A. MỤC TIÊU
- Biết đếm, đọc viết các số đến 100.
- Nhận biết được số có một, hai chữ số ; số lớn nhất, nhỏ nhất có 1,2 chữ số; số liền trước, liền sau của một số.BT : 1,2,3.
B.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Một bảng các ô vuông như bài 2 – sgk.
51 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2E Tuần 1 - 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đầu, ngoài sân, chim sâu, xâu cá, yên lặng.
Hs theo dõi sgk.
3 hs đứng tại chỗ đọc bài.
Nhận xét giọng đọc của bạn.
Chép từ bài : Làm việc thật là vui.
Bé làm bài, đi học, quét nhà,nhặt rau, chơi với em đỡ mẹ.
Làm việc bận rộn nhưng rất vui.
Từ khó : quét ( nhà )
r / d : (nhặt) rau / ( bận ) rộn
l / n : luôn luôn
3 Hs lên bảng viết.
Có 3 câu.
Câu thứ hai.
Hs đọc sgk.
Hs chơi cả lớp.
Đ/ á :
g
ga, go, gô, gơ, gu; gư, …
gh
ghi ( chép ) ; nghe ( nói, giảng,..) ; nghệ ( củ,…).
a
ă
â
o
ô
ơ
u
ư
i
e
ê
g
√
√
√
√
√
√
√
√
gh
√
√
√
G đi với : a, ă, â, o, ô, ơ ,u ,ư .
Gh đi với : i , e , ê.
Một nhóm có 5 bạn là Huệ, An, Lan, Bắc và Dũng.
Em hãy viết tên bạn ấy theo thứ tự bảng chữ cái ?
Đ /á :
An, Bắc , Dũng, Huệ, Lan.
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
BỘ XƯƠNG
A.MỤC TIÊU
- Nêu được tên và chỉ được các vị trí vùng xương chính của bộ xương : đầu-mặt-sườn-sống-tay-chân.
(* Biết tên các khớp xương của cơ thể. Biết được nếu bị gãy xương sẽ rất đau và đi lại khó khăn.)
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh sgk + VBT
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I) Kiểm tra bài cũ
? Chỉ và nói tên của các cơ quan vận động ?
? Chúng ta cần làm gì để cơ quan vận động khỏe mạnh, săn chắc ?
( Tránh ko ngã,ko gây thương tích,….chăm tập TD, ăn uống điều độ,…)
Kl, chốt nd bài cũ, cho điểm.
II) Bài mới
Giới thiệu bài – ghi tên bài.
? Hãy tự sờ, nắn các bộ phận trên cơ thể cho biết :
? Cơ thể chúng ta có những xương nào ?
+?Chỉ vị trí và nói tên vai trò của các bp xương đó ?
HĐ 1:
TÊN VÀ VỊ TRÍ CÁC VÙNG XƯƠNG CHÍNH CỦA BỘ XƯƠNG
Yêu cầu hs làm việc nhóm đôi :
? Quan sát hình bộ xương nêu tên xương và các khớp xương trong hình vẽ? Sau đó chỉ vị trí các xương và khớp xương đó trên cơ thể minh ?
KL: Cơ thể chúng ta có rất nhiều xương : xương đầu, bả vai, tay, chân,…xương khớp vai, khớp chân,…
Yêu cầu làm việc cả lớp :
+ Quan sát tranh vẽ Bộ xương + TLCH :
? Trong tranh vẽ có những xương nào ?
? Lên chỉ và nói tên xương và khớp xương có trong tranh ? chỉ liên hệ ngay trên cơ thể của em ?
? Theo em hình dạng và kích thước của các xương có giống nhau không ?
? Nêu vai trò của một số xương em biết ?
Chốt :
HĐ 2
GIỮ GÌN VÀ BẢO VỆ BỘ XƯƠNG
HS làm việc nhóm đôi theo y/c :
? Quan sát tranh 2,3,5 đọc và TLCHduowis mỗi tranh với bạn ?
HS làm việc cả lớp :
? Tại sao hàng ngày, ta phải đi, đứng, gồi, làm việc đúng tư thế ?
? Tại sao các em không nên sách, mang các vật nặng ?
? Muốn giữ gìn và bảo vệ bộ xương phát triển tốt ta cần làm gì ?
Chốt : Chúng ta cần có thói quen ngồi học, đi, đứng, không mang vác vật nặng không làm gì ảnh hưởng đến sự phát triển của xương.
III.CỦNG CỐ- DẶN DÒ
Liên hệ chỉnh đốn tư thế ngồi học, viết bài,..Luôn đi, dứng, làm việc đúng tư thế.
2 Hs lên bảng mang vở ghi – vbt.
HS nhận xét.
Xương : đầu-măt-sườn-sống-tay-chân,….
-…
Các nhóm đôi làm việc theo y/c.
Lớp cùng chỉ theo bạn.
*Cơ thể chúng ta có rất nhiều xương khoảng 200 chiếc à làm thành 1 khung nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan quan trọng như bộ não, tim, phổi,…
* Nhờ có xương và cơ phối hợp dưới sự điều khiển của hệ thần kinh thì cơ thể của chúng ta mới cử động được.
Từng nhóm đôi làm việc và trình bày ( 2 nhóm)
Ăn uống điều độ đúng , đủ chất
Năng vận động.
Tránh bị ngã, va đập gẫy xương,..
TẬP VIẾT
CHỮ HOA : Ă – Â
I.MỤC TIÊU
- Viết đúng các chữ ă, â và chữ ứng dụng 1 dòng cỡ chữ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ. Biết viết câu ứng dụng cụm từ : Ăn chậm nhai kĩ 3 lần.
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Mẫu chữ hoa ă, â đặt trong khung chữ.
- Chép sẵn cụm từ : Ăn chậm nhai kĩ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A. Kiểm tra bài cũ
Gọi 2 hs lên bảng viết chữ tiết trước.
G – h : nhận xét.
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài mới.
2. Hướng dẫn viết chữ ă, â :
3. Hướng dẫn hs quan sát và nhận xét chữ mẫu :
+ Chữ Ă, Â có điểm gì giống và khác chữ A ?
+ Các dấu phụ trông ntn ?
GV viết mẫu chữ A vùa viết vừa chỉ dẫn.
Cho hs viết bảng con : 2,3 lần.
G + h : nhận xét, chỉnh sửa lỗi.
Nhắc lại quy trình viết.
4.Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng :
Yêu cầu hs đọc cụm từ : Ăn chậm nhai kĩ.
Giải nghĩa cụm từ : Khuyên chúng ta ăn chậm, nhai kĩ dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng.
Yêu cầu hs quan sát nhận xét :
Những chữ cái nào viết với độ cao 2 li, 2,5 li, 1 li,2,5 li ?
Khoảng cách viết giữa các chữ ntn ?
Gv viết mẫu vừa viết vừa giảng quy trình viết.
Yêu cầu hs viết bảng con 2, 3 lần .
G + h : nhận xét, sửa lỗi. Nhắc lại quy trình viết.
Hs viết vào VBT.
GV nhắc : tư thế ngồi viết, tay cẩm bút, cách viết,…
Hs viết bài.
5.Chấm, chữa, nhận xét chung rút kinh nghiệm viết bài.
C.Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò hs về nhà hoàn thành bài viết.
Lớp viết bảng con.
Viết như chữ A nhưng có thêm dấu phụ.
Ă : là một nét cong dưới nằm giữa đỉnh chữ A.
 : gồm hai nét thẳng xiên nối nhau trông như một chiếc nón úp xuống chính giữa đỉnh chữ A ( gọi là dấu mũ).
2 hs viết trên bảng. Lớp viết bảng con.
Hs đọc và nhắc lại ý nghĩa cụm từ.
Hs quan sát nêu nhận xét.
Hs quan sát GV viết mẫu.
2 hs viết bảng. Lớp viết bảng con.
Hs nêu tư thế ngồi viết đúng, tây cầm bút,…
Hs đổi vở, KT nhau.
Thứ 6 ngày tháng 9 năm 201
Toán
Tiết 10 : LUYỆN TẬP CHUNG ( sgk – 11)
A.MỤC TIÊU
- Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị.Biết số hạng – tổng; số trừ , số bị trừ, hiệu.
- Thực hiện tính cộng, trừ ko nhớ các số có 2 c/s không nhớ trong phạm vi 100và giải toán bằng một phép tính trừ. BT : 1( viết 3 số đầu),2,3( làm 3 phép tính đầu),4.
B. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
- Chép sẵn nội dung bài tập 2.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
I. Kiểm ta bài cũ
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài theo y/c của gv.
- Nhận xét, cho điểm.
II. Bài luyện tập chung
Bài 1.Viết các số 25, 62, 99, 87, 39, 85 theo mẫu : ( Viết 3 số đầu)
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh nối tiếp đọc bài làm.
- Chốt :
+ Số có 2 c/s gồm những hàng nào ?
KL : Có thể viết số có 2 c/s về tổng các hàng chục và đ/v.
Bài 2. Viết số thích hợp vào o trống : F
- Gọi 2 học sinh làm bảng, nêu cách trừ miệng.
- Gọi học sinh lên chỉ học sinh lớp đọc nhận biết tên gọi các thành phần và KQ của PT.
Bài 3. Tính
- Cho học sinh tự làm bài.
- gọi 2 học sinh làm bảng.
- Nhận xét, chốt cách tính.
Bài 4.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết chị hái được b/n quả cam ta phải làm PT gì ?
- Gọi học sinh lên bảng, lớp làm vbt.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài tiếp theo.
- 2 học sinh lên bảng làm bài theo y/c của gv.
25 = 20 + 5
a.
Sốhạng
30
52
9
7
Số hạng
60
14
10
2
Tổng
b.
Số bị trừ
90
66
19
25
Số trừ
60
52
19
15
Hiệu
48 65 94
+ - -
30 11 42
- Học sinh đọc bài làm.
Tóm tắt
Chị và mẹ : 85 quả
Mẹ hái : 44 quả
Chị hái : … quả cam ?
Giải
Số cam chị hái được là :
85 - 44 = 41 ( quả cam)
Đáp số : 41 quả cam
TẬP LÀM VĂN
CHÀO HỎI – TỰ GIỚI THIỆU
I.MỤC TIÊU
- Dựa vào gợi ý và tranh vẽ, thực hiện đúng nghi thức chào - hỏi và tự giới thiệu về bản thân ( BT1,2).
- Biết viết một bản tự thuật ngắn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Tranh sgk.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
A.Kiểm ta bài cũ
Gọi 2 hs đọc bài 3 tiết TLV trước :
Viết lại nội dung mỗi tranh để tạo thành một câu chuyện.
G + h : nhận xét, cho điểm.
B.Bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn hs làm bài tập
Bài 1 ( M)
Gọi hs đọc yêu cầu bài.
GV hướng dẫn :
+ Hằng ngày, trước khi đi học, hay đi đâu đó ra khỏi nhà con có chào bố, mẹ, ông , bà,…Ko ?
Con hãy nói lời chào của mình cho cả lớp nghe nào ?
+ Khi đến trường, gặp thầy, cô giáo con chào ntn ? hãy nói lại lời chào của mình ?
+ Gặp bạn thì con chào ra sao ?
Khi chào, hỏi con cần thể hiện thái độ ntn để người được chào cảm thấy vui vẻ và yêu quý con hơn ?
Với người lớn tuổi con cần thể hiện thái độ ntn ?
Với bạn thì sao ?
Yêu cầu hs nối tiếp thực hiện từng yêu cầu.
G + h : lắng nghe, nhận xét.
+ Thảo luận : Chào ( kèm với lời nói, giọng nói, vẻ mặt ) ntn mới là người lịch sự, có văn hóa ?
Chốt bài 1
+ Với người biết nhau thì thế. Vậy trong trường hợp với những người mới gặp nhau lần đầu tiên thì sao ?..Cô cùng các con chuyển bài 2 nhé.
Bài 2 : (M)
Yêu cầu hs đọc thầm yêu cầu và quan sát tranh.
Bài yêu cầu gì ?
Tranh vẽ những ai ? Các bạn ấy đang làm gì
Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu ntn ?
Mít chào Bóng Nhựa, Bút Thép và tự giới thiệu ntn ?
Các bạn ấy có biết nhau không ?
Trong trường hợp với người chưa biết nhau khi chào nhau họ còn làm gì nữa ?
Ba bạn trong tranh là những người mới gặp nhau lần đầu nhưng khi gặp nhau họ chào và tự giới thiệu với thái độ ntn ?
Yêu cầu hs thực hànhtheo cặp đôi coi mình là những người mới gặp nhau lần đầu : chào hỏi và tự giới thiệu,..
GV chốt, chuyển ý.
Bài 3 (V)
Gọi hs đọc y/ c bài.
Viết bản tự thuật theo mẫu gồm mấy mục ? Là những mục nào ?
Gọi hs làm mẫu.
Yêu cầu hs làm vbt.
Gọi hs nối tiếp đọc bài làm.
Gv chốt : Cách viết một bản tự thuật.
C.Dặn dò :
- Dặn hs về nhà hoàn thành bài trong vbt. Chuẩn bị bài sau.
Nói lời của em : (M)
Chào bố, mẹ để đi học.
Chào thầy, cô khi đến trường.
Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
+ Em vui vẻ nói :
Con chào bố, mẹ con đi học ạ! / Xin phép mẹ, con đi học ạ ! / Mẹ ơi, con đi học đây mẹ ạ !/….
+ Em lễ phép, vui vẻ nói :
Em chào cô ạ ! / …
+ Em hồ hởi nói :
Chà cậu ! / Chào bạn ! / Chào Đạt !/….
Vui vẻ, hồ hởi, thân mật có thể kèm theo cử chỉ ( bắt tay, ôm hôn, giơ tay,…tùy mức độ tình cảm và mối quan hệ)
Vui vẻ, lễ độ.
Hồ hởi, thân mật.
…
Trong cuộc sống, khi gặp nhau, người ta cần chào nhau, lời chào giúp con người thêm hiểu nhau, quý mến nhau và gần gũi với nhau hơn.
… Lời chào cao hơn mâm cỗ. /
….Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau./…
Nhắc lại lời chào hỏi và tự giới thiệu.
Tranh vẽ Bóng Nhựa, Bút Thép và Mít. Ba bạn ấy đang bắt tay nhau, nét mặt rất vui vẻ.
Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép. Chúng tớ là hs lớp 2.
Chào hai cậu, tớ là Mít. Tớ ở thành phố Tí Hon.
…
Tự giới thiệu về bản thân.
Thái độ lịch sự, đàng hoàng, bắt tay thân mật như người lớn.
Đại diện vài nhóm trình bày.
Nhận xét.
File đính kèm:
- TUAN 1 - 2.docx