Giáo án Lớp 2A1 Tuần 5

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu biết đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Cô giáo khen ngợi bạn Mai là cô bé chăm ngoan, biết giúp đỡ bạn.

- Trả lời được các câu hỏi 2, 3, 4, 5.

- HS khá, giỏi trả lời được cauu hỏi 1.

 

doc26 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1243 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2A1 Tuần 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nói cho học sinh biết quá trình tiêu hoá thức ăn. - GV chốt lại: Cơ quan tiêu hoá gồm có: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và các tuyến tiêu hoá. - HS nhắc lại các bộ phận của cơ quan tiêu hoá. Hoạt động 3. Trò chơi: Ghép chữ vào hình. - Học chơi trò chơi - GV phát cho HS mỗi nhóm 1 bộ tranh về cơ quan tiêu hoá và phiếu ghi tên cơ quan TH - GV yêu câu HS ghép đúng tên với cơ quan TH 3. Tổng kết: GV cùng cả lớp nhận xét. Chiều Thứ sáu ngày 1 tháng 10 năm 2010 Toán Luyện tập I. Yêu cầu cần đạt: - Biết giải và trình bày bài giải bài toán về nhiều hơn trong các tình huống khác nhau - Bài tập cần làm: Bài 1, 2, 4. - HS khá, giỏi hoàn thành tất cả các bài tập. II. Đồ dùng : III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi hai học sinh lên bảng làm bài tập số 2,3 - Học sinh lên bảng làm. - GV nhận xét ghi điểm. 2.Bài mới: Bài tập 1: Gọi học simh đọc yêu cầu bài. GV nêu bài toán: Có một cốc đựng 6 bút chì và một hộp bút ( trong đó chưa biết có bao nhiêu bút chì). Biết trong hộp nhiều hơn trong cốc 2 bút chì. - GV yêu cầu HS tìm số bút chì trong hộp. - GV yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán. - HS tóm tắt và làm bài vào vở - GV cùng cả lớp chốt lời giải đúng. Bài giải Trong hộp có số bút chì là: 6 + 2 = 8 ( bút) Đáp số: 8 bút Bài tập 2, 3: Gọi HS đọc yêu cầu bài - Giáo viên yêu cầu học sinh tự tóm tắt và giải bài toán. - HS tự tóm tắt và giải bài toán đó. - Gv cùng cả lớp chốt lời giải đúng. Bài giải Bài giải Bình có số bưu ảnh là: Số người đội 2 có là: 11 + 3 =14 (bưu ảnh) 15 + 2 = 17( người) Đáp số: 8 bút Đáp số: 17người - Yêu cầu hai học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở. Bài tập 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - GV yêu cầu HS tóm tắt và giải bài toán đó. - GV cùng cả lớp chữa bài. Lời giải đúng Bài giải Đoạn thẳng CD dài là: 10 + 2 = 12( cm ) Đáp số: 12 cm b) GV yêu cầu học sinh vẽ đoạn thẳng CD vào vở. 3. Tổng kết: Giáo viên nhận xét lớp học Luyện tiếng việt: Tên riêng – câu kiểu Ai là gì? I. Yêu cầu cần đạt: - Luyện phân biệt các sự vật nói chung với tên riêng của từng sự vật. - Luyện thực hành cách viết hoa. - Luyên đặt câu theo mô hình câu Ai ?- là gì ? để giới thiệu về một sự vật. II. HĐ dạy học: HĐ1: Ôn kiến thức bài học ? Tên riêng của một người, một tỉnh, một thành phố, một con sông, một ngọn núi ta phải viết như thế nào? ( Phải viết hoa). HĐ2: Luyện tập Bài 1: Hãy viết tên của một vật hoặc một người theo mỗi yêu cầu sau: - Tên của em ( ghi đầy đủ họ và tên):....................................................... - Tên của cô giáo em( ghi đủ cả họ và tên): .............................................. - Tên một dòng sông hoặc một ngọn núi ở vùng quê em: ................................................................................................................... Bài 2: Điền tiếp ý của em vào chỗ trống để mỗi dòng sau thành câu: a. Bạn thân của em là................................................................................. b. ...........................................................................là giáo viên. c. Đồ chơi em thích là................................................................................ d. Món ăn em thích là................................................................................ Bài 3: viết một câu theo mẫu Ai ( cái gì, con gì)- là gì ? a. Giới thiệu nghề nghiệp của bố hoặc nghề nghiệp của mẹ em: .................................................................................................................... b. Giới thiệu người em yêu quý nhất trong gia đình: .................................................................................................................... c. giới thiệu quyển sách (hoặc truyện) em thích: .................................................................................................................... HĐ 3: chữa bài - Học lần lượt hcữa các bài trên. - GV chốt lại cách làm đúng. III. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét tiết học. Hoạt động tập thể : Sinh hoạt lớp. I. Yêu cầu cần đạt: - Nhận xét, đánh giá nhữnh ưu điểm và những tồn tại trong tuần - Triển khai kế hoạch tuần 6 II- Hoạt động dạy học: HĐ1: GV đánh giá nề nếp SH và học tập của lớp trong tuần 5. 1, Về thực hiện nề nếp - Tất cả đều đi học đúng giờ. - Về đồng phục, vệ sinh cá nhân có tiến bộ hơn, chỉ 1 vài bạn vẫn chưa sạch sẽ lắm - Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc hơn - Nề nếp bán trú: Một số em trong giờ ăn, ngủ vẫn còn phải nhắc nhở 2, Về việc thực hiện nề nếp học tập - Một số em còn lười ôn bài, bảng cộng chưa thuộc: Thắm, Nguyễn Nam, Dũng - Nhiều em chữ viết chưa tiến bộ: Thạch, Linh Vân, Nhất . Riêng Vũ, Tâm có tiến bộ về chữ viết - Ngồi trong lớp còn nói chuyện riêng: Thanh Lam, Trung. - Bài thi chữ viết nhiều em còn viết sai lỗi chính tả, chữ chưa đẹp HĐ2: Kế hoạch tuần 6. - Tiếp tục duy trì tôt các nề nếp, cụ thể: + Không được quên mũ ca lô. + Sinh hoạt 15 phút nghiêm túc. + Xếp hàng ra vào lớp. + Đồng phục đúng quy định. - Thi đu học tập tốt dành nhiều điểm cao. - Tập các bài hát, múa đội quy định. 1 Chiều Đạo đức Gọn gàng ngăn nắp( Tiết 1) I. Mục tiêu: 1, HS hiểu : - ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp. Biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp - Học sinh giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi. - HS biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp. II . Đồ dùng dạy học: Tranh tình huống , đồ hoá trang, phiếu học tập. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: HS nhắc lại ghi nhớ của bài học hôm trước. B. Bài mới: Hoạt động 1: Hoạt cảnh đồ dùng để ở đâu? Mục tiêu: Giúp HS nhận thấy lợi ích của việc sống gọn gàng ngăn nắp. + Cách tiến hành. - GV chia lớp thành các nhóm và giao kịch bản cho các nhóm chuẩn bị. - HS thảo luận nhóm và chuẩn bị kịch bản - GV yêu cầu HS 1 nhóm trình bày hoạt cảnh.. - GV cùng cả lớp nhận xét xem hoạt cảnh: - Vì sao bạn Dương lại không tìm thấy cặp và sách vở?... GV kết luận: Tính bừa bãi của bạn Dương khiến nhà cửa lộn xộn, làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở. - Cho HS nhắc lại kết luận Hoạt động 2: Thảo luận nhận xét nội dung tranh. Mục tiêu: HS biết việc gọn gàng ngăn nắp và chư gọn gàng ngăn nắp. + Cách tiến hành: - GV chia nhóm HS và phát phiếu giao việc. - Gv yêu cầu HS thảo luận nhóm theo các tranh. - Gv mời các nhóm lên trình bày kết quả. GV kết luận: Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh1,3 là gọn gàng ngăn nắp. - Nơi học và sinh hoạt của các bạn trong tranh2,4 là chưa gọn gàng ngăn nắp. ? Nên sắp xếp đồ dùng sách vở như thế nào là gọn gàng ngăn nắp. Hoạt động3: Bày tỏ ý kiến. Mục tiêu: Giúp học sinh biết đề nghị, biết bày tỏ ý kiến của mình. - GV nêu tình huống yêu cầu học sinh thảo luận - GV mời một số em lên trình bày ý kiến. GV kết luận: Nga nên bày tỏ ý kiến, yêu cầu mọi người trong gia đình để đồ dùng đúng nơi quy định Luyện đọc: Bài: Chiếc bút mực I. Mục tiêu: - HS luyện đọc bài: Chiếc bút mực. - Biết đọc phân biệt lời nhân vật. chiều: Luyện Tiếng Việt Luyện tập làm văn: Cảm ơn – Xin lỗi I. Mục tiêu: Rèn cho học sinh kĩ năng nói lời cảm ơn và xin lỗi người khác. HS nói được lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống II. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Cho học sinh nói lời cảm ơn dựa theo bài học buổi sáng trong các tình huống sau Khi cô giáo giảng thêm cho em bài toán em chưa hiểu Khi em ngã một chị lại đỡ em dậy Em đi học quên bút, bạn cho em mượn Hoạt động 2: Nói lời xin lỗi theo nhóm các tình huống sau( nói theo nhóm đôi- 1 em nêu tình huống, em kia nói lời xin lỗi và ngược lại) - Em lỡ tay làm đổ lọ mực của bạn - Em mải chơi quên làm việc ông nhờ - Em đùa nghịch, làm vỡ kính cửa sổ nhà hàng xóm Các nhóm lên trình bày. Hoạt động 3: HS dựa vào tranh ở BT3 ở SGK để viết lại 3,4 câu trong đó có lời cảm ơn hoặc xin lỗi vào vở Hoạt động 4: Nhận xét, dặn dò Đạo đức Gọn gàng ngăn nắp( Tiết 1) I. Mục tiêu: 1, HS nắm được : - ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp. Biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp - Học sinh có ý thức giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi trong cuộc sống hàng ngày - HS biết yêu mến những người sống gọn gàng ngăn nắp. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động 1:Thảo luận nhóm GV chia lớp thành các nhóm và giao phiếu học tập H: Tại sao cần phải ngăn nắp, gọn gàng? H: Nếu không ngăn nắp, gọn gàng thì sẽ gây ra hậu quả gì? H: Hằng ngày em thường sắp xếp sách vở, đồ dùng như thế nào? HS thảo luận nhóm và trình bày GV cùng cả lớp nhận xét và bổ sung GV kết luận: Tính bừa bãi làm cho nhà cửa lộn xộn, làm mất nhiều thời gian tìm kiếm sách vở cũng như các đồ dùng khác Cho HS nhắc lại kết luận Hoạt động 2: Xử lí tình huống. GV nêu các tình huống cho HS thảo luận theo nhóm. Mỗi nhóm 1 tình huống TH1: Em đang thu xếp đồ dùng học tập thì bạn đến rủ đi chơi, lúc đó em sẽ làm thế nào? TH2: Ngọc được giao nhiệm vụ thu xếp gọn gàng chăn chiếu sau giờ nghỉ trưa ở lớp. Nhưng ngủ dậy Ngọc lại chạy ngay ra sân chơi. Là bạn của Ngọc em sẽ làm gì? TH3: ở lớp Tuấn ngồi cùng bàn với Nga. Ngày nào Tuấn cũng để nhờ đồ dùng, sách vở sang bàn của Nga. Nếu là em, em sẽ làm gì? Gv mời các nhóm lên trình bày kết quả. GV kết luận: Nơi học và sinh hoạt của mình cũng các bạn là gọn gàng ngăn nắp. Hoạt động3: HS thực hành Cho HS sắp xếp chiếu, gối ô bàn của mình cho gọn gàng GV nhận xét dặn dò Hoạt động ngoài giờ Hoạt động làm sạch trường , lớp I- Mục tiêu: Giúp HS thấy được làm sạch trường lớp là điều cần thiết HS có ý thức làm và giữ vệ sinh trường lớp sạch sẽ II- Hoạt động dạy học: HĐ1: Giao nhiệm vụ GV phổ biến ND giờ học : Làm vệ sinh lớp học Phân công việc làm cụ thể: Tổ 1: Lau chùi các cửa và trần nhà Tổ 2: Lau chùi bàn ghế Tổ 3: Lau chùi nền nhà GV quán triệt trong lúc làm việc phải giữ trật tự, an toàn GV cho HS biết sẽ chấm diểm thi đua các tổ về kết quả cũng như nề nếp an toàn HĐ2: Các tổ làm việc dưới sự điều hành của tổ trưởng, GV điều hành chung HĐ3: Tổng kết GV kiểm tra kết quả của từng tổ Nhận xét, tuyên dương

File đính kèm:

  • docGAL2T5.doc
Giáo án liên quan