1. Ôn các bài tập đọc đã học trong tuần 1, 2 ( HS phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 35 tiếng/ phút, biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu.)
- Ôn kĩ năng đọc hiểu: Sau khi đọc HS trả lời đ¬ược một số câu hỏi trong bài . Thuộc khoảng 2 đoạn (hoặc bài) thơ đã học.
2. Ôn lại bảng chữ cái.
3. Ôn tập về các từ chỉ sự vật.
22 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2A Tuần 9 Buổi sáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xét giờ học
_________________________
_________________________
Buổi chiều:
Tiết 1 Thể dục
(Gv chuyên biệt dạy)
_________________________
Tiết 2 Mĩ thuật
(Gv chuyên biệt dạy)
_________________________
Tiết 3: Luyện Tiếng Việt
TIẾT 2- TUẦN 9
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Củng cố ôn tập về câu kiểu Ai (con gì, cái gì?) là gì?
- Củng cố về dầu phẩy.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A, Bài cũ: - Gv cho HS nối tiếp nhau tìm từ chỉ hoạt động.
- Cả lớp và GV nhận xét.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài tập:
- Gv yêu cầu HS làm bài tập 1, 2, 3 tiết 2 trang 55, 56 vở thực hành.
- GV giúp HS nắm yêu cầu của bài.
- Cả lớp làm bài vào vở thực hành.
- Gv theo dõi HS làm bài, chấm một số bài, chữa bài.
- Gọi HS đọc chữa bài, GV và cả lớp nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 1: HS tiếp nối nhau đặt câu theo mẫu.
a. Cô giáo lớp em tên là Hà.
hoặc: Cô Hà là cô giáo dạy lớp em.
b. Đồ dùng học tập gắn bó với em là chiếc bút mực.
Bài 2: Hs chữa bài ở bảng lớp.
GV hỏi: Dấu phẩy trong câu a, b dùng để làm gì?(ngăn cách các từ chỉ sự vật đặt cạnh nhau.)
Bài 3: HS chọn câu trả lời đúng và giải thích lí do.
3.Củng cố, dặn dò:
Nhận xét giờ học – dặn dò: Khen ngợi những HS học tốt, có cố gắng.
________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
Buổi chiều
Tiết 1 Âm nhạc
(Gv chuyên biệt dạy)
_________________________
Tiết 3: Tập làm văn
KIỂM TRA ĐỌC
I.MỤC TIÊU
1.Kiểm tra lấy điểm tập đọc:
- Đọc đúng, rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. ( phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 35 chữ/ phút, biết ngừng nghỉ hơi sau các dấu câu.)
- Kiểm tra kỹ năng đọc- hiểu: HS trả lời được một hai câu hỏi về
nội dung bài đọc.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài:
2. Kiểm tra tập đọc
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài tập đọc. HS đọc một đoạn hoặc cả bài.
- GV nêu câu hỏi về đoạn vừa đọc, HS trả lời.
- GV nhận xét cho điểm
3. Cách đánh giá
- Đọc đúng: 5 điểm
Đọc sai dưới 3 tiếng : 4 điểm, đọc sai từ 3 đến 5 tiếng: 3 điểm, đọc sai từ 6 đến 10 tiếng: 2 điểm, đọc sai từ 10 đến 15 tiếng : 1 điểm, đọc sai trên 20 tiếng : cho ôn tập kiểm tra lại.
- Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu: 2 điểm ( không ngắt nghỉ hơi đúng ở 3 đến 4 dấu câu: 1 điểm, không ngắt nghỉ hơi đúng ở 5 dấu câu trở lên: cho ôn tập kiểm tra lại)
- Tốc độ đạt yêu cầu : 2 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi: 1 điểm.
6. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học.
_________________________
Tiết 2: Toán
TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- Biết tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
- Bước đầu làm quen với ký hiệu chữ (ở đây chữ biểu thị cho một số chưa biết)
II. ĐỒ DÙNG: Phóng to hình vẽ trong bài lên bảng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài tập.
Đặt tính và tính:
49 + 34 35 + 47 67 + 8 5 + 58 27 + 16
- GV theo dõi HS làm, nhận xét ghi điểm.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu ký hiệu chữ và cáh tìm một số hạng trong một tổng
- GV cho HS quan sát hình vẽ trên bảng và tự viết vào vở nháp:
6 + 4 = …
6 = 10 - …
4 = 10 - …
Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có:
6 + 4 = 10
6 = 10 – 4
4 = 10 - 6
- Các em hãy nêu nhận xét về số hạng và tổng trong phép cộng 6 + 4 = 10 (Mỗi số hạng bằng tổng trừ đi số hạng kia)
- Các em hãy quan sát hình vẽ ở cột giữa của bài học rồi nêu bài toán?
“Có tất cả 10 ô vuông, có một số ô vuông bị che lấp và 4 ô vuông không bị che lấp. Hỏi có mấy ô vuông bị che lấp?”
- GV: Số ô vuông bị che lấp là số chưa biết. Ta gọi là x. GV chỉ và chữ x cho vài HS đọc. Lấy x + 4 (viết x + 4) tức là lấy số ô vuông chưa biết (x) cộng với số ô vuông đã biết (4), tất cả có 10 ô vuông, ta viết: x + 4 = 10
- Em hãy đọc laị: “x + 4 = 10”
- Tong phép cộng này x gọi là gì? (số hạng chưa biết)…
- GV nêu : trong phép cộng x + 4 = 10, x là số hạng, 4 là số hạng, 10 là tổng. Vậy muốn tìm số hạng x ta làm thế nào?
- HS: Muốn tìm số hạng x ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- GV gọi nhiều HS nhắc lại “Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia”
GV lưu ý HS khi tìm x, các dấu “ =”phải thẳng cột với nhau.
- Cho HS đọc thuộc: “ Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia”
3.Thực hành
- Yêu cầu HS làm bài 1a,b,c,d,e; bài 2- VBT trang 47 (Còn thời gian yêu cầu HS làm thêm các bài còn lại).
+ Bài 1 yêu cầu gì? (Tìm x)
+ Yêu cầu bài 2 là gì? (Viết số thích hợp vào ô trống)
- HS làm bài GV theo dõi HS làm và chấm bài.
- Gọi HS chữa bài.
Củng cố – dặn dò: Nhận xét giờ học – dặn dò.
_________________________
Tiết 4 Tự nhiên và xã hội
ĐỀ PHÒNG BỆNH GIUN
I.MỤC TIÊU: Sau bài học HS hiểu:
- Giun đũa thường sống ở ruột người và một số nơi trong cơ thể. Giun gây ra nhiều tác hại đối với sức khoẻ.
- Người ta thường bị nhiễm giun qua đường thức ăn nước uống.
- Đề phòng bệnh giun cần thực hiện 3 điều: ăn sạch, uống sạch, ở sạch.
-Các KNS cơ bản được giáo dục: Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để phòng bệnh giun; Kĩ năng tư duy phê phán; Kĩ năng làm chủ bản thân.
II. ĐỒ DÙNG: Tranh trong SGK;
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: Thảo luận cả lớp về bệnh giun.
- Cách tiến hành:
- GV hỏi:
+ Các em đã bao giờ bị đau bụng hay ỉa chảy, ỉa ra giun, buồn nôn và chóng mặt chưa?
- GV : Nếu em nào trong lớp đã bị những triệu chứng như vậy chứng tỏ bạn đã bị nhiễm giun.
- Các em hãy thảo luận lần lượt từng câu hỏi sau:
+ Giun thường sống ở đâu trong cơ thể?
+ Giun ăn gì mà sống được trong cơ thể?
+ Nêu tác hại do giun gây ra?
- Các nhóm thảo luận, GV theo dõi các nhóm thảo luận
- Đại diện các nhóm phát biểu ý kiến và báo cáo kết quả thảo luận của nhóm trước lớp. Các nhóm khác theo dõi bổ sung.
- GV chốt lại ý chính
HĐ2: Thảo luận nhóm về nguyên nhân lây nhiễm giun.
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ.
- Các em hãy quan sát hình 1 trong SGK trang 20 và thảo luận trong nhóm:
+ Trứng và giun từ trong ruột người bị bệnh giun ra ngoài bằng cách nào?
+ Từ trong phân người bị bệnh giun, trứng giun có thể vào cơ thể người lành bằng những con đường nào?
- Các nhóm hãy thảo luận theo những câu hỏi trên và vừa nói vừa chỉ vào từng hình trong sơ đồ trang 20, SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV treo tranh vẽ trong SGK trang 20 phóng to lên bảng.
- Mời đại diện một, hai nhóm lên chỉ và nói các đường đi của trứng giun vào cơ thể theo từng mũi tên.
- GV tóm tắt ý chính:
+ Trứng giun có nhiều ở phân người. Nếu ỉa bậy hoặc hố xí không hợp vệ sinh, trứng giun có thể xâm nhập vào nguồn nước, vào đất, hoặc theo ruồi nhặng đi khắp nơi…
HĐ3: Thảo luận cả lớp: Làm thế nào để đề phòng bệnh giun?
- Các em hãy suy nghĩ những cách để ngăn chặn trứng giun xâm nhập vào cơ thể.
- HS phát biểu ý kiến:
- GV tóm tắt ý chính:
Kết thúc giờ học GV nhắc HS:
+ Sáu tháng nên tẩy giun một lần theo chỉ dẫn của cán bộ y tế.
_________________________
Tiết 5: Hoạt động tập thể
SINH HOẠT LỚP.
I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được những ưu điểm, tồn tại trong tuần qua- Bình chọn bạn có thành tích xuất sắc trong tuần.
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HĐ1: Nhận xét tuần qua.*Ưu điểm: Vệ sinh sạch sẽ, HS đi học đúng giờ.- Học bài và làm bài đầy đủ
- Nhiều em đã dành được nhiều điểm giỏi
- Nhiều em viết chữ đẹp, giữ vở sạch- Được nhà trường xếp loại tốt.
*Tồn tại: Một số em chưa chăm chỉ trong học tập.HĐ2: Bình chọn những bạn xuất sắc- có nhiều tiến bộ trong tuần.
HĐ3: Kế hoạch tuần 10
- Duy trì mọi nền nếp học tập.
- Học bài , làm bài đầy đủ.
- Tiếp tục ôn tập tốt để thi định kì giữa kì 1.
- Đẩy mạnh phong trào viết chữ giữ vở
_________________________
Buổi chiều:
Tiết 1 Luyện Tiếng Việt
TIẾT 3 – TUẦN 9
I.MỤC TIÊU:
Rèn kĩ năng nghe, nói:
- Sắp xếp các câu văn cho sẵn thành câu chuyện có tên “Kiến và chim gáy” và kể lại được câu chuyện.
- Dựa vào câu hỏi gợi ý viết đoạn văn 4- 5 câu về một người bạn mà em thích.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ: Gọi HS nối tiếp nhau nêu các từ chỉ sự vật đã học ở tiết trước.
- GV nhận xét ghi điểm.
2.Hướng dẫn làm bài tập
- Gv yêu cầu HS làm bài tập 1, 2 tiết 3- trang 57 vở thực hành.
Bài 1: Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu- GV hướng dẫn HS cách sắp xếp các câu văn theo trình tự:
+ Chuyện xẩy ra khi nào?
+ Các sự việc xẩy ra như thế nào?
+ Kết quả của câu chuyện .
- HS làm bài- HS tiếp nối nhau nêu cách sắp xếp của mình.
Bài 2: HS thảo luận nhóm: Dựa vào các câu hỏi gợi ý viết đoạn văn 4-5 câu nói về một người bạn mà em thích.
- HS làm vào vở
- Từng HS kể trước lớp.
- Cả lớp cùng GV nhận xét.
3.Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học – dặn dò
_________________________
Tiết 2: Tự học
LUYỆN TOÁN: TIẾT 2- TUẦN 9
I.MỤC TIÊU:
- Củng cố cách tìm tổng khi biết 2 số hạng, tìm một số hạng khi biết tổng.
- Củng cố cách giải toán đơn.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:
- Yêu cầu 1 em lên bảng giải bài toán sau theo tóm tắt sau- cả lớp giải vào nháp.
Lan có : 18 bông hoa.
Hồng có: nhiều hơn Lan 8 bông hoa.
Hồng có: ......bông hoa?
- Nhận xét ghi điểm.
2. Luyện tập:
Hướng dẫn HS làm bài vào vở thực hành các bài tập: Bài 1, 2, 3(trang 59, 60).
- Gọi HS nêu yêu cầu của các bài tập.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi HS làm bài tập và chấm bài.
- Gọi một số em yếu lên bảng chữa bài.
Bài 1: HS tiếp nối nhau nêu kết quả tính.
Bài 2: 2 em lên bảng tính.
Bài 3 : 3 em lên bảng chữa bài và nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính.
Bài 4: 1HS đọc đề bài- 1 HS giải- Đáp số: 35 con.
3.Củng cố – dặn dò: Nhận xét giờ học- dặn dò.
_________________________
Tiết 3: Hướng dẫn thực hành
ÔN TẬP TẬP VIẾT
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
- HS ôn tập lại cách viết các chữ hoa đã hoc: A, B, C, D, Đ, E, Ê, G
- Cách viết hoa một số tên riêng
II. Đồ dùng:
III. Hoạt động dạy học:
A.Bài cũ: HS nhắc lại các chữ hoa đã viết.
? Nêu cách viết 1 số chữ hoa
- Gv nhận xét, hướng dẫn lại cách viết một số chữ hoa.
B.Ôn tập
- HS quan sát các chữ mẫu ở vở tập viết.
- HS tự viết phần viết thêm.
- Gv theo dõi hướng dẫn thêm cho HS còn lúng túng.
- Chấm một số bài, nhận xét bài viết của HS.
C. Củng cố dặn dò: Nhận xét giờ học
_________________________
File đính kèm:
- Tuan 9.doc.doc