- Yêu cầu cần đạt:
+Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
+Đọc đúng rõ ràng liền mạch các cụm từ trong câu.
+Hiểu nội dung: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân đắp đê chống lụt(trả lời được câu hỏi 1, 2, 4). HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 3.
20 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần thứ 25 Năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấm bài. Nhận xét bài viết.
3. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Mục tiêu: Củng cố quy tắc chính tả ch/tr
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, yêu cầu trong thời gian 5 phút, các nhóm cùng nhau thảo luận để tìm tên các loài cá theo yêu cầu trên. Hết thời gian, nhóm nào tìm được nhiều từ hơn là nhóm thắng cuộc.
Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 2: VBT (2 a)
- Yêu cầu HS tự đọc đề bài và làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Gọi HS đọc bài làm của mình, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
- Củng cố: Nhắc lại bài học
- Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học. Dặn dò những HS viết xấu, sai nhiều lỗi phải viết lại.
Chuẩn bị: Vì sao cá không biết nói?
IV. Phần bổ sung:……………………………………………………………………………………………………………………………….
ÂM NHẠC(T25)
Ôn Tập 2 bài hát : TRÊN CON ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG - HOA LÁ MÙA XUÂN
Tg:35’
I.Mục tiêu:
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết hát theo giai điệu và lời ca.
** HS biết thêm về câu chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh
II/Phương tiện dạy học:
Gv: Băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ quen dùng
Hs: Nhạc cụ gõ
III/. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt dộng 1: Bài cũ
- Kiểm tra 2 nhóm Hs hát lại bài hát Chú chim nhỏ dễ thương.
- Gv hận xét đánh giá.
2. Hoạt động 2: Ôn tập bài hát
- Ôn tập bài hát Trên con dường đến trường và tổ chức cho học sinh thực hiện chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây”.
- Ôn tập bài hát Hoa lá mùa xuân và tổ chức cho học sinh tập biểu diễn kết hợp vận động (hoặc múa đơn giản)
- Ôn tập bài hát chú chim nhỏ dễ thương, tập hát đối đáp từng câu ngắn.
3. Hoạt động 3: Kể chuyện tiếng đàn Thạch Sanh.
- Gv kể tóm tắt toàn bộ câu chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh
Gv hỏi:
+ Vì sao công chúa đang bị câm lại bật lên tiếng nói?
+ Tại sao quân giặc lại bị thua phải xin hàng và quay về nước?
+ Em có thể đọc lại câu thơ miêu tả tiếng đàn của Thạch Sanh không?
4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò
** Lồng ghép hoạt động NGLL:Hoạt động ngọa khóa( 10 phút)
-Nội dung: Kể chuyện âm nhạc: Tiếng đàn Thạch Sanh
- Giáo viên sử dụng tranh minh họa và kể tĩm tắt tồn bộ câu chuyện Tiếng đàn Thạch Sanh
- Giáo viên đặt một số câu hỏi cho các em trả lời sau khi nghe kể chuyện. Ví dụ:
+ Vì sao cơng chúa đang bị câm lại bật lên tiếng nĩi?
+ Cĩ phải tiếng đàn đã gợi cho cơng chúa nhớ lại người đã cứu mình?
+ Tại sao quân giặc lại bị thua phải xin hàng và quay về nước?
+ Em hãy đọc lại câu thơ miêu tả tiếng đàn của Thạch Sanh?...
- Kết luận: Tiếng đàn, tiếng hát cĩ tác động mạnh mẽ đến tình cảm con người.
-Gv nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét dặn dò: Ôn tập 3 bài hát vừa ôn tập.
IV. Phần bổ sung:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Chiều:
Tập Viết(BS)
CHỮ HOA V
A/ Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết chữ đẹp, đúng mẫu cho HS.
B/ Hoạt động dạy học:
- GV tổ chức cho HS luyện viết trang 2 chữ hoa v.
- Chú ý uốn nắn, giúp đỡ HS, đặc biệt là các em yếu.
Tốn(BS)
GIỜ, PHÚT
A/ Mục tiêu
+Biết 1 giờ có 60 phút.
+Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.
+Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
+Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian.
B/ Hoạt động dạy học:
-GV sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào 9 giờ. Hỏi HS: “Đồng hồ đang chỉ mấy giờ?”
- GV quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: “ Đồng hồ đang chỉ 9 giờ 15 phút” rồi viết: 9 giờ 15 phút..
-GV gọi HS lên bảng làm các công việc như nêu trên để cả lớp theo dõi và nhận xét.
-GV yêu cầu HS tự làm trên các mô hình đồng hồ của từng cá nhân, lần lượt theo các lệnh
- Nhận xét, sửa sai
Tốn(BS)
GIỜ, PHÚT
A/ Mục tiêu
+Biết 1 giờ có 60 phút.
+Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, số 3, số 6.
+Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
+Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian.
B/ Hoạt động dạy học:
-GV sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào 9 giờ. Hỏi HS: “Đồng hồ đang chỉ mấy giờ?”
- GV quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: “ Đồng hồ đang chỉ 9 giờ 15 phút” rồi viết: 9 giờ 15 phút..
-GV gọi HS lên bảng làm các công việc như nêu trên để cả lớp theo dõi và nhận xét.
-GV yêu cầu HS tự làm trên các mô hình đồng hồ của từng cá nhân, lần lượt theo các lệnh
- Nhận xét, sửa sai
Thứ sáu ngày 7 tháng3 năm 2014
Chiều:
TOÁN (T125)
THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ
Sgk: 126 - Tg:35’
I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6.
+Biết đơn vị đo thời gian: Giờ, phút.
+Nhận biết các khoảng thời gian: 15 phút; 30 phút.
- BT cần làm: BT1, 2, 3.
II. à Phương tiện dạy học
GV: Mô hình đồng hồ.
HS: Vở + Mô hình đồng hồ.
DKHĐ: Cá nhân, nhóm.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Bài cũ “Giờ, phút”
1 giờ = ….. phút.
Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ 15 phút, 10 giờ 30 phút
GV nhận xét
2. Hoạt động 1: Luyện tập
Bài 1, 2: Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6. Biết đơn vị đo thời gian: Giờ, phút.
- Yêu cầu HS quan sát từng đồng hồ và đọc giờ. ( GV có thể sử dụng mô hình đồng hồ để quay kim đến các vị trí như trong bài tập hoặc ngoài bài tập và yêu cầu HS đọc giờ.)
=> Kết luận: Khi xem giờ trên đồng hồ, nếu thấy kim phút chỉ vào số 3, em đọc là 15 phút; nếu kim phút chỉ vào số 6, em đọc là 30 phút
Bài 2:
- Trước hết HS phải đọc và hiểu các họat động và thời điểm diễn ra các họat động. Ví dụ:
Hoạt động: “Tưới rau”
Thời điểm: “ 5 giờ 30 phút chiều”
Đối chiếu với các mặt đồng hồ, từ đó lựa chọn tranh vẽ mặt đồng hồ thích hợp với hoạt động.
Trả lời câu hỏi của bài toán.
=> Lưu ý: Với các thời điểm “7 giờ tối”, và “16 giờ 30 phút” cần chuyển đổi thành 19 giờ và 4 giờ 30 chiều”
Bài 3: Nhận biết các khoảng thời gian: 15 phút; 30 phút.
- GV chia lớp thành các đội, phát cho mỗi đội 1 mô hình đồng hồ và hướng dẫn cách chơi: Khi GV hô một giờ nào đó, các em đang cầm mặt đồng hồ của các đội phải lập tức quay kim đồng hồ đến vị trí đó. Em nào quay xong cuối cùng hoặc quay sai sẽ bị loại. Sau mỗi lần quay, các đội lại cho bạn khác lên thay. Hết thời gian chơi, đội nào còn nhiều thành viên nhất là đội thắng cuộc.
- Tổng kết trò chơi và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
3. Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò
- Củng cố: Tổ chức cho Hs thi đua theo nhóm. Gv nhận xét tuyên dương.
- Nhận xét dặn dò: Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
IV. Phần bổ sung: :Bài 3 Thi đua giữa các nhĩm
TẬP LÀM VĂN(T25)
ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý- QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI
Sgk: 66 - Tg:35’
I. Mục tiêu
- Yêu cầu cần đạt:
+Biết đáp lời đồng ý trong tình huống giao tiếp thông thường.(BT1,2).
+Quan sát tranh về cảnh biển, trả lời đúng các câu hỏi về cành trong tranh(BT3).
-Giao tiếp: ứng xử văn hĩa
-Lắng nghe tích cực
II. Phương tiện dạy học
GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 3 trên bảng phụ. Tranh minh hoạ bài tập 3 (phóng to, nếu có thể)
HS: SGK.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1:
“Đáp lời phủ định. Nghe - Trả lời câu hỏi”
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai, thể hiện lại các tình huống trong bài tập 2, SGK trang 58.
- Gọi 1 HS khác lên bảng kể lại câu chuyện Vì sao?
Nhận xét và cho điểm HS.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập
Mục tiêu: Biết đáp lời khẳng định của người khác trong những tình huống giao tiếp hằng ngày. Biết nhìn tranh và nói những điều về biển
-Giao tiếp: ứng xử văn hĩa
-Lắng nghe tích cực
Hồn tất một nhiệm vụ: thực hành đáp lời đồng ý theo tình huống
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc đoạn hội thoại.
- Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng?
- Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào?
- Đó là lời đồng ý hay không đồng ý?
- Lời của bố Dũng là một lời khẳng định (đồng ý với ý kiến của Hà). Để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng, Hà đã nói thế nào?
=> Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành.
Bài 2
- Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp thích hợp cho từng tình huống của bài.
- Yêu cầu một số cặp HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Treo tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi sau:
+ Sóng biển ntn?
+ Trên mặt biển có những gì?
+ Trên bầu trời có những gì?
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò
- Củng cố: Khi đáp lời đồng ý chúng ta cần đáp lại như thế nào?
- Nhận xét dặn dò: Dặn HS về nhà nói liền mạch những điều hiểu biết về biển. Chuẩn bị: Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển. Nhận xét tiết học.
IV. Phần bổ sung:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
SINH HOẠT TẬP THỂ (T25)
Tự quản
A .N.xét tình hình tuần qua:
-Tổ trưởng nhận xét chung trong tổ
-Lớp trưởng nhận xét chung
B.Phương hướng tuần tới:
- Tiếp tục ổn định nề nếp.
- Rèn đọc cho những em đọc yếu, rèn viết cho hs yếu
- Tăng cường công tác hỗ trợ hs yếu
File đính kèm:
- Tuan24-35jkdhjudhfukdshisdfla (2).doc