Giáo án Lớp 2A Tuần thứ 2

- Kiến thức: Giúp học sinh đọc trơn cả bài. Chú ý các từ mới, các từ dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ: trực nhật, lặng yên, trao (MB), nửa, điểm, bàn tán (MN).

 Hiểu nghĩa các từ mới và những từ quan trọng: bí mật, sáng kiến, túm tụm, tốt bụng

- Kĩ năng: Biết nghỉ hơi hợp lý sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

 Nắm được đặc điểm của nhân vật Na và diễn biến của câu chuyện.

- Thái độ: Khuyến khích học sinh làm việc tốt.

 

 

doc37 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2A Tuần thứ 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh có khả năng tập trung nghe, nói rõ ràng và viết được một bản tự thuật. Thái độ: II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Tranh minh hoạ nội dung bài 2. Học sinh: VBT. III.HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: Hát (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Tự giới thiệu – Câu và bài. (4’) - Em tự giới thiệu về mình? - Nói lại những điều em biết về 1 bạn. - Kể lại nội dung mỗi tranh trong SGK bằng 1, 2 câu để tạo thành một câu chuyện. Ị Nhận xét. 3. Bài mới: Chào hỏi- Tự giới thiệu - Trong cuộc sống, khi gặp nhau, người ta cần chào nhau và khi làm quen với nhau lần đầu, người ta cần giới thiệu về mình. Lời chào và lời tự giới thiệu giúp con người thêm hiểu nhau, quý mếm nhau và gần gũi với nhau. Tiết TLV hôm nay sẽ dạy các em biết cách chào hỏi, tự giới thiệu và cách viết tự thuật theo mẫu. Đó là bài Chào hỏi- Tự giới thiệu Ị Ghi tựa. Hoạt động 1: Chào hỏi (7’) - Phương pháp: Giảng giải – Đàm thoại – Thực hành Bài tập 1: (Miệng) - Chào bố, mẹ để đi học. - Giảng: Khi chào kèm với lời nói, giọng nói thì vẻ mặt phải biểu lộ tươi tắn theo. Như thế mới là người lịch sự, lễ phép. - Chào mẹ để đi học em phải vui vẻ, nói như thế nào? - Đến trường, gặp cô, em lễ phép nói như thế nào? - Gặp bạn ở trường em vui vẻ nói thế nào? Ị Nhận xét. Hoạt động 2: Tự giới thiệu (8’) - Phương pháp: Đàm thoại. Bài tập 2: (Miệng) Tranh vẽ những ai? Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu như thế nào? Mít chào bóng Nhựa, Bút Thép và tự giới thiệu thế nào? - Các em nhận xét về cách chào hỏi và tự giới thiệu của ba nhân vật trong tranh. Ị Nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Viết bảng tự thuật (15’) - Phương pháp: Luyện tập Bài tập 3: (Viết) - Mời 2 em làm miệng. - Cả lớp mở vở bài tập trang 9, viết tự thuật theo mẫu. - Giáo viên theo dõi, uốn nắn. - Đọc bài tự thuật. Ị Nhận xét, ghi điểm. 4. Tổng kết– Dặn dò: (1’) - Nhận xét theo tiết học. - Yêu cầu học sinh chú ý thực hành những điều đã học: Tập kể về mình cho mọi người thân nghe, tập chào hỏi có văn hóa. - Chuẩn bị: “Sắp xếp câu trong bài. Lập danh sách học sinh” - Hát - 2 Học sinh - 1 Học sinh - 2 em nhìn SGK trang 12 và kể - 1 Học sinh đọc yêu cầu cả bài. Học sinh thực hiện từng yêu cầu. - Con chào mẹ, con đi học ạ! - Con chào bố mẹ ạ! - Mẹ ơi, con đi học đây mẹ ạ! - Em chào cô ạ! - Chào bạn! - Chào Tuấn! - Đọc yêu cầu - Quan sát tranh và trả lời câu các hỏi. - Bóng Nhựa, Bút Thép và Mít. -Chào cậu…… chúng tớ là học sinh lớp 2. - Chào hai cậu. Tớ là Mít. Tớ ở thành phố Tí Hon. -Tự giới thiệu rõ ràng, vẻ mặt vui vẻ… - 1 Học sinh đọc yêu cầu và phần cần phải điền. - 2 HS thực hiện. - Cả lớp cùng thực hiện. - Nhiều HS đọc. Tự nhiên xã hội (TIẾT 2) BỘ XƯƠNG MỤC TIÊU: - Kiến thức: Học sinh nhận biết vị trí và tên gọi một số xương và khớp xương của cơ thể Học sinh biết được đặc điểm và vai trò của bộ xương. - Kĩ năng: Học sinh có thể nói tên một số xương và khớp xương của cơ thể. - Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ bộ xương (cần đi, đứng, ngồi đúng tư thế và không mang, xách vật nặng đểâ cột sống không bị cong vẹo). NHẬN XÉT CHỨNG CỨ : II. CHUẨN BỊ: Giáo viên: Mô hình bộ xương người (hoặc tranh vẽ bộ xương). Phiếu học tập. Hai bộ tranh xương cơ thể đã được cắt rời (có gắn nam châm hoặc băng dính 2 mặt phía sau). Học sinh: Sách giáo khoa trang 6, 7 - Vở bài tập trang 2. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động: Hát (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: Cơ quan vận động (4’) - Nhờ đâu mà các bộ phận cơ thể cử động - Cơ và xương được gọi là cơ quan gì? Ị Nhận xét – tuyên dương. 3. Bài mới: Bộ xương * Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về bộ xương của cơ thể mình Ị Ghi tựa. Hoạt động 1: Nhận biết và nói được tên một số xương của cơ thể. (12’) - Phương pháp: Quan sát, giảng giải * Bước 1: Làm việc theo cặp Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ bộ xương (SGK) và vị trí, nói tên một số xương Giáo viên kiểm tra và giúp đỡ các nhóm * Bước 2: Hoạt động cả lớp Giáo viên đưa ra mô hình bộ xương. Giáo viên yêu cầu một số học sinh lên bảng: Giáo viên nói tên một số xương: xương đầu, xương sống, … Giáo viên chỉ một số xương trên mô hình. * Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát, nhận xét các xương trên cơ thể mình, chỗ nào hoặc vị trí nào xương có thể gập, duỗi hoặc quay đầu được. - Kết luận: Các vị trí như bả vai, cổ tay, khuỷu tay, háng, đầu gối, cổ chân, …ta có thể gập, duỗi, hoặc quay được, người ta gọi là khớp xương. Giáo viên chỉ vị trí một số khớp xương. Hoạt động 2: Vai trò và đặc điểm của bộ xương (12’) - Phương pháp: Thảo luận - Giảng giải * Bước 1: Giáo viên cho học sinh thảo luận cặp đôi các câu hỏi: Hình dạng và kích thước các xương có giống nhau không? Ị Các xương có hình dạng và kích thước khác nhau do mỗi loại xương giữ một vai trò riêng. Hộp sọ có hình dạng và kích thước như thế nào? Nó bảo vệ cơ quan nào? Xương sườn? Xương sườn cùng xương sống và xương ức (Chỉ vào mô hình) tạo thành lồng ngực để bảovệ những cơ quan nào? Thử hình dung xem nếu cơ thể thiếu xương tay thì chúng ta gặp những khó khăn gì? Nêu vai trò của xương chân? Nêu vai trò của khớp bả vai, khớp khuỷu tay, khớp đầu gối ? * Bước 2: Giáo viên cho học sinh cùng thảo luận các câu hỏi: Tại sao các em không nên mang, vác, xách các vật nặng? Chúng ta cần làm gì để xương phát triển tốt? - Kết luận: Muốn xương phát triển tốt, chúng ta cần có thói quen ngồi học ngay ngắn, không mang vác nặng, đi học đeo cặp trên hai vai… Hoạt động 3: Giữ gìn và bảo vệ bộ xương (5’) - Phương pháp: Thực hành – Liên hệ thực tế. * Bước 1: Học sinh làm phiếu học tập Phiếu học tập Bài: BỘ XƯƠNG Đánh dấu x vào ô trống £ ứng với ý em cho là đúng. Để bảo vệ bộ xương và giúp xương phát triển tốt, chúng ta cần: £ Ngồi, đi, đứng đúng tư thế £ Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý £ Tập thể dục thể thao £ Ăn nhiều, vận động ít £ Làm việc nhiều £ Mang, vác, xách các vật nặng £ Leo trèo £ Ăn uống đủ chất - Giáo viên cùng học sinh sửa phiếu học tập. * Bước 2: Hoạt động cả lớp - Để bảo vệ bộ xương phát triển tốt chúng ta cần làm gì? - Chúng ta cần tránh những việc làm nào có hại cho bộ xương? - Điều gì sẽ xảy ra nếu hằng ngày chúng ta ngồi, đi, đứng không đúng tư thế và mang, vác, xách các vật nặng? - Cho học sinh quan sát 2 tranh trong SGK. à Giáo viên chốt ý và liên hệ thực tế nhà trường, lớp học của mình cho phù hợp. Hoạt động 4: Củng cố (5’) - Phương pháp: Trò chơi * Bước 1: Chia nhóm - GV chọn 2 nhóm chơi (đại diện cho 2 tổ). - GV phát cho mỗi nhóm một bộ tranh bộ xương, cơ thể đã được cắt rời, yêu cầu học sinh gấp sách lại. * Bước 2: Hướng dẫn chơi - Các em thảo luận và ghép các hình xương để tạo thành bộ xương của cơ thể. - Giáo viên nêu cách đánh giá: Mỗi hình ghép đúng 10 điểm. Mỗi hình ghép sai trừ 5 điểm. Nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ thắng. Nếu 2 nhóm bằng điểm nhau thì nhóm nào ghép nhanh hơn sẽ thắng. * Bước 3: Tổ chức chơi - Giáo viên tổ chức cho 2 nhóm chơi. - Cả lớp quan sát, cổ vũ. - Giáo viên cùng cả lớp kiểm tra kết quả 2 nhóm. Ị Nhận xét, tuyên dương. 4. Nhận xét – Dặn dò: (1’) - Về nhà rèn tư thế ngồi viết. - Chuẩn bị : “Hệ cơ”. - Hát - Học sinh nêu - 1 HS nhắc lại. - Học sinh thực hiện nhiệm vụ cùng với bạn. - Học sinh chỉ vị trí các xương đó trên mô hình. - Học sinh đứng tại chỗ nói tên xương đó. - HS quan sát. - Học sinh chỉ các vị trí trên mô hình: bả vai, cổ tay, khuỷu tay, háng, đầu gối, cổ chân… Tự kiểm tra lại bằng cách gập, xoay cổ tay, cánh tay, gập đầu gối, … - Học sinh đứng tại chỗ nói tên các khớp xương đó. - Học sinh: không - Hộp sọ to và tròn để bảo vệ bộ não. - Xương sườn cong - Lồng ngực bảo vệ tim, phổi… - Nếu không có xương tay chúng ta không cầm, nắm, xách, ôm, … được các vật. - Xương chân giúp ta đi, đứng, chạy, nhảy, trèo, … - Khớp bả vai giúp tay quay được. Khớp khuỷu tay giúp tay co vào và duỗi ra. - Khớp đầu gối giúp chân co và duỗi. - Học sinh quan sát hình 2, 3 trong SGK trang 7 và trả lời câu hỏi. - Chia 6 nhóm thực hiện. - Học sinh trả lời dựa theo 4 ý đã chọn trong phiếu. - Học sinh trả lời bằng các ý không chọn trong phiếu. - Học sinh: cột sống bị cong, vẹo. - HS quan sát. - 4 HS / Nhóm - Học sinh lắng nghe - Cả lớp cổ vũ SINH HOẠT LỚP (TIẾT 2 ) I/ MỤC TIÊU: Đánh giá được ưu tồn trong tuân Có kế hoạch phù hợp cho tuần tới II/ NỘI DUNG: Đánh gía các hoạt động của tuần: GV cho BCS + HS toàn lớp tự đánh giá kết quả đạt được và những tồn tại cần khắc phục. GV nhận xét chung. Kế hoạch: Duy trì nề nếp sẵn có Học bài và làm bài trước khi đến lớp Truy bài đầu giờ Phát huy phong trào tự học của lớp Rèn chữ viết thường xuyên

File đính kèm:

  • docGiao an lop 2 Tuan 2.doc
Giáo án liên quan