Giáo án lớp 2 Tuần 8 Trường tiểu học Hùng Vương

I. MỤC TIÊU:

Giúp HS :

 - Biết cách thực hiện phép cộng dạng 36 + 15. Củng cố phép cộng dạng 26 + 5,

 36 + 15.

- Củng cố việc tính tổng các số hạng đã biết và giải toán đơn về phép cộng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- 4 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời.

 

doc25 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 8 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên bảng. - HS viết bảng con: G. - Lưu ý: Nét cuối của chữ G chạm nét cong của chữ o. * HS đọc : Góp sức chung tay. à HS viết bảng con: Góp * HS mở vở + ngồi đúng tư thế. - HS quan sát vở mẫu sau đó viết từng loại chữ theo yêu cầu của GV …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ********************** Tự nhiên và xã hội Ăn uống sạch sẽ I .Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Hiểu được phải làm gì để thực hiện ăn, uống sạch sẽ. - Ăn, uống sạch sẽ, đề phòng được nhiều bệnh, nhất là bệnh đường ruột II. Đồ dùng dạy học Hình vẽ trong SGK trang 18, 19 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Kiểm tra bài cũ (3’) - Em hiểu thế nào là ăn uống đầy đủ? 2. Bài mới: * Khởi động:( 2-3') - Hát bài: Thật đáng chê. à GV giới thiệubài học. * Hoạt động 1: Thảo luận: "Phải làm gì để ăn sạch?" (8 – 10’) Mục tiêu: Biết được những việc cần làm để bảo đảm ăn sạch. Cách tiến hành: + Bước 1: Động não: - Để ăn, uống sạch sẽ chúng ta cần phải làm những việc gì? à GV chốt lại các ý vừa nêu. + Bước 2: Làm việc theo nhóm cặp. - Hình 1: Rửa tay thế nào là sạch sẽ và hợp vệ sinh? - Hình 2: Rửa quả thế nào là đúng? - Hình 3: Bạn gái trong hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì? Kể tên một số loại quả cần gọt vỏ trước khi ăn? - Hình 4: Tại sao thức ăn phải để trong bát sạch, mâm đậy lồng bàn? - Hình 5: Bát, đĩa, thìa, dĩa, đũa trước và sau khi ăn phải làm gì? ? Để ăn sạch ta cần phải làm gì? - GV chốt: Để ăn sạch chúng ta phải: + Rửa sạch tay trước khi ăn. + Rửa sạch rau quả và gọt vỏ trước khi ăn. + Thức ăn phải đậy cẩn thận; không để ruồi, gián, chuột.... bò hay đậu vào. + Bát đũa và dụng cụ nhà bếp phải sạch sẽ. * Hoạt động 2: Thảo luận: "Phải làm gì để uống sạch?" (7 – 9’) Mục tiêu: Biết những việc cần làm để đảm bảo uống sạch. Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo nhóm + Bước 2: Làm việc cả lớp: ? Loại đồ uống nào không nên uống? Tại sao? ? Nước đá, nước mát như thế nào là sạch? Thế nào là không sạch? ? Nước mưa, kem, nước mía thế nào là hợp vệ sinh. + Bước 3: Làm việc với SGK. HD HS quan sát hình 6, 7, 8; nhận xét bạn nào uống hợp vệ sinh, bạn nào uống chưa hợp vệ sinh và giải thích vì sao? =>GV chốt ý chính: Nước lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, đun sôi để nguội. ở vùng nước không được sạch cần được lọc theo hướng dẫn của Y tế và nhất thiết phải được đun sôi trước khi uống *Hoạt động 3: Thảo luận về ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ.( 6- 7’) Mụctiêu: HS giải thích được tại sao phải ăn uống sạch sẽ. Cách tiến hành: - Vì sao chúng ta phải ăn, uống sạch sẽ? - Ăn, uống mất vệ sinh gây tác hại như thế nào? =>GV KL: Ăn, uống sạch sẽ giúp ta đề phòng được nhiều bệnh đường ruột như: đau bụng, ỉa chảy, giun sán.... 3. Củng cố, dặn dò (3’) - Để ăn uống sạch sẽ em phải làm gì? - ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ? - Thực hành ăn sạch, uống sạch. - Cả lớp hát bài “Thật đáng chê” - HS trả lời - HS thảo luận nhóm 2 - HS quan sát hình vẽ SGK/118, tập đặt câu hỏi để khai thác kiến thức. - Lần lượt các nhóm trình bày - Nhận xét, bổ sung. - HS trả lời - HS nhắc lại - Từng nhóm trao đổi và nêu ra những đồ uống mà mình ưa thích hoặc những đồ uống thường uống hàng ngày. - HS phát biểu ý kiến. + HS phát biểu ý kiến. - HS trả lời ********************** Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012 Toán Tiết 40: Phép cộng có tổng bằng 100. I . Mục tiêu: Giúp HS: - Thực hiện phép cộng có nhớ tổng bằng 100. - Vận dụng làm tính và giải toán. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ( 5’) Đặt tính và tính: 36+15 47+25 38+47 2. Dạy bài mới( 15’) 2.1. Thực hiện phép cộng: 83+17 - GV đưa phép tính: 83 + 17 - G hợp tác cùng H thực hiện tính kết quả: cộng lần lượt từ phải sang trái bắt đầu từ hàng đơn vị. -> GV thực hiện: 3 +7 = 10 viết 0 nhớ 1 sang hàng chục; 8 + 1 = 9 thêm 1 bằng 10 viết 10 => G lưu ý HS cách ghi kết quả 100: Viết chữ số 0 thứ nhất thẳng hàng đơn vị, chữ số 0 thứ 2 thẳng hàng chục, viết chữ số 1 trước chữ số 0 hàng chục => Chốt: Phép cộng có nhớ sang hàng chục, hàng trăm; tổng là 100 (số có 3 chữ số), thực hiện từ phải sang trái, viết kết quả đúng vị trí 2.2.Ví dụ: - Đặt tính và tính: 57 + 43 - Nhận xét phép tính. 3. Luyện tập (17’) a.SGK: Bài 1/40: (3’). - Kiến thức: Củng cố phép cộng có tổng bằng 100. =>Chốt: Khi viết kết quả các phép tính có tổng bằng 100 cần lưu ý gì? Bài 2/40: (4’) - Kiến thức: Cộng nhẩm các số tròn chục có tổng =100. - G hướng dẫn mẫu - Nhận xét gì về các số hạng và tổng? =>Chốt: Cách nhẩm Bài 3/40:(4’) - Kiến thức: Làm tính theo dãy. - Nêu cách làm? - Chốt : Cách thực hiện . b.Vở: Bài 4/40: (6’) - Kiến thức: Giải toán dạng nhiều hơn. -> Chốt: Bài toán thuộc dạng nào? Nhận xét gì về phép tính giải của bài toán? Khi thực hiện phép cộng dạng này cần lưu ý gì? * Dự kiến sai lầm HS thường mắc: Bài 1: H viết chưa đúng kết quả tính Bài 2: Lúng túng khi nêu các bước nhẩm 4. Củng cố (3’) Viết 1 phép cộng có tổng = 100 rồi đặt tính và tính - Làm bảng con -> HS đọc phép tính -> Nhận xét: Số có 2 chữ số cộng với số có 2 chữ số - HS nêu cách đặt tính - HS nêu cách tính hàng đơn vị - HS nhận xét kết quả phép tính ( là số có 3 chữ số ) - HS làm bảng con - Hđọc yêu cầu - H làm SGK - H nêu cách tính( theo dãy) - Hđọc yêu cầu - H đọc mẫu - H làm SGK+ 1 H làm bảng phụ - H nêu miệng cách nhẩm từng phép tính - Hđọc yêu cầu - H làm SGK - H nêu cách tính - H đọc bài toàn - H làm vở+ 1 em làm bảng phụ - H nêu câu lời giải khác - Làm bảng con *Rút kinh nghiệm giờ dạy: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ********************** Chính tả (nghe viết) Bàn tay dịu dàng I. Mục đích – yêu cầu - Nghe viết đúng một đoạn của bài Bàn tay dịu dàng, biết viết hoa chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng của người, trình bày đúng lời của An ( gạch ngang đầu câu, lùi vào 2 ô). - Làm đúng các bài tập phân biệt ao/au, r/d/gi. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy học : 1. Kiểm tra bài cũ(2-3’): - Cả lớp viết: chiến thắng, tiếng hát. 2. Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài(1-2’) b. Hướng dẫn viết chính tả (10- 12’). + GV đọc mẫu đoạn viết. * Nhận xét chính tả: - Tìm những chữ cần phải viết hoa trong bài chính tả? - Khi xuống dòng chữ đầu câu viết như thế nào? ->Chú ý viết hoa tên riêng và chữ cái đầu câu. * Hướng dẫn viết từ khó - GV nêu chữ khó viết và ghi vào bảng: buồn, xoa( đầu), trìu (mến). - GV đọc chữ khó cho HS viết c.Viết vở: 15’ - Kiểm tra tư thế ngồi viết, cách đặt vở - GV đọc chính tả cho HS viết bài. d. Chấm, chữa bài: 3- 5’ - GVđọc 1 lần cho HS soát lỗi. à Chấm điểm một số bài. e. Hướng dẫn làm bài tập (5-7’) Bài 2/69 : à Yêu cầu HS viết mỗi vần 3 từ vào vở. - Chữa bài chung toàn lớp. => Chốt: Chú ý phân biệt khi viết các tiéng có vần: ao, au. Bài 3a/69: - NX câu của HS. => Chốt: Phân biệt phụ âm d/ r/ gi dựa vào nghĩa của từ trong văn cảnh. 3. Củng cố, dặn dò(1-2’) : - Tuyên dương bài viết đẹp - Nhận xét giờ học - Viết bảng con + HS đọc thầm theo. - HSTL. - HSTL. - HS đọc + phân tích tiếng khó. à HS viết bảng con (ngồi ngay ngắn) - HS ngồi đúng tư thế - HS nghe- viết bài. - HS soát lỗi, ghi thống kê lỗi và chữa lỗi - Đọc yêu cầu - Làm bài vào vở+ 1 HS làm bảng phụ - Đọc yêu cầu ( đọc cả mẫu) - Làm miệng …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ********************** Tập làm văn Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị Kể ngắn theo câu hỏi I - Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng nghe và nói: - Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp. - Biết trả lời câu hỏi về cô giáo lớp 1. 2. Rèn kỹ năng viết: Dựa vào các câu trả lời, viết được1 đoạn văn 4, 5 câu về cô giáo. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng phụ III. Các hoạt động dạy - học : 1. Kiểm tra bài cũ(2-3’): - Kể lại câu chuyện: Bút của cô giáo - Trong bài có lời cảm ơn của ai ? - Khi nào nói lời cảm ơn, xin lỗi? 2. Dạy bài mới. a. Giới thiệu bài(1-2’) b. Hướng dẫn làm bài tập(28-30’) Bài 1/ 69 (8-10’) - Đọc tình huống a ? - Khi bạn đến chơi, em mời như thế nào ? - GV: Lời mời chân thành, lịch sự - Nói lời đề nghị, yêu cầu như thế nào Hãy đọc tình huống b,c => Chốt: Khi nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị cần thể hiện sự chân thành, cởi mở, tôn trọng của mình Bài 2/69 (7-8’) - Ai có thể giới thiệu về cô giáo cũ ? NX - Tình cảm của cô đối với em như thế nào và em nhớ nhất điều gì ở cô ? - Tình cảm của em đối với cô ? => Câu a giới thiệu về cô, câu b,c là nội dung chính khi nói về cô. Kết thúc đoạn văn là tình cảm của em đối với cô. Hãy nói liên kết các câu thành đoạn à Khuyến khích HS trả lời hồn nhiên, chân thực về cô giáo của mình. - GV chú ý sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt câu cho HS. Bài 3/69 (10-12’): * Chú ý: Viết lại những điều em vừa kể ở bài tập 2 thành lời sao cho trôi chảy, dùng từ đặt câu đúng. - Hướng dẫn viết đoạn văn - Chấm điểm - NX bài làm chung của HS 3. Củng cố - dặn dò (3-5’) : - Nhận xét tiết học. - Về nhà HS thực hành nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị với bạn và người xung quanh thể hiện thái độ văn minh lịch sự. - 2 HS kể * 2 HS đọc yêu cầu. - 3 HS đọc tình huống. - HS thực hành tình huống a (HS đóng vai bạn đến nhà, HS nói lời mời bạn vào nhà). - 2 HS nêu tình huống. - 2 HS nói lời nhờ. - 2 HS nêu tình huống. - 2 HS nói lời đề nghị. - Đọc yêu cầu - Đọc câu hỏi gợi ý - Nhiều HS nối tiếp trả lời. - HS thi trả lời 4 câu hỏi trước lớp. - 2 HS đọc yêu cầu. - HS viết vào vở. - Nhiều HS đọc trước lớp đoạn văn vừa viết. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ********************** Ngày tháng năm2012 Khối trưởng Nguyễn Thị Hồng Lựu Phần kiểm tra của ban giám hiệu ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docHue2a1-t8.doc
Giáo án liên quan