I.Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được cách viết chữ Ă, Â và câu ứng dụng .
- Viết đúng chữ mẫu, đúng cỡ chữ vừa và nhỏ.Viết đúng cụm từ ứng dụng “Ăn chậm nhai kĩ”. viết đều nét, nối nét đúng quy định.
- GD học sinh ý thức luyện chữ.
II.Đồ dùng dạy học:
- GV : mẫu chữ Ă, Â trong khung chữ, bảng phụ chép từ ứng dụng.
- HS : Vở tập viết, bảng con.
24 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1046 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2A Tuần thứ 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m cần làm gì để không phí thời gian?
- GV nhận xét đánh giá.
3.Củng cố dặn dò:
? Hãy đọc thuộc một bài tập đọc của tuần 1 mà em thích, Vì sao em thích bài tập đọc đó ?
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà luyện đọc các bài tập đọc của tuần 1 nhiều lần và diễn đạt cho hay hơn.
- 2 đến 3 HS nêu ý kiến.
- Tiếp nối lên bảng bốc thăm , đọc bài ghi trong phiếu và trả lời câu hỏi.
- 2 đến 3 em nêu ý kiến.
tuần 2
Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2007
toán *
Số có một chữ số, số có hai chữ số; số liền trước,
liền sau. Cấu tạo của số có 2 chữ số
I. Mục tiêu:
- Củng cố về cấu tạo số có 1, 2 chữ số. Số liền trước, liền sau.
- Làm thành thạo các bài tập.
- Tự giác ôn tập.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng con, vở ghi.
III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Xen kẽ trong tiết học.
2 . Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1: luyện miệng.
? Hãy nêu các số có 1 chữ số, có bao nhiêu số có 1 chữ số ?
? Số có 1 chữ số nhỏ nhất là số nào?
? Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào?
? Số nhỏ nhất có 2 chữ số là số nào?
? Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào?
* Bài 2: Luyện miệng.
? Số 54 là số có mấy chữ số, gồm có những chữ số nào ?
- GV nhận xét bổ sung.
* Bài 3: luyện bảng con.
- Viết các số liền sau của :25, 47, 19.
- viết các số liền trước của: 46, 19, 98.
- GV nhận xét bổ sung.
*Luyện vở.
( Hướng dẫn HS luyện vở bài 1 và 3)
- GV chấm điểm chữa bài.
3.Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ học. - C/dặn HS về xem lại các BT của tiết học.
- HS tiếp nối nêu ý kiến.
- Nhận xét bổ sung.
- HS phân tích tương tự với các số : 11, 38, 95, 21.
- 2 HS lên bảng, lớp luyện bảng con.
- Luyện giải vào vở.
Thứ tư ngày 12 tháng 9 năm 2007
tiếng việt*( tlv)
Tự giới thiệu. Câu và bài
I.Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được cách gới thiệu về bản thân, giới thiệu về bạn.
- Giới thiệu về bản thân , về bạn đủ yêu cầu ; nghe và nhận xét được cách giới thiệu của bạn. Liên kết được các câu thành bài.
- GD học sinh quan tâm đến hoàn cảnh của nhau.
I.Đồ dùng dạy học:
Vở Tiếng Việt(ôn).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy giới thiệu về bản thân em?
? Nói về bản thân một bạn mà em thân nhất?
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
b) HD học sinh ôn tập:
* Bài 1: Tự giới thiệu.
- HD học sinh luyện nói theo cặp.
- NHận xét bổ sung.
* Bài 2: Giới thiệu về bạn.
? Qua nghe bạn tự thuật, em hãy tự giới thiệu về bạn của em?
* Bài 3: Câu và bài.
- Nhận xét bổ sung.
3. Củng cố dặn dò:
? Để ngưồi khác nghe và hiểu được ý mình, em phải diễn đạt như thế nào?
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà tự thuật cho thành thạo. Luyện nói thành câu.
- Xem lại các bài tập của tiết học.
- 2 đến HS nói lời giới thiệu.
- Dựa vào bài tập 1 (12).1 em nói phần nêu, 1 em trả lời.
- Thực hành hết bài tự đổi ngôi cho nhau.
- 1 em tự thuật.
- Tiếp nối kể về bạn .
- Nhận xét bổ sung.
- HS nêu yêu cầu của bài 3 (12).
- Tiếp nối nhau nêu nội dung từng tranh.
- Kết hợp các đoạn thành bài.
- Luyện kể lại nội dung tranh nhiều lần, với lời kể sáng tạo, chi tiết hơn ( có thể kể 1 tranh với 2 hay nhiều câu).
- Nói thành câu , thành bài.
Thứ sáu ngày 19 tháng 9 năm 2007
tiếng việt *( tập đọc)
Mít làm thơ
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được nghĩa của một số từ mới phần chú giải. Hiểu được ý nghĩa hài hước của câu chuyện “ Mít làm thơ”.
- Đọc trơn nội dung toàn bài; nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ. Đọc đúng lời các nhân vật.
- GD học sinh ham học.
II. Đồ dùng dạy học:
SGK, vở ghi.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra xen kẽ trong giờ học.
2. bài mới:
a) Giới thiệu bài: ( Dùng tranh vẽ SGK).
b) Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài.
? Tìm các từ có âm , vần đọc dễ lẫn ở trong bài?
- HD học sinh đọc nghỉ hơi.
? Nêu các từ chú giải có trong bài?
c) Tìm hiểu bài:
? Vì sao cậu bé có tên là Mít ?
? Dạo này Mít có gì thay đổi ?
? Ai dạy Mít làm thơ ?
? Muốn làm được thơ phải lưu ý điều gì ?
? Tên em có vần gì ?
? Hãy tìm một tiếng cùng vần với tên em ?
d) Luyện đọc lại:
3. Củng cố dặn dò:
? Qua bài tập đọc , em thấy Mít là một người như thế nào ?
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà luyện đọc bài nhiều lần. Tập làm thơ.
- 3 HS đọc theo đoạn: ( Đ1: 2 dòng đầu; Đ2: từ “ tuy thế .....Mít kêu lên”. ; Đ3 2 dòng còn lại .)
- HS tìm từ và luyện đọc.
- HS đọc nối tiếp câu, đoạn.
- HS nối tiếp nêu nghĩa của từ chú giải.
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
- HS tiếp nối nêu ý kiến.
- Nhận xét bổ sung.
- HS thi đọc toàn bài.
- Nhận xét bổ sung.
- 2 đến 3 HS nêu ý kiến.
sinh hoạt
Kiểm điểm nề nếp học tập
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được ưu và khuyết điểm của nề nếp học tập và các nề nếp hoạt động khác.
- Mạnh dạn trong phê và tự phê bình.
- GD học sinh ý thức thi đua trong học tập và rèn luyện.
II. Nội dung:
1. Lớp trưởng và các cán sự nhận xét ưu khuyết.
2. GV nhận xét đánh giá chung:
Ưu điểm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
b) Tồn tại:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
c) Đánh giá thi đua:
Nhất : ................................
Nhì : ...............................
Thứ ba : ................................
3. Phương hướng tuần tới:
- Thi đua học tập và rèn luyện tốt.
- Thực hiện tốt các hoạt động sao đội.
Nhận xét của tổ trưởng :
....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
.....................................................................
Nguyễn Thị Hằng
Thủ công
Gấp tên lửa ( Tiếp )
I.Mục tiêu:
- Củng cố cho HS cách gấp tên lửa.
- HS gấp được tên lửa đúng quy trình.
- GD học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu tên lửa được gấp bằng giấy màu tương đương khổ giấy A4 .
- Quy trình gấp tên lửa có hình vẽ minh hoạ cho từng bước gấp.
- Giấy thủ công hoặc giấy màu, giấy nháp tương đương khổ giấy A4.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Hãy nêu các thao tác gấp tên lửa đã học ở tiết 1 ?
2. HS thực hành gấp tên lửa:
- GV tổ chức cho HS thực hành gấp tên lửa.
Theo dõi uốn nắn giúp những em chậm hoàn thành được sản phẩm theo đúng quy trình.
- Gợi ý cho HS trang trí sản phẩm và chọn ra những sản phẩm đẹp để tuyên dương , khích lệ HS.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
- Cuối giờ GV tổ chức cho HS thi phóng tên lửa, yêu cầu lớp giữ trật tự , vệ sinh và an toàn khi phóng tên lửa.
- Nhắc HS thu lượm giấy vụn để giữ vệ sinh lớp học.
3. Củng cố dặn dò:
? Hãy nhắc lại quy trình gấp tên lửa ?
- GV nhận xét tinh thần, thái độ , kết quả học tập của HS.
- Căn dặn HS về nhà thực hành gấp tên lửa cho đẹp và phóng tên lửa đúng cách.
- Giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu để học bài “ Gấp máy bay phản lực”.
- 2 đến 3 HS nêu cách gấp.
- Nhận xét bổ sung.
- Một em nhắc lại cách gấp tên lửa( đã học ở tiết 1).
. Bước 1: Gấp tạo mĩu và thân tên lửa.
. Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng.
- Vài em nhận xét bổ sung.
- Lớp thực hành gấp tên lửa theo quy trình.
- HS đánh giá lẫn nhau.
- 2 đén 3 HS nhắc lại quy trình gấp tên lửa.
An toàn giao thông
Bài 3 (tiếp): Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
- HS biết được hình dáng, màu sắc,đặc điểm của nhóm biển báo cấm.
- Phân biệt nội dung 3 biển báo cấm.
- Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo giao thông.
II. Chuẩn bị:
3 biển báo 101, 102, 112 phóng to.
III. các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 3: Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông.
a.Mục tiêu:
- Biết hình dáng, màu sắc,đặc điểm của nhóm biển báo.
- Biết ý nghĩa, nội dung của 3 biển báo hiệu thuộc nhóm biển báo cấm.
b. Tiến hành:
- GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm nhận 1 biển báo cấm.
? Nêu đặc điểm, ý nghĩa của nhóm biển báo này ?
- Đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.
- GV tóm tắt: Biển báo cấm có đặc điểm là hình tròn, viền màu đỏ, nền trắng, hình vẽ màu đen. Biển này có nội dung là đưa ra điều cấm với người và phương tiện giao thông nhằm đảm bảo an toàn.
+ Biển 101 : cấm người và xe cộ đi lại.
+ Biển 112: Cấm người đi bộ không được đi ở đoạn đường này.
+ Biển 102 : cấm các loại xe không được đi ngược chiều ở đoạn đường này.
? Các biển báo này được đặt ở vị trí nào trên đường phố ?
? Khi đi trên đường phố, gặp biển báo này người đi đường phải thực hiện như thế nào?
c. Kết luận: Khi đi trên đường , gặp biể báo cấm thì người và các loại xe phải thực hiện theo đúng hiệu lệnh ghi trên mỗi biển báo đó.
2. Hoạt động 4: Trò chơi “ Ai nhanh hơn” ?
a. Mục tiêu:
HS thuộc tên các biển báo vừa học.
b. Cách tiến hành.
- GV chọn 2 dội mỗi đội 2 em. GV đặt ở mỗi bàn 5 – 6 biển (có cả biển chưa học). úp mặt biển xuống bàn. GV hô bắt đầu , HS phải lật nhanh tấm biển lên, chọn ra 3 biển báo đúng vừa học, đọc tên biển báo đó. Đội nào nhanh thì đội đó thắng cuộc.
- Lớp theo dõi xem đội nào nhanh và đúng.
c. Kết luận:
Nhắc lại nội dung , đặc điểm của từng biển.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc nhở HS quan sát và nhận xét xem ở đâu có đặt 3 biển báo hiệu giao thông vừa học.
File đính kèm:
- GIAO AN TUAN 2(1).doc