Giáo án Lớp 2B Tuần 30 chuẩn kiến thức kĩ năng

I . Mục tiêu

- Biết ki-lô-mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị ki-lô-mét.

- Biết được quan hệ giữa đơn vị ki-lô-mét với đơn vị mét. Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị ki-lô-mét.

- Có kĩ năng so sánh giữa các khoảng cách đo bằng km, m, dm, cm.

* Bài 1, 2, 3.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2B Tuần 30 chuẩn kiến thức kĩ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục tiêu - Biết cách làm tính cộng (không nhớ)các số trong phạm vi 1000 - Biết cộng nhẩm các số tròn trăm. - Vận dụng tốt vào thực tế cuộc sống. * Bài 1 (cột 1, 2, 3); Bài 2a; Bài 3. II . Đồ dùng dạy học -Các hình biểu diễn trăm, chục, đơn vị. III . Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1 . Kiểm tra bài cũ - Viết các số sau thành tổng các trăm, chục, đơn vị: 458; 502; 760 -GV nhận xét ghi điểm . 2 . Bài mới + Giới thiệu phép cộng - GV vừa nêu bài toán vừa gắn hình biểu diễn số như phần bài học trong SGK. + Bài toán có 326 hình vuông , thêm 253 hình vuông nữa . Có tất cả bao nhiêu hình vuông ? + Muốn biết có bao nhiêu hình vuông ta làm thế nào ? - Để biết được có bao nhiêu hình vuông ta gộp 326 hình vuông với 253 hình vuông lại để tìm tổng . - GV yêu cầu HS quan sát hình biểu diễn. + Tổng của 326 và 253 có mấy trăm , mấy chục , mấy đơn vị ? + Gộp 5 trăm , 7 chục và 9 hình vuông lại thì có tất cả bao nhiêu hình vuông ? + Vậy 326 cộng 253 bằng bao nhiêu ? 326 253 579 + 6 cộng 3 bằng 9 viết 9 2 cộng 5 bằng 7 viết 7 3 cộng 2 bằng 5 viết 5 *Chú ý:Để thực hiện phép cộng phải qua 2 bước : Bước 1 :Đặt tính ( viết cho thẳng hàng trăm với trăm, chục thẳng chục và đơn vị thẳng đơn vị) Bước 2 :Tính ( Cộng từ phải qua trái theo thứ tự đơn vị – chục – trăm ) * Luyện tập Bài 1 :Tính . - Yêu cầu HS làm bài bảng con và nêu cách tính . -GV nhận xét sửa sai . Bài 2 : Đặt tính rồi tính . - H làm vở. Gv chấm chữa bài -GV nhận xét sửa sai . Bài 3 : Tính nhẩm theo mẫu . a. 200 + 100 =300 -GV nhận xét sửa sai . 3 . Củng cố, dặn dò + Muốn cộng số có 3 chữ số ta làm thế nào ? - Về nhà học bài cũ , làm bài tập - Nhận xét tiết học. -3H lên bảng, lớp bảng con 458 = 400 + 50 +8 502= 500 + 2 760 = 700 + 60 - HS theo dõi và tìm hiểu bài toán. -HS phân tích bài toán . -Ta thực hiện phép cộng. - HS quan sát hình biểu diễn. -Có 5 trăm , 7 chục và 9 đơn vị. -Có tất cả là 579 hình vuông. -Bằng 579. - HS nhắc lại . 326 + 253 = 579 . - HS nhắc lại . - Cả lớp làm vào bảng con . - HS làm miệng . 500 +100 = 600 200 +200 = 400 300 +100 = 400 500 +300 = 800 600 +300 = 900 800 +100 = 900 - 2 HS nêu các bước thực hiện - HS nhận xét Chính tả ( N -V ) : CHÁU NHỚ BÁC HỒ I . Mục tiêu - Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát. - Làm được bài tập 2 a,b. - Rèn ý thức luyện chữ và kĩ năng nghe viết. II . Đồ dùng dạy học : -Bảng viết sẵn bài tập 2. III . Các hoạt động dạy - học : Hoạt động dạy Hoạt động học 1 . Kiểm tra bài cũ - 2H lên bảng, lớp viết bảng con.Viết các từ sau : chênh lêch, dấu vết . -GV nhận xét sửa sai . 2 . Bài mới * HD viết chính tả - GV đọc bài viết + Đoạn thơ nói lên tình cảm của ai với ai ? + Những chi tiết nào nói lên bạn nhỏ rất nhớ và kính yêu Bác Hồ ? + Bài thơ thuộc thể thơ nào ? Khi viết cần chú ý điều gì ? + Đoạn thơ có những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ? * Luyện viết : -Yêu cầu HS tìm và nêu từ khó . - GV chốt lại và ghi bảng : bâng khuâng, giở xem, chòm râu, vầng trán, ngẩn ngơ. -GV nhận xét sửa sai . - GV đọc bài lần 2 . - GV đọc bài . - GV đọc bài - Thu một số vở chấm . * HD làm bài tập Bài 2 :Điền vào chỗ trống : b. êt hay êch . -GV nhận xét sửa sai . 3 . Củng cố , dặn dò -Trả vở nhận xét sửa sai . -Về nhà sửa lỗi, làm bài tập 3 .Xem trước bài “Việt Nam có Bác” - HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con . - HS theo dõi. -Đoạn thơ nói lên tình cảm của bạn nhỏ miền Nam đối với Bác Hồ. -Đêm đêm bạn đem ảnh Bác ra ngắm, bạn hôn ảnh Bác mà ngỡ được Bác hôn. -Thể thơ lục bát.Khi viết dòng thứ nhất lùi vào 2 ô, dòng thứ hai viết cách lề 1 ô. -Đêm, Giở, Nhìn, Càng, Ôm ; chữ Bác viết hoa để tỏ lòng tôn kính với Bác Hồ. - HS tìm và nêu từ khó . - HS lên bảng viết cả lớp viết vào bảng con . - HS theo dõi. - HS chép bài vào vở . - HS soát lỗi. - HS nộp bài viết. - HS đọc yêu cầu . - Cả lớp làm vào vở , 1H chữa bài . - ngày tết, dấu vết, chênh lệch, dệt vải . - H thực hiện tốt yêu cầu. Tự nhiên - xã hội: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT I . Mục tiêu - Nêu được tên môt số cây, con vật sống trên cạn, dưới nước. - Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật. -HS yêu quý các loài cây , con vật và biết cách bảo vệ chúng. II . Đồ dùng dạy học -Tranh minh hoạ trong SGK. -Các tranh , ảnh về cây con do HS sưu tầm được. -Giấy , hồ dán , băng dính. III . Cac hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1 . Kiểm tra bài cu + Chỉ, nói tên và nêu ích lợi của một số con vật trong hình ? + Con vật nào sống ở nước ngọt , con vật nào sống ở nước mặn ? -GV nhận xét đánh giá . 2 . Bài mới * Hoạt động 1: Nhận biết cây cối và con vật trong tranh vẽ. Hoạt động nhóm . - GV phát phiếu học tập và phân chia nhóm : -N1,2 : Quan sát H 1 - 4 SGK trang 62 . Cho biết cây nào sống trên cạn cây nào sống dưới nước và cây nào vùa sống trên cạn vừa sống dưới nước . - N3,4 : Quan sát H 5 -11 SGK trang 62 . Cho biết con vật nào sống trên cạn con vật nào sống dưới nước và con vật nào vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước . Con vật nào bay lượn trên không - Gọi đại diên các nhóm báo cáo . * Kết luận : Cây cối và các con vật có thể sống ở mọi nơi : Trên cạn , dưới nước vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước . + Kể tên các hành động không nên làm để bảo vệ cây và các con vật . + Kể tên các hành động nên làm để bảo vệ cây và các con vật. * Hoạt động 2 : Sắp xếp tranh ảnh sưu tầm theo chủ đề. Bước 1 : Hoạt động nhóm. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ, thảo luận nhóm. -N1 :Trình bày tranh ảnh các cây cối và con vật sống trên cạn . -N2 : Trình bày tranh ảnh các cây cối và con vật sống dưới nước . -N3 : Trình bày tranh ảnh các cây cối và con vật vừa sống trên cạn vừa sống dưới nước . - GV nhận xét tuyên dương những nhóm sưu tầm được nhiều tranh ảnh . 3 . Củng cố , dặn dò + Những nơi nào mà cây cối sống được ? + Những nơi nào mà loài vật sống được ? -Về nhà thực hành bài học và sưu tầm, tranh trí các hình ảnh theo chủ đề . - Chuẩn bị bài học tiết sau “Mặt Trời”. - Nhận xét tiết học. - HS trả lời . - HS quan sát hình, thảo luận nhóm ghi phiếu học tập . -Sống trên cạn là cây phượng, cây lan, sống dưới nước là súng , vùa trên cạn vừa đưới nước là cây rau muống . - Các con vật sống trên cạn là sóc , sư tử .Cá sấu sống dưới nước . Rùa , ếch , rắn vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn . Con vẹt bay lượn trên không . -Không chặt cây cối, không đốt rừng làm nương , rẫy .Không săn bắt động vật dưới mọi hình thức . - Chăm sóc , bảo vệ tạo môi trường sống thuận lợi cho chúng . - Thảo luận nhóm và trình bày theo yêu cầu . - Đại diện các nhóm báo cáo . -2 HS trả lời . Tập làm văn : NGHE VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI I . Mục tiêu - Nghe kể và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện qua suối (BT1). - Viết được câu trả lời cho câu hỏi d ở BT1 (Bt2). -GDH đức tính sống vì người khác, luôn quan tâm đến người khác. II . Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học 1 . Kiểm tra bài cũ - 2H kể lại câu chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương” và trả lời câu hỏi sau . + Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ? + Cây hoa xin trời điều gì ? - Nhận xét ghi điểm 2 . Bài mới Bài 1:Nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi . - GV kể chuyện lần 1 - GV gọi HS đọc câu hỏi dưới bức tranh. - GV kể chuyện lần 2 : GV vừa kể vừa giới thiệu tranh. - GV kể chuyện lần 3 và đặt câu hỏi + Bác Hồ và các chiến sĩ cảnh vệ đi đâu ? + Có chuyện gì xảy ra với anh chiến sĩ ? + Khi biết hòn đá bị kênh , Bác bảo anh chiến sĩ làm gì ? + Câu chuyện “Qua suối” nói lên điều gì về Bác Hồ ? - GV yêu cầu HS thực hiện hỏi - đáp theo cặp. - GV nhận xét tuyên dương . - Gọi HS kể lại toàn bộ câu chuyện . Bài 2 :Viết câu trả lời cho câu hỏi d trong bài tập 1 . -GV nhận xét sửa sai . 3. Củng cố , dặn dò + Qua câu chuyện “Qua suối”em tự rút ra được bài học gì ? -Về nhà kể lại câu chuyện cho gia đình , người thân nghe. Nhận xét tiết học. - 2 HS kể truyện và trả lời câu hỏi . - HS đọc yêu cầu . - HS lắng nghe nội dung truyện -HS đọc . - HS quan sát và lắng nghe . - HS theo dõi và trả lời . - Bác Hồ và các chiến sĩ đi công tác. -Khi qua một con suối có những hòn đá bắc thành lối đi , một chiến sĩ bị sẩy chân ngã vì có một hòn đá bị kênh . - Bác bảo anh chiến sĩ kê lại hòn đá cho chắc để người khác qua suối không bị ngã nữa. -Bác Hồ rất quan tâm đến mọi người . - HS thực hiện hỏi -đáp: HS 1 đọc câu hỏi , HS 2 trả lời. 1 HS kể . - HS làm vào vở . -Phải biết quan tâm đến người khác. Cần quan tâm tới mọi người xung quanh… Thể dục : TÂNG CẦU – TRÒ CHƠI “TUNG BÓNG VÀO ĐÍCH” I . Mục tiêu : -Ôn tâng cầu . Yêu cầu nâng cao thành tích. -Ôn “Tung bóng vào đích” . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động. II . Địa điểm , phương tiện : -Trên sân trường . Vệ sinh an toàn nơi tập. -Còi , bóng và vật đích. III . Nội dung và phương pháp : Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp, phổ biến nội dung bài học : - Ôn tâng cầu . - Ôn “Tung bóng vào đích” . - GV tổ chức xoay các khớp cổ chân, đầu gối, hông, cổ tay, vai. - GV cho HS chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên : - GV cho HS đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu : - GV cho HS ôn lại các động tác vươn thở , tay , chân , toàn thân , nhảy của bài thể dục phát 2 . Phần cơ bản - On tâng cầu - Trò chơi “Tung bóng vào đích” + GV nhắc lại cách chơi. + Chia tổ và cho HS tự chơi theo tổ + GV tổ chức cho HS thi xem tổ nào ném trúng đích nhiều nhất . - Nhận xét – Tuyên dương. 3 . Phần kết thúc - GV tổ chức cho HS đi và hát. - GV tổ chức ôn động tác thả lỏng. - GV hệ thống bài học. - Về nhà ôn lại nội dung bài học. Cán sự tập hợp lớp . * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * 80 – 90 mét -HS thực hiện mỗi động tác 2 lần x 8 nhịp . -HS thực hành tâng cầu . - HS chơi trò chơi 8 - 10 phút . - Thực hiện 5 -6 lần .

File đính kèm:

  • docLOP 2 TUAN 30 CKTKN.doc
Giáo án liên quan