Giáo án lớp 2 Tuần 7- Năm học 2009-2010

A. Mục tiêu: HS hiểu:

- Trẻ em có bổn phận tham gia những việc phù hợp với khả năng.

- Chăm làm việc nhà là thể hiện của tình thương yêu của em đối với ông bà, cha mẹ.

- HS tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp. Có thái độ không đồng tình với những hành vi chưa chăm làm việc nhà.

B. Đồ dùng dạy – học:

- GV: Phiếu bài tập, tranh bài tập 1.

- HS: Thẻ màu.

 

doc24 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 7- Năm học 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................................... ........................................................................................................................................ _________________________________ THỂ DỤC Tiết 14 Động tác Nhảy. Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”. SGV/54 Thời gian dự kiến: 35 phút. A. Mục tiêu: - Ôn 6 động tác thể dục phát triển chung đã học. Yêu cầu thực hiện chính xác hơn giờ trước và thuộc thứ tự. - Học động tác Nhảy. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng. - Học trò chơi “Bịt mắt bắt dê”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi. B. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường sạch sẽ, 1 còi, 2 khăn để bịt mắt. C. Các hoạt động dạy – học: Nội dung Định lượng PP tổ chức 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp. * Ôn 6 động tác thể dục phát triển chung đã học. * Trò chơi (do GV chọn). 2. Phần cơ bản: - Động tác toàn thân: GV nêu động tác, làm mẫu, giải thích động tác và học sinh tập theo. * Ôn 3 động tác: Bụng, toàn thân và nhảy. GV hô nhịp, làm mẫu. - Trò chơi: “Bịt mắt bắt dê”: GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn HS chơi, 2 HS chơi thử - Chơi thật. 3. Phần kết thúc: * Đứng vỗ tay và hát. - Đi đều 2 – 4 hàng dọc và hát. * Cúi người thả lỏng. * Nhảy thả lỏng. - GV hệ thống bài. - Nhận xét giờ học, giao việc về nhà. 1– 2 phút 1– 2 phút 1 lần 1 – 2 phút 4 – 5 lần 1 lần 8 – 10 phút 1 phút 2 – 3 phút 8 – 10 lần 5 – 6 lần 1 – 2 phút 1 – 2 phút Hàng dọc Hàng dọc Hàng ngang Vòng tròn Hàng ngang Hàng ngang Vòng tròn Hàng dọc Hàng dọc Hàng dọc Hàng dọc Hàng dọc Hàng dọc D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………. ____________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 09 tháng 10 năm 2009 ÂM NHẠC Tiết 7 Ôn tập bài hát: Múa vui. Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - Thuộc bài hát, kết hợp hát, múa với động tác đơn giản. - Tập biểu diễn bài hát. B. Đồ dùng dạy – học: - GV chuẩn bị một vài động tác phụ họa; nhạc cụ quen dùng, máy nghe, băng nhạc. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: HS hát lại bài Múa vui kết hợp vỗ tay theo nhịp. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. * Hoạt động 1: - HS ôn tập bài hát theo nhóm, GV đệm đàn. - HS hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu. * Hoạt động 2: - Hát với 2 tốc độ khác nhau: Lần đầu với tốc độ vừa phải, lần thứ hai với tốc độ nhanh hơn. * Hoạt động 3: - Tổ chức từng nhóm 5 – 6 em đứng thành vòng tròn vừa hát vừa múa, tay cầm hoa. 3. Củng cố, dặn dò: Cả lớp hát lại bài hát 1 lần. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________ TẬP LÀM VĂN Tiết 7 Kể ngắn theo tranh. Luyện tập về thời khoá biểu. Sgk: 62 Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Rèn kĩ năng nghe và nói: - Dựa vào 4 tranh vẽ, HS kể được một câu chuyện đơn giản có tên Bút của cô giáo. - HS trả lời được một số câu hỏi về thời khóa biểu của lớp. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết viết thời khóa biểu ngày hôm sau của lớp theo mẫu đã học. 3. Ý thức học tập. Mang sách vở đồ dùng học tập đúng thời khóa biểu. B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Tranh minh hoạ bài tập 1, bảng phụ viết thời khóa biểu của lớp 2A. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: 1, 2 HS lên bảng nói lời khẳng định, phủ định. + Em có thích đi tắm biển không? + Em có thích học môn Toán không? - HS theo dõi, nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. * Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1/SGK: (Miệng). Bước 1: Kể theo từng tranh. - 1 HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu bài tập. - GV nêu câu hỏi để HS tìm hiểu rõ hơn về nội dung từng tranh (Sgv/160). - HS kể nội dung từng tranh theo cặp. - Đại diện một số nhóm kể - Nhóm khác nhận xét. - Tương tự với các tranh 2, 3, 4 – GV gợi ý và HS thực hiện kể trong nhóm. - Đại diện kể trước lớp – GV nhận xét, tuyên dương. Bước 2: Kể toàn bộ câu chuyện. - HS thi kể toàn bộ câu chuyện – GV cùng lớp nhận xét, tuyên dương. GV ghi điểm HS kể chuyện hay. Bài tập 2/VBT: (Viết – cá nhân). - 1 HS đọc yêu cầu bài tập – GV gắn bảng thời khóa biểu của lớp. - GV nêu yêu cầu bài tập – hướng dẫn HS trình bày bài vào VBT. - HS tự làm bài – 1 HS làm bảng phụ. - Lớp nhận xét, sửa bài. Bài tập 3/VBT: (Viết – theo cặp). - HS đọc yêu cầu bài tập – GV hướng dẫn làm bài tập. - HS dựa vào thời khóa biểu và bài tập 2 đã làm để trả lời câu hỏi. - HS hỏi – đáp theo cặp – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai. * GV chốt: Thời khóa biểu giúp chuẩn bị trước bài cho ngày hôm sau và em mang sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ hơn. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc nhở HS vận dụng thời khóa biểu để học tập cho tốt. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ _________________________________ TOÁN Tiết 34 6 cộng với một số: 6 + 5. Sgk: 34 Tgdk: 40’ Điều chỉnh: Bỏ bài tập 4 SGK trang 34. A. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hiện phép cộng dạng 6 + 5. Lập và thuộc bảng cộng 6 cộng với một số. - Rèn kĩ năng tính nhẩm; tính cẩn thận chính xác khi làm toán. - Ý thức cẩn thận khi làm bài. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ bài tập; đồ dùng dạy toán. - HS: Bảng con, que tính. C. Các hoạt động dạy - học: 1.Bài cũ: HS lên bảng làm bài tập về nhà. - GV nhận xét bài trên bảng, ghi điểm. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Giới thiệu phép tính 6 + 5 và thàng lập bảng cộng 6. Bước 1: Giới thiệu phép tính 6 + 5. - GV yêu cầu HS lấy 6 que tính, GV kiểm tra - GV lấy 6 que tính cài bảng. - Yêu cầu HS lấy thêm 5 que tính- GV kiểm tra - GV lấy thêm 5 que tính cài bảng. - GV yêu cầu HS gộp que tính lại - Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? (11 que tính). - GV gộp que tính lại và thực hiện như Sgk/34. - GV hướng dẫn HS cách đặt tính rồi tính như Sgk/34. * GV nêu câu hỏi: Khi đổi chổ các số hạng trong phép cộng thì tổng như thế nào? Bước 2: Hướng dẫn HS lập bảng cộng và học thuộc bảng cộng. - GV yêu cầu HS thao tác trên que tính và nêu kết quả - GV ghi bảng. 6 + 5 = 11 6 + 7 = 13 6 + 9 = 15 6 + 6 = 12 6 + 8 = 14 - HS học thuộc bảng cộng. GV xóa dần kết quả gọi HS luyện đọc. * Gọi HS yếu đọc bảng cộng - GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1/VBT: Tính nhẩm. - HS làm VBT, nêu miệng kết quả - GV theo dõi, sửa sai. Bài 2/VBT: Tính (GV yêu cầu HS không làm 2 cột cuối bài). - HS tự làm bài - GV kèm HS yếu làm bài. - HS lên bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa sai. Bài 3/VBT : số? (HS không làm cột cuối bài). - HS nhẩm và tự làm bài – 2 HS lên bảng làm bài. - GV kèm HS yếu làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài. Bài 4/ VBT: (HS không làm cột cuối). - HS tự nhẩm thụôc bảng cộng và điền dấu thích hợp. - 1 HS lêng bảng làm bài – Lớp nhận xét, sửa bài. 3.Củng cố, dặn dò: - Gọi HS đọc lại bảng cộng 6 cộng với một số. - GV cho BTVN. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ _________________________________ TẬP VIẾT Tiết 7 Chữ hoa E, Ê. Sgk: 59 Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ : - Viết chữ cái viết hoa E, Ê (theo cỡ vừa và nhỏ). - Viết đúng, đẹp, sạch cụm từ câu ứng dụng Em yêu trường em (theo cỡ nhỏ). - Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết. B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Mẫu chữ hoa E, Ê. Phiếu viết chữ Em, cụm từ Em yêu trường em trên dòng kẻ ô li. - HS: Vở tập viết Tập 1, bảng con. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Cả lớp viết bảng con chữ hoa Đ - GV nhận xét. - HS đọc câu ứng dụng , nêu ý nghĩa của câu. - 2 HS lên bảng viết từ Đẹp – Cả lớp viết bảng con – GV nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa E, Ê. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa E và Ê. Bước 1: GV gắn chữ mẫu E, Ê – HS nhận xét và nêu: - Chữ E: Cao 5 li, gồm 3 nét (1 nét cong dưới và 2 nét cong trái). - HS so sánh chữ Ê giống chữ E, chỉ thêm dấu mũ trên đầu chữ E. Bước 2: GV viết lên bảng chữ E và hướng dẫn lại cách viết – HS theo dõi. - GV viết lên bảng chữ Ê và hướng dẫn cách viết. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết lần lượt chữ E, Ê (2 - 3 lần) – GV uốn nắn HS yếu. - GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Em yêu trường em. - 5 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng. Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: + Các chữ cao 2, 5 li là: E, y, l. + Các chữ cao 1,5 li: t. + Chữ cao 1,25 li là: r. + Các chữ còn lại cao 1 li. Bước 2: GV viết mẫu chữ Em và hướng dẫn HS viết: Nét móc của chữ m nối liền với thân chữ E (Sgv/154). - HS viết bảng con chữ Em – GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 4: HS viết vở tâp viết. - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ... (Sgv/137). - GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ E, Ê hoa. - Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUẦN 7.doc
Giáo án liên quan