I. Mục tiêu
- Thuộc bảng nhân, chia 2,3,4,5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị biểu thức có chứa hai dấu phép tinh nhân hoặc chia trong phạm vi đã học.
- Biết giải bài toán có một phép chia.
- Nhận biết 1 phần mấy của một số. BT : 1,2,3.
56 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2E Tuần 34, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5 ngày tháng 5 năm 201
Toán
TIẾT 174: LUYỆN TẬP CHUNG ( SGK - 181)
I. Mục tiêu
- Biết so sánh các số
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. Cộng trừ không nhớ tronng phạm vi 1000.
- Giải toán về ít hơn có liên quan đến đơn vị đo độ dài. BT : 2,3,4.
- Tính chu vi hình tam giác.
II. Hoạt động dạy – học
1. Giới thiệu bài :
2. Hướng dẫn luyện tập chung :
Bài 2 :
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3 :
- Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đặtt tính theo cột dọc và tính.
- Gọi học sinh lê bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 4 :
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Muốn biết tấm vải hoa dài bao nhiêu mét ta làm ntn ?
- Gọi học sinh lên bảng.
- Nhạn xét, chữa bài.
Bài 5 :
- Gọi học sinh nhắc lại cách đo độ dài đoạn thẳng cho trước.
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác.
- Gọi học sinh lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
3. Củng cố, dặn dò :
- Tổng kết năm học môn toán.
- Dặn dò học sinh tâm lý chuẩn bị thi tốt.
- Học sinh tự làm bài.
- Đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- Nhận xét.
- Học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh lên bảng, lớp làm
vbt.
- Nhận xét.
Đ / á :
Tấm vải hoa dài là :
40 - 16 = 24 ( m)
Đáp số : 24 m.
- Học sinh tự làm bài.
- Đổi chéo vở kiểm ta nhau.
ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC TIẾNG VIỆT
TIẾT 7.
I. Mục tiêu :
- Kiểm tra lấy điểm học thuộc lòng.
- Ôn luyện cách đáp lời an ủi.
- Ôn luyện kĩ năng kể chuyện theo tranh minh họa.
II. Các đồ dùng dạy học :
Phiếu ghi sẵn tên các bài kiểm tra tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài .
2. Kiểm tra học thuộc lòng.
3. Ôn luyện cách đáp lời an ủi:
Bài 2 :
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
Gv hướng dãn học sinh làm mẫu
phần a.
a. Con bị ngã đau. Bạn chạy đến đỡ con dậy, vừa xoa chỗ đau cho con vừa nói : “ Bạn đau lắm phải không ?”
- Gọi vài cặp học sinh lên đóng vai thể hiện.
- Nhận xét.
Bài 3 : Ôn luyện cách kể chuyện theo tranh.
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài.
Yêu cầu học sinh quan sát kĩ bức tranh và TLCH :
+ Bức tranh 1,2,3,4 nêu lên nội dung gì ?
KL :
5. Củng cố, dặn dò.
- Khi đáp lại lời au ủi của người khác
Chúng ta cần có thái độ ntn ?
Nhận xét tiết học.
Đ/á :
a.
-Cảm ơn bạn, chắc là luca nữa mình hết đau thôi.
- Cảm ơn bạn , mình hơi đau một chút./ …
b.
-
Cháu cảm ơn ông, lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn.
Cháu cảm ơn ông, cháu đánh vỡ ấm mà ông còn an ủi cháu./…
+ kể chuyện theo tranh rồi đặt tên cho
câu chuyện:
Cậu bé tốt bụng
Một bạn trai trên đường đi học. Đi phía trước là một bé gái mặc váy hồng xinh xắn.
Bỗng nhiên bé gái bị vấp ngã xóng xoài trên hè phố. Nhìn thấy vậy, bạn nam vội chạy đén nâng bé lên.
Ngã đau quá nên bé gái khóc hoài.
Bạn trai nhẹ nhàng phủi đát, cát trên người bé an ủi : “ Em ngoan, nín đi nào, chỉ lúc nũa là em hết đau thôi.”.
Hai anh em vui vẻ dắt nhau cùng đi dến trường.
ÔN TẬP CUỐI NĂM HỌC TIẾNG VIỆT
TIẾT 8.
I.Mục tiêu :
- KT tập đọc HTL mức độ như tiết 1.
- Ôn từ trái nghĩa.
- Ôn luyện cách dùng dấu câu trong đoạn văn.
- Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến năm câu nói về một em bé.
II. Đồ dùng dạy học :
Phiếu ghi sẵn nội dung các câu hỏi.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Giới thiệu bài.
2. Kiểm tra tập đọc.
3. LTVC : Tư trái nghĩa.
Bài 2 :
Gọi học sinh đọc đề bài.
Yêu cầu học sinh làm việc nhóm.
Yêu cầu các nhóm trình bày.
Cho đại diện các nhóm lên thi viết trên bảng.
Kl :
Bài 3 :
Gọi học sinh đọc đề bài.
Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Gọi học sinh đọc bài làm.
Nhận xét.
Bài 4 :
Gọi học sinh đọc đề bài.
Gợi ý :
+ Tên bé là gì ?
+ Hình dáng của em có gì nổi bật :
Đôi mắt : to tròn, đen láy, trông
thông minh, lanh lẹ,…
Khuôn mặt : bầu bầu, bầu bính đáng yêu, sáng sủa , xinh xắn,..
Mái tóc : vàng hoe, lơ thơ vài sợi
trông đáng yêu, hơi nâu,..
Dáng đi : chập chững, lon ton,..
+ Tính tình bé có gì đáng yêu ?
Ngoan ngoãn, biết vâng lời, hay cười, hay làm nũng.
Yêu cầu học sinh suy nghĩ làm bài.
Gọi học sinh đọc bài làm.
Nhận xét, cho điểm.
5. Củng cố, dặn dò.
Đại diện các nhóm trình bày :
Đen – trắng ; phải – trái
Sáng – tối ; tốt - xấu
Hiền - dữ ; ít - nhiều
Gầy - béo.
Đ/ á :
Bé Sơn rất xinh. Da bé trắng hồng, má phinh phính, môi đỏ, tóc hoe vàng. Khi bé cười, cái miệng răng không toét rộng, trông yêu ơi là yêu.
Viết đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu nói về một em bé.
Bài làm.
Em bé nhà chú em năm nay vừa tròn một tuổi. Em tên là Bin. Bin có khuôn mặt bầu bĩnh, nước da trắng hồng, mái tóc vàng hoe trông đáng yêu lắm.Hôm nào đi học về, em cũng chạy sang nhà chú chơi với Bin. Em yêu Bin lắm.
TỰ NHIÊN VÃ XÃ HỘI : TUẦN 35
ÔN TẬP TỰ NHIÊN
I.MỤC TIÊU
- Giúp hs hệ thống lại các kiến thức đã học về tự nhiên : Mặt trời – mặt trăng và các vì sao – các loài động vật, thực vật.
- Yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Tranh ảnh sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I.THỰC HÀNH
- Cho hs làm bài tập sau :
II.TRÒ CHƠI : DU HÀNH VŨ TRỤ
(củng cố hiểu biết về mặt trời, mặt trăng, các vì sao)
- Chia lớp thành 3 nhóm :
Nhóm 1 : Tìm hiểu về Mặt trời.
Nhóm 2 : Tìm hiểu về mặt trăng
Nhóm 3 : Tìm hiểu về các vì sao
- Cho cả lớp sáng tạo thi hùng biện nêu hiểu biết của em về Mặt trăng, mặt trời và các vì sao.
III. TỔNG KẾT CHƯƠNG .
IV.TỔNG KẾT MÔN HỌC.
Hãy hoàn thành bảng sau :
Tên cây cối và các con vật sống trên cạn
Tên cây cối và các con vật sống dưới nước
Tên cây cối và các con vật sống trên cạn, dưới nước
Tên cây cối và các con vật sống trên không
Ghi chú
2.
Thường nhìn thấy vào lúc nào trong ngày
Hình dạng
Mặt trời
Mặt trăng
Sao
HẾT
…................................................................................................................................
Thủ công
Tiết 35 : THI LÀM LÀM ĐỒ CHƠI
A/ Mục tiêu: (TCKT)
Ôn tập thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích.
Làm được sản phẩm thủ công đúng quy trình kỹ thuật.
GD h/s có tính kiên trì, khéo léo, yêu quí sản phẩm mình làm ra. Tổng kết môn.
B/ Đồ dùng dạy học:
- GV: Bài mẫu các loại hình đã học.
- HS : Giấy, kéo, hồ dán, bút màu.
C/ Phương pháp:
- Quan sát, làm mẫu, hỏi đáp, thực hành luyện tập.
D/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ :(1-2’)
- KT sự chuẩn bị của h/s.
- Nhận xét.
3. Bài mới: (30’)
a. Giới thiệu bài:
- Ghi đầu bài.
b. Thực hành:
- YC h/s thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích.
- YC thi làm theo tổ.
- YC các tổ làm đủ các loại đồ chơi đã được học.
c. Đánh giá sản phẩm:
- Thu sản phẩm.
- Nhận xét đánh giá sản phẩm.
- Tuyên dương những tổ có nhiều sản phẩm đẹp
4. Củng cố – dặn dò: (2’)
- Về nhà làm lại các đồ chơi đã được học.
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- Nhắc lại.
- Các thành viên trong tổ làm đồ chơi theo ý thích của mình. Tổ nào làm đ ợc nhiều đồ chơi đẹp tổ đó thắng cuộc.
- Các tổ trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét bình chọn.
TOÁN
TIẾT 175 : THI HỌC KÌ2
Yêu cầu :
Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau :
Đọc viết các số đến 1000.
Nhận biết giá trị của các chữ số theo vị trí của chữ số ấy của một số.
Cộng trừ, nhân, chia trong bảng.
Cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
Cộng trừ không nhớ trong phạm vi các số có ba chữ số.
Giải bài toán bằng một phep cộng, trừ hoặc nhân, hoặc chia có liên quan đến các đơn vị đo đã học.
Số liền trước, số liền sau.
Xem lịch, xem đồng hồ.
Vẽ hình tứ giác, tính chu vi hình tứ giác, tam giác.
HẾT
…................................................................................................................................
TIẾNG VIỆT
TIẾT 9.
I. Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Ôn tập về câu hỏi : Làm gì ? Để làm gì ?
II. Cách tiến hành :
Gv nêu yêu cầu của tiết học.
Yêu cầu học sinh đọc thầm yêu cầu bài.
Giở sgk đọc thầm, kĩ bài tập đọc rồi suy nghĩ TLCH làm vbt.
Chữa bài.
Thu chấm, nhận xét, rút kinh nghiệm chuẩn bị cho tiết KTHK2.
TIẾT 10
I. Mục tiêu :
- Luyện kĩ năng viết chính tả.
- Luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn về một loài cây mà em yêu thích.
II. Cách tiến hành :
1. Chuẩn bị cho học sinh viết chính tả.
2. Đọc cho học sinh viết chính tả.
- Chấm, chữa, nhận xét chung.
3. Yêu cầu học sinh viết đoạn văn ngắn như yêu cầu.
- Chấm, nhận xét.
Dặn dò học sinh ôn tập tốt để KTHK2.
HẾT
…..................................................................................................................................
THỂ DỤC : TIẾT 70
BÀI 70: TỔNG KẾT MÔN HỌC
I. Mục tiêu
- Tổng kết môn học.Yêu cầu hệ thống được những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học. Đánh giá kết quả học tập để phát huy và khắc phục trong năm học tiếp theo.
II. Địa điểm, phương tiện
-Địa điểm : Học trong lớp G kẻ bảng để hệ thống các nội dung học
- Phương tiện : chuẩn bị phấn bảng
III. Nội dung và phương pháp, lên lớp
Nội dung
Cách thức tổ chức các hoạt động
1. Phần mở đầu(5 phút)
- Nhận lớp
- Vỗ tay hát.
* Kiểm tra bài cũ
- Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
2. Phần cơ bản (24 phút)
- Hệ thống những kiến thức, kĩ năng.
- Về ĐHĐN
- Về TDRLTTCB
- Về bài thể dục phát triển chung
- Về trò chơi vận động
- Đánh giá kết quả học tập
- Tuyên dương
3. Phần kết thúc (6 phút )
- Củng cố
- Hát 1 bài
- Nhận xét
- Dặn dò
G phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
Quản ca bắt nhịp cho lớp hát một bài.
2 H lên đọc tên 7 động tác của bài thể dục
H + G nhận xét đánh giá.
Cán sự lớp điều khiển trò chơi
G + H hệ thống những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học trong năm.
G cho H kể lại từng phần G chốt lại nội dung đúng và ghi lại lên bảng theo 4 nội dung chính.
Kết hợp cho vài H lên tập minh họa.
G nhận xét sửa sai.
G nhận xét kết quả học tập của H.
Nêu tinh thần thái độcủa H so với yêu cầu của chương trình.
G tuyên dương một số H học tốt, một nhóm H tập tốt
- Nhắc nhở vài cá nhân học chưa tốt phải cố gắng hơn trong năm sau.
G + H củng cố nội dung bài.
Một nhóm lên thực hiện lại động tác vừa học.
Quản ca cho lớp hat 1 bài.
G nhận xét giờ học
G ra bài tập về nhà
HS về ôn bài thể dục trong cả hè.
Chơi trò chơi mà mình thích
HẾT NĂM HỌC
File đính kèm:
- TUAN 34.doc