Giáo án Lớp 2A Tuần thứ 5

I.Mục đích yêu cầu:

- HS nắm được cách viết chữ D và câu ứng dụng .

- Viết đúng chữ mẫu, đúng cỡ chữ vừa và nhỏ.Viết đúng cụm từ ứng dụng “ Dân giàu nước mạnh”. viết đều nét, nối nét đúng quy định.

- GD học sinh ý thức luyện chữ.

II.Đồ dùng dạy học:

- GV : mẫu chữ D trong khung chữ, bảng phụ chép từ ứng dụng.

- HS : Vở tập viết, bảng con.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1119 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2A Tuần thứ 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 HS lên bảng, lớp luyện viết các chữ dễ lẫn. - HS thực hành viết bài. - HS nêu yêu cầu của bài tập . - 2 em lên bảng làm bài. - Lớp thực hành làm bài trong SGK. - Nối tiếp nêu ý kiến. tuần 5 Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2007 toán * Đặt tính, tính dạng 38 + 25; nhận biết hình đã học I. Mục tiêu: - Củng cố cách cộng dạng toán 38 + 25 . Nhận biết các hình đã học. - Đặt tính và cộng chính xác các phép tính ; đọc đúng các hình đã học. - Tự giác ôn tập. II.Đồ dùng dạy học: Bảng con, vở ghi. III.Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy đọc bảng cộng 8 ? 2 . Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1: luyện miệng. Tính nhanh theo mẫu: 8 + 2 + 5 = 10 + 5 = 15 2 + 8 + 7 9 + 5 + 1 4 + 7 + 6 7 + 8 + 3 * Bài 2: Luyện bảng con. ? Hãy tìm ví dụ về phép cộng số có 2 chữ số với số có 2 chữ số ( đặt tính rồi tính) ? - GV nhận xét bổ sung. * Bài 3: luyện miệng. Hình vẽ bên có mấy hình chữ nhật, là những hình nào ? A P B O D Q C - GV nhận xét bổ sung. 3.Củng cố dặn dò: ? Háy lấy ví dụ về phép cộng số có 2 chữ số với số có 2 chữ số? - Nhận xét giờ học. - C/dặn HS về xem lại các BT của tiết học. - 2 đến 3 em lên bảng. - HS tiếp nối nêu ý kiến. - Nhận xét bổ sung. - 2 HS lên bảng, lớp luyện bảng con. - HS nối tiếp nêu ý kiến. - 2 đến 3 HS nêu ý kiến. Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2007 tiếng việt*( tlv) Tự giới thiệu. Câu và bài I.Mục đích yêu cầu: - HS nắm được cách gới thiệu về bản thân, giới thiệu về bạn. - Giới thiệu về bản thân , về bạn đủ yêu cầu ; nghe và nhận xét được cách giới thiệu của bạn. Liên kết được các câu thành bài. - GD học sinh quan tâm đến hoàn cảnh của nhau. I.Đồ dùng dạy học: Vở Tiếng Việt(ôn). III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy giới thiệu về bản thân em? ? Nói về bản thân một bạn mà em thân nhất? 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) HD học sinh ôn tập: * Bài 1: Tự giới thiệu. - HD học sinh luyện nói theo cặp. - NHận xét bổ sung. * Bài 2: Giới thiệu về bạn. ? Qua nghe bạn tự thuật, em hãy tự giới thiệu về bạn của em? * Bài 3: Câu và bài. - Nhận xét bổ sung. 3. Củng cố dặn dò: ? Để ngưồi khác nghe và hiểu được ý mình, em phải diễn đạt như thế nào? - GV nhận xét giờ học. - Căn dặn HS về nhà tự thuật cho thành thạo. Luyện nói thành câu. - Xem lại các bài tập của tiết học. - 2 đến HS nói lời giới thiệu. - Dựa vào bài tập 1 (12).1 em nói phần nêu, 1 em trả lời. - Thực hành hết bài tự đổi ngôi cho nhau. - 1 em tự thuật. - Tiếp nối kể về bạn . - Nhận xét bổ sung. - HS nêu yêu cầu của bài 3 (12). - Tiếp nối nhau nêu nội dung từng tranh. - Kết hợp các đoạn thành bài. - Luyện kể lại nội dung tranh nhiều lần, với lời kể sáng tạo, chi tiết hơn ( có thể kể 1 tranh với 2 hay nhiều câu). - Nói thành câu , thành bài. tiếng việt *( tập đọc) Cái trống trường em I. Mục đích yêu cầu: - HS nắm được nghĩa của một số từ mới phần chú giải. Hiểu được nội dung của bài tập đọc. - Đọc đúng các từ có âm/ vần khó đọc; nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. HTL bài thơ. - GD học sinh yêu quý trường lớp.. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ chép một số dòng thơ để hướng dẫn HS đọc nghỉ hơi. III.Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Mục lục sách dùng để làm gì ? 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: b) Luyện đọc. - GV đọc mẫu toàn bài. ? Tìm các từ có âm , vần đọc dễ lẫn ở trong bài? - HD học sinh đọc nghỉ hơi. Tùng !// Tùng !// Tùng !// Tùng!// ? Nêu các từ chú giải có trong bài? c) Tìm hiểu bài: ? Bạn HS xưng với trống là gì ? Bạn đã trò chuyện như thế nào với trống ? ? Tìm những từ ngữ tả hoạt động, tình cảm của cái trống ? ? Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn HS đối với ngôi trường ? - GV nhận xét bổ sung. d) HTL bài thơ: - Kiểm tra cho điểm. 3. Củng cố dặn dò: ? Bài thơ muốn nhắc nhở các em điều gì ? - GV nhận xét giờ học. - Căn dặn HS về nhà luyện đọc bài nhiều lần. Tập làm thơ. - 2 em đọc bài “ Mục lục sách”. - 4 HS mỗi em đọc 1 khổ thơ. - HS tìm từ và luyện đọc. - HS đọc nối tiếp câu, đoạn. - HS nối tiếp nêu nghĩa của từ chú giải. - HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi. - HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. - Nhận xét bổ sung. - 2 đến 3 HS nêu ý kiến. sinh hoạt Kiểm điểm nề nếp học tập I. Mục đích yêu cầu: - HS nắm được ưu và khuyết điểm của nề nếp học tập và các nề nếp hoạt động khác. - Mạnh dạn trong phê và tự phê bình. - GD học sinh ý thức thi đua trong học tập và rèn luyện. II. Nội dung: 1. Lớp trưởng và các cán sự nhận xét ưu khuyết. 2. GV nhận xét đánh giá chung: Ưu điểm: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... b) Tồn tại: .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... c) Đánh giá thi đua: Nhất : ................................ Nhì : ............................... Thứ ba : ................................ 3. Phương hướng tuần tới: - Thi đua học tập và rèn luyện tốt. - Thực hiện tốt các hoạt động sao đội. Nhận xét của tổ trưởng : .................................................................... ..................................................................... ..................................................................... ..................................................................... Nguyễn Thị Hằng Thủ công Gấp tên lửa ( Tiếp ) I.Mục tiêu: - Củng cố cho HS cách gấp tên lửa. - HS gấp được tên lửa đúng quy trình. - GD học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình. II. Đồ dùng dạy học: - Mẫu tên lửa được gấp bằng giấy màu tương đương khổ giấy A4 . - Quy trình gấp tên lửa có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp. - Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy nháp tương đương khổ giấy A4. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: ? Hãy nêu các thao tác gấp tên lửa đã học ở tiết 1 ? 2. HS thực hành gấp tên lửa: - GV tổ chức cho HS thực hành gấp tên lửa. Theo dõi uốn nắn giúp những em chậm hoàn thành được sản phẩm theo đúng quy trình. - Gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương , khích lệ HS. - Đánh giá sản phẩm của HS. - Cuối giờ GV tổ chức cho HS thi phóng tên lửa, yêu cầu lớp giữ trật tự , vệ sinh và an toàn khi phóng tên lửa. - Nhắc HS thu lượm giấy vụn để giữ vệ sinh lớp học. 3. Củng cố dặn dò: ? Hãy nhắc lại quy trình gấp tên lửa ? - GV nhận xét tinh thần, thái độ , kết quả học tập của HS. - Căn dặn HS về nhà thực hành gấp tên lửa cho đẹp và phóng tên lửa đúng cách. - Giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu để học bài “ Gấp máy bay phản lực”. - 2 đến 3 HS nêu cách gấp. - Nhận xét bổ sung. - Một em nhắc lại cách gấp tên lửa( đã học ở tiết 1). . Bước 1: Gấp tạo mĩu và thân tên lửa. . Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng. - Vài em nhận xét bổ sung. - Lớp thực hành gấp tên lửa theo quy trình. - HS đánh giá lẫn nhau. - 2 đén 3 HS nhắc lại quy trình gấp tên lửa. An toàn giao thông Bài 4: Đi bộ và qua đường an toàn I. Mục tiêu: - Ôn lại kiến thức đi bộ và qua đường đã học ở lớp 1.Biết cách đi bộ qua đường ở các tình huống khác nhau. - Biết quan sát phía trước khi qua đường. Biết chọn nơi an toàn qua đường. - Có thói quen quan sát trên đường đi, chú ý khi qua đường. II. Chuẩn bị: Các tranh ( Sách HS ); Phiếu học tập ghi các tình huống ở bài tập 3. III. các hoạt động dạy học: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 2: Quan sát tranh. a. Mục tiêu: Giúp HS nhận biết được hành vi đúng/ sai để đảm bảo an toàn khi đi bộ trên đường. b. Cách tiến hành. - GV chia lớp thành 5 nhóm, các nhóm quan sát tranh trong SGK , thảo luận nhận xét các hành vi đúng/ sai trong mỗi bức tranh. - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến và giải thiách lí do tại saop nhóm mình lại nhận xét như vậy. ? Những hành vi nào, của ai là đúng ? ? Những hành vi nào, của ai là sai ? c. Kết luận: Khi đi bộ trên đường, các em cần phải đi trên vỉa hè , nơi không có vỉa hè thì phải đi sát nề đường. Phải đi đúng đường dành riêng cho người đi bộ( vạch đi bộ qua đường). ở ngã tư, ngã năm ... muốn qua đường phải đi theo tín hiệu đèn hay chỉ dẫn của cảnh sát giao thông. 3. Hoạt động 3: Thực hành theo nhóm. a. Mục tiêu: Giúp HS có kĩ năng thực hiện những hành vi đúng khi đi bộ trên đường. b. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành 4 nhóm. Phát phiếu cho các nhóm thảo luận: * N1: Nhà em và nhà bạn ở trong ngõ hẹp, em và bạn sẽ đi bộ trên đường thế nào để đến trường một cách an toàn ? * N2: Em đi chợ cùng mẹ, trên đường đi có nhiều vật cản trên vỉa hè, em và mẹ cần đi thế nào để đảm bảo an toàn ? * N3: Em và chị đi học về , nơi không có đèn hiệu, trên đường đi có nhiều xe cộ, em và chị phải qua đường thế nào ? * N4: Em muốn qua đường nhưng quãng đường ấy có rất nhiều xe cộ qua lại, em phải làm gì để qua đường được an toàn ? - Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. c. Kết luận: - Khi đi bộ trên đường, em cần quan sát đường đi, không mải nhìn quầy hàng hoặc vật lạ trên đường, chỉ qua đường ở những nơi có điều kiện an toàn( có vạch đi bộ qua đường). - Cần quan sát kĩ xe đi lại khi qua đường, nếu thấy khó khăn cần nhờ người lớn giúp đỡ. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Luôn nhớ và chấp hành đúng những quy định khi đi bộ và qua đường.

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2 TUAN 5(3).doc
Giáo án liên quan