hỏi cuối bài - HS chuẩn bị cá nhân vào vở - Nhiều HS phát biểu ý kiến - GV chốt B. Luyện viết câu theo mẫu Ai là gì? Bài 1: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các dòng để thành câu theo mẫu Ai là gì? a) Chúng em là ..................................................................................... b) ................................................................ là những loài chim có ích. c) Sách vở là ......................................................................................... - 1 HS đọc yêu cầu - Cả lớp tự làm bài vào vở - Nhiều HS đọc bài làm - Cả lớp nhận xét, sửa sai Bài 2: Hãy đặt 5 câu theo mẫu Ai là gì? - Tiến hành tương tự BT1 C. Ôn luyện chính tả: Bài tập: Hãy tìm mỗi loại 10 tiếng và ghi vào cột thích hợp: Tiếng có phụ âm đầu được viết bằng g Tiếng có phụ âm đầu được viết bằng gh Tiếng có phụ âm đầu được viết bằng ng Tiếng có phụ âm đầu được viết bằng ngh ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... ............................... - HS tự làm bài vào vở - 3 HS lên bảng thi làm bài - Tổ chức nhận xét sửa sai - GV chốt về khả năng kết hợp của phụ âm / gờ/ và / ngờ/ với các nguyên âm. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học ****************************************************************** Thứ sáu ngày 23 tháng 10 năm 2009 Tiếng Việt Ôn tập giữa học kỳ I Bài 4 I. Mục đích, yêu cầu: A. Luyện đọc hiểu: - Đọc đúng các từ ngữ khó, ngắt nhịp đúng và thể hiện đúng giọng đọc. - Học thuộc lòng bài thơ - Hiểu nội dung bài thơ B. Luyện tập đặt câu theo mẫu Ai làm gì? C. Ôn luyện viết đoạn vănkể về ông em hoặc bà em. III. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ chép sẵn bài thơ Chiều thu nhớ Bác và 3 câu hỏi tìm hiểu bài ( Như phần A vở luyện Tiếng Việt) II. Các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài: Hướng dẫn làm bài tập: A. Luyện đọc hiểu: * Luyện đọc đúng bài thơ: - HS đọc nối tiếp 4 bài ( 2, 3 lượt) - GV nhắc nhở cách ngắt nhịp, giọng đọc - Tổ chức học thuộc lòng bài thơ * Tìm hiểu nội dung bài thơ: - 1 HS đọc 3 câu hỏi cuối bài - HS chuẩn bị cá nhân vào vở - Nhiều HS phát biểu ý kiến - GV chốt B. Luyện viết câu theo mẫu Ai làm gì? Bài 1: Tìm từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để các dòng sau trở thành câu theo mẫu Ai làm gì? a) Dưới sông, từng đoàn thuyền ........................................................................ b) Mùa xuân đến, ........................................................................ hót vang trời. c) Ngoài đồng, các bác nông dân đang ............................................................. - 1 HS đọc yêu cầu - Cả lớp tự làm bài vào vở - Nhiều HS đọc bài làm - Cả lớp nhận xét, sửa sai Bài 2: Hãy đặt 5 câu theo mẫu Ai làm gì? - Tiến hành tương tự BT1 C. Hãy viết một đoạn văn ngắn kể về ông em hoặc bà em. - HS tự làm bài vào vở - GV chấm, nhận xét chung Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học ****************************************************************** Ban giám hiệu ký duyệt

File đính kèm:

  • docgiao an 3 buoi 2 tuan 9.doc
Giáo án liên quan