Chuyên đề Khối 3 “Giúp học sinh lớp 3 viết đúng Chính tả”

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

 Ở bậc tiểu học môn Tiếng Việt có vai trò rất quan trọng, là môn học có quan hệ khăng khít với các môn học khác. Học sinh tiểu học muốn tiếp thu tri thức phải bằng con đường nghe - nói - đọc - viết.

Người giáo viên muốn đánh giá kết quả học tập của học sinh phải kiểm tra qua năng lực đọc, viết của các em. Chính vì vậy chính tả là một trong những phân môn cần quan tâm nhiều hơn. Nếu các em viết còn sai nhiều lỗi sẽ hạn chế đến các môn học khác.

 Xuất phát từ suy nghĩ trên và để đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện nay, chúng tôi tìm ra một số biện pháp“Giúp học sinh lớp 3 viết đúng chính tả”.

 

doc13 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 9908 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Khối 3 “Giúp học sinh lớp 3 viết đúng Chính tả”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc sinh tìm tiếng ghép với tiếng đã cho: – xét: xét xử, xem xét, xét đơn, xét việc, xét nhà, lục xét, khám xét, … – sét: sấm sét, tiếng sét, đất sét, rỉ sét. – xào: rau xào, xào xáo, … – sào: sào phơi áo, một sào đất, … – xinh: xinh đẹp, xinh tươi, xinh xẻo, xinh xắn, xinh xinh, … – sinh: ngày sinh, sinh sống, sinh sản, sinh dưỡng, sinh hoạt, … Sau đó cho các em hiểu nghĩa của từng từ đã ghép được. Ÿ Dạy bài: “Trên đường mòn Hồ Chí Minh” – (Tuần 20). Có bài tập sau: + Điền vào chỗ trống s hay x ? - sáng… uốt - xao… uyến - sóng… ánh Cho các em hiểu nghĩa của các từ và điền âm đầu cho đúng (sáng suốt, xao xuyến, sóng sánh). Sau mỗi dạng bài tập trên, tôi cho học sinh luyện phát âm lại các từ có tiếng, âm đã ghép (s/ x). Vừa rèn đọc vừa cho viết lên bảng con hoặc giấy nháp để ghi nhớ. Có thể cho học sinh tìm thêm một số từ mới khác ngoài các từ đã học trong giờ tự học ở nhà. c thắt nút hình con bướm * Biện pháp 3: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập có âm đầu tr/ ch: Ÿ Dạy bài: Về quê ngoại Trong bài có chữ: “trăng” học sinh viết là “chăng”: “tre” học sinh viết là “che” Giúp các em hiểu nghĩa của từ chăng, trăng Chăng 1:kéo lớn dài ra Chăng 2: sao,thế nào Trăng : vệ tinh xoay quanh quả đất Trăng: gông làm bằng hai tấm gỗ ghép lại với nhau có lỗi khoét lỗ để đút cổ tội nhân vào Trăng:Trăng hoa,trăng mật, trăng non,trăng trắng,trăng trói Tre: loại cây nhỏ cao,ruột rỗng có nhiều đốt Che: làm cho khuất, cho kín Tre : Tre gai, tre già’tre pheo,….. Che: che chở, che đậy,che mắt ,che phủ * Biện pháp 4: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập có âm đầu d/ r/gi: Ÿ Dạy bài:Tiếng ru + Bài tập 2a: Tìm từ chứa tiếng bắt đầu bằng d/r/gi - Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi Dán: gắn với nhau bằng một chất dính Rán: để thức ăn vào chảo vào soong có mỡ mà chiên Gián: loại côn trùng Gián; lấy lời phải trái mà khuyên can Gián: cách biệt, do thám, cãi lại, …. Gián: gián cách, gián điệp, gián thu,… *Biện pháp 5: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các bài tập có vần dễ nhầm lẫn: eo/ oeo; ui/ uôi; iêc/ iêt. Ÿ Dạy bài: “Nhớ lại buổi đầu đi học” – ( Tuần 6). + Bài tập: Điền vào chỗ trống eo hay oeo? - nhà ngh...`, đường ngoằn ng…, cười ngặt ngh…~, ng… đầu. Cho học sinh hiểu nghĩa của các từ trên giúp học sinh điền đúng (nhà nghèo, đường ngoằn ngoèo, cười ngặt nghẽo, ngoẹo đầu). - Giúp học sinh nhớ lại qui tắc chính tả đã được học ở lớp dưới. – ngh: được ghép với các âm nào? (e, ê, i) và không được ghép với các âm nào? ( a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư). Từ đó các em điền được (nhà nghèo, cười ngặt nghẽo). Nếu các em điền: nhà ngèo, cười ngặt nghoẽo (sai qui tắc chính tả). – ng: được ghép với các âm nào? (a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư) và không được ghép với các âm nào? (e, ê, i). Các em nắm được qui tắc và điền đúng (ngoằn ngoèo, ngoẹo đầu) chứ không thể điền: ngoằn ngèo, ngẹo đầu (sai qui tắc chính tả). - Có thể cho học sinh thi đua tìm thêm các từ: – Có vần eo: (lẻo khoẻo, tí tẹo, dẻo dai, nẻo đường… ) – Có vần oeo: khoèo chân, ngoéo tay, ngoắt ngoéo, ngoặt ngoẹo, … Ÿ Dạy bài: “Hũ bạc của người cha” – ( Tuần 15). + Bài tập: Điền vào chỗ trống ui hay uôi ? - m…~ dao, con m…~ - hạt m…', m…' bưởi - n…' lửa, n… nấng - t…, trẻ, t…, thân Qua bài tập cho học sinh phân biệt tiếng mũi/ muỗi, muối/ múi, núi/ nuối, nuôi/ nui, tuổi/ tủi. - Giúp học sinh hiểu nghĩa và điền đúng (mũi dao, con muỗi, hạt muối, múi bưởi; - núi lửa, nuôi nấng, tuổi trẻ, tủi thân). Cho học sinh tìm thêm từ mới khác với từ đã cho: – mũi: mũi thuyền, mũi súng, mũi kiếm, mũi tên, mũi đất, …; nghĩa khác: lỗ mũi, mũi dãi, mũi miệng, … – muỗi: muỗi mòng, xông muỗi, … – muối: sương muối, muối tiêu, vựa muối, … – múi: múi giờ, múi tỏi, … – núi: núi non, núi cao, … – nuối: nuối tiếc, tiếc nuối, … – nuôi: nuôi con, con nuôi, … – không có tiếng nui – tuổi: tuổi tác, tuổi đời, sống trăm tuổi, … – tủi: buồn tuỉ, tủi phận, tức tủi, … Ÿ Dạy bài: “Hai Bà Trưng” – ( Tuần 19) + Bài tập: Điền vào chỗ trống iêt hay iêc? - đi biền b… - thấy tiêng t…' - xanh biêng b…' Cho học sinh hiểu nghĩa từ và điền đúng (đi biền biệt, thấy tiêng tiếc, xanh biêng biếc) - Học sinh thi đua tìm các từ ngoài bài học: – biệt: biệt tích, biệt tăm, biệt dạng, biệt hiệu, … – tiếc: tiếc nuối, tiếc thương, … – biếc: xanh biếc, nước biếc, … Qua suốt quá trình dạy học chính tả ở HKI, bản thân tôi luôn cho học sinh làm quen với cách học tìm các từ có âm, vần dễ nhầm lẫn có liên quan đến bài viết, học sinh có thói quen tự tìm ra các từ mới để dần dần viết đúng chính tả hơn trong các bài tập chính tả . *Biện pháp 3: Giúp học sinh viết đúng chính tả thông qua trò chơi: Trò chơi là một hoạt động nhằm thu hút học sinh hứng thú học tập sau một giờ học căng thẳng. Vì vậy tôi thường tổ chức trò chơi cuối giờ học chính tả, thường có nội dung sát với chủ đề bài tập tránh sự nhàm chán cho các em. Ví dụ: Tự tìm tiếng, từ có âm đầu s/x. Thi tìm nhanh những tiếng, từ có âm đầu s/x hoặc các tiếng, từ có vần khó như uêch, uya, en/oen, oai/oay, … cho các đội chơi cùng trình độ thi tiếp sức, mỗi đội không quá 5 em, viết các từ có vần khó do giáo viên yêu cầu. Có thể cho các em đặt câu với từ vừa tìm được để hiểu nghĩa của từ. Ví dụ: Em bé nhoẻn miệng cười. Bác Tư cứ loay hoay bên chiếc máy tuốt lúa. Nhằm khắc sâu kiến thức đã học. - Thi tìm cặp từ có thanh hỏi, thanh ngã. Ví dụ: vui vẻ ‡ vẽ vời thi đỗ ‡ đổ rác mở cửa ‡ thịt mỡ bửa cau ‡ bữa cơm Đối với những học sinh có trình độ khá, giỏi, tôi cho các em thi tìm nhanh tiếng gồm 5, 6 hoặc 7 chữ cái: Ví dụ: 5 chữ cái: trong, ngoài, khuỷu, khuya, … 6 chữ cái: khuyên, truyện, chuyển, thưởng, trường, … 7 chữ cái: nghiêng. – Trò chơi: Điền Đ hoặc S vào ô trống Đáp án: a) say sưa d) xay xác a) Đ d) S b) ngẹn ngào e) nghon ngọt b) S e) S c) cũ khoai g) cũ kỹ c) S g Đ Qua trò chơi nhằm giúp các em khắc sâu được kiến thức đã học các từ. *Biện pháp 4: Giúp học sinh viết đúng chính tả qua các môn học khác: Rèn cho học sinh viết đúng chính tả không chỉ rèn trong giờ chính tả hay giờ tập đọc mà rèn cho các em ở các môn học khác như: giờ tập viết cũng cần rèn cho các em viết đúng chính tả, đúng mẫu chữ, đều nét, viết đúng mẫu chữ hoa. Các em chỉ rèn viết đẹp quên chú ý đến lỗi chính tả, do đó cũng còn rơi rớt một số em còn viết sai ở câu ứng dụng trong bài viết. Ví dụ: Viết câu ứng dụng: “ Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần”. Có em viết “dỡ hay” tôi cho sữa ngay “dở hay” và cho các em hiểu nghĩa từ để phân biệt từ đúng: dở hay ‡ dỡ (dỡ dang, dỡ chừng). – Đối với môn Luyện từ và câu: + Bài tập 3: Đặt câu theo mẫu “Ai là gì?” để nói về: - Bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len. (TV3 – T1 trang 33): Dẫn chứng HS viết: - Bạn Tuấn trong truyện Chiết áo len. Tôi sửa ngay: “chiết” thành “chiếc” và cho các em biết: chiếc là một cái trong một đôi. Còn chiết là chiết cành, chiết khấu. Điền như vậy nghĩa của câu sẽ khác đi. Đối với phân môn Tập làm văn cũng vậy, tôi luôn rèn cho các em đọc đúng, viết đúng, trả lời đúng sau những câu gợi ý hoặc tranh minh hoạ, đó cũng giúp cho các em nói đúng, viết đúng. Trong các bài văn viết về một đoạn văn ngắn từ 5 - 7 câu vẫn còn sai lỗi thông thường như thanh hỏi, thanh ngã, âm, vần … Ví dụ: “Kể lại buổi đầu em đi học” - (TV3 -T1 trang 52) Có em viết: Buổi xáng mai hôm ấy tôi được mẹ dẩn đi đến trường … Khi chấm bài tôi sửa ngay “xáng” thành “sáng”, “dẩn” thành “dẫn” và cho các em viết lại từ đó nhiều lần để khỏi nhầm lẫn. Đối với môn Đạo đức và môn Tự nhiên - xã hội, tôi cũng luôn sửa lỗi sai trong các lần làm bài tập và nhắc nhở các em chú ý. Ngoài giờ học ở lớp, tôi còn tổ chức cho các em học nhóm ở nhà (nhóm đôi, nhóm ba) chọn những em cạnh nhà: Em giỏi, khá dìu dắt em trung bình, yếu. Tôi luôn kiểm tra vở bài tập chính tả, chú ý đến học sinh yếu nhiều hơn, phát hiện lỗi sai cho các em viết lại nhiều lần ra giấy nháp. IV. KẾT QUẢ SAU KHI THỰC HIỆN: Qua một số biện pháp tôi đã áp dụng xuyên suốt trong quá trình dạy nhằm giúp các em phát âm rõ hơn, phân biệt âm vần dễ lẫn lộn, nắm được nghĩa của từ nhằm giáo dục các em tính cẩn thận hơn trong các môn học khác không những riêng phân môn Chính tả. Từ việc học trên học sinh có thể nắm vững những kiến thức đã thu nhận được. Nhờ kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy học mà học sinh ham thích hơn. Biết tự giác học tập, nắm được qui tắc chính tả nhằm khắc phục tính thụ động của học sinh trong giờ chính tả. Qua quá trình áp dụng những biện pháp này, tôi đã tổ chức khảo sát 33 HS trong lớp. Chất lượng học môn Chính tả tăng lên một cách rõ rệt. Thống kê môn Tiếng Việt của líp như sau: Tổng số học sinh trong tổ: 33 em THỜI ĐIỂM SỐ LƯỢNG GIỎI KHÁ TRUNG BÌNH YẾU SSL TTL % SSL TTL % SSL TL % SSL TTL% Khảo sát đầu năm 33 2 1 3,0 7 2 6.0 8 19 57,6 8 11 33,4 Giữa HK I 33 1 3,0 7 2 6.0 23 75,9 7 23,1 Cuối HK I 33 3 9,0 7 23,1 18 54,6 5 15,3 Giữa HK II 33 5 15,3 11 33,4 15 49,3 2 6,0 KẾT LUẬN Muốn giờ chính tả học sinh viết đúng, GV cần lưu ý một số vấn đề sau: * GV cần luyện giọng, phát âm chuẩn, rõ ràng (hạn chế đọc tiếng địa phương). * Áp dụng phương pháp dạy học tích cực: “lấy học sinh làm trung tâm”. * Nghiên cứu thiết kế kế hoạch bài dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học . * Tổ chức nhiều hình thức hoạt động nhằm gây hứng thú cho các em trong giờ học. * Cần chú ý rèn luyện thực hành cho học sinh qua các bài tập sát với chủ đề bài học. * Rèn cho các em viết đúng chính tả qua các môn học. Khuyến khích học sinh đọc trước đoạn văn, bài thơ ở nhà, tìm ra những từ có âm,vần dễ lẫn lộn trong bài chính tả. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm đúc kết trong thực tiễn giảng dạy của tôi đã áp dụng xuyên suốt HK I nhằm giúp học sinh lớp 3 học tốt môn Chính tả. Rất mong sự đóng góp chân thành của tất cả c¸c ®ång chÝ trong Hội đồng s­ ph¹m để bài viết của tôi được hoàn thiện hơn. Phóc T©n, ngày 10 tháng 04 năm 2011 Người thực hiện

File đính kèm:

  • docChuyen de lop 3.doc
Giáo án liên quan