Giáo án Lớp 2 Tuần 7 Trường tiểu học số 1 Bảo Ninh

I.Mục tiêu: Giúp học sinh:

-Củng cố khái niệm về ít hơn, nhiều hơn.

-Củng cố và rèn kĩ năng giải toán về ít hơn, nhiều hơn.

-Học sinh ham thích học toán.

II.Đồ dùng dạy- học: bảng phụ

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 7 Trường tiểu học số 1 Bảo Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
øi mới; Giới thiệu bài. NDHĐ Hoạt động 1 H/d nghe viết Hoạt động 2 Làm bài tập Hoạt động 3 Củng cố Hoạt động của giáo viên -Giáo viên đọc mẫu đoạn bài viết. ?Khi dạy viết, gió và nắng thế nào? H.Câu thơ nào cho biết bạn học sinh rất thích được điểm 10? ?.Mỗi dòng thơ có mấy chữ? (5 chữ.) ?Các chữ đầu dòng thơ thế nào? -Hướng dẫn viết từ khó. -Cô đọc: lớp, lời, dạy, giảng, trang , cho, ngắm mãi… -Gv đọc cho Hs viết : Đọc mỗi dòng 2 lần. -Giáo viên chấm bài- chữa lỗi phổ biến. -Gv hướng dẫn Hs soát lỗi. Bài 2:Tìm các tiếng và từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống trong bảng: Aâm đầu Vần Thanh Tiếng Từ ngữ V ui ngang vui vui, vui vẻ - H/d làm tương tự đối với các tiếng còn lại -Gv sửa bài nhận xét. Bài tập 3: b.Tìm 2 từ ngữ có tiếng mang vần iên,Tìm 2 từ ngữ có tiếng mang vần iêng -Cho Hs thi viết theo nhóm rồi trình bày. - Nhận xét bài làm của các nhóm. - Tổng kết tiết học. Hoạt động của h sinh -Học sinh lắng nghe. 2 em đọc bài. -Hs trả lời. -Hs trả lời. -Hs trả lời. Học sinh viết bảng con. -Học sinh viết vào vở. -Học sinh sửa lỗi. Làm bài vào VBT N2 Đính bài lên bảng để chữa bài THỦ CÔNG: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI( T1) I.Mục tiêu: -Học sinh biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui. -Bước đầu gấp được thuyền phẳng đáy không mui bằng giấy. -Học sinh biết yêu quí sản phẩm lao động. II.Đồ dùng dạy- học mẫu thuyền, giấy thủ công, hình vẽ minh hoạ cho từng bước. III.Các hoạt đông dạy- học: 1.Bài cũ: Kiểm tra chéo đồ dùng học tập của nhau. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. NDHĐ Hoạt động 1 H/d quan sát nhận xét Hoạt động 2 Thực hành Hoạt động 3 Củng cố Hoạt động của giáo viên Giới thiệu thuyền mẫu- ghi bảng. -ChoH q/ sát mẫu đã gấp sẵn ?.Thuyền được làm bằng gì? ?Thuyền có hình dáng như thế nào? -Giáo viên mở thuyền mẫu cho đến khi trở lại tờ giấy hình chữ nhật ban đầu. -Gấp lại chiếc thuyền- nói cách gấp. +B1:gấp các nếp gấp cách đều. B2:gấp tạo thân và mũi thuyền. B3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui. +Giáo viên hướng dẫn lần 2 -Lưu ý: Sau mỗi bước gấp cần miết mạnh đường mới gấp cho phẳng. -Hướng dẫn gấp bằng giấy nháp. -Cho 1 em lên bảng thao tác lại cho cả lớp quan sát. -Tổ chức cho Hs gấp thử theo nhóm. - Theo dõi h/d từng bước đối với các em còn lúng túng. -Giáo viên nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng nhóm. ? Gấp thuyền phẳng đáy không mui có mấy bước? - Nhận xét ,tổng kết tiết học. Hoạt độngcủah /sinh -Quan sát- nhận xét. -Hs trả lời. -Học sinh trả lời. -Học sinh quan sát, lắng nghe, ghi nhớ. -Hs quan sát thực hành. -1Hs thực hành theo cô.Lớp quan sát nhận xét Làm theo N2 2 H nhắc lại TẬP LÀM VĂN. KỂ NGẮN THEO TRANH - LUYỆN TẬP VỀ THỜI KHOÁ BIỂU. I.Mục đích yêu cầu. +Rèn kĩ năng nghe và nói. -Dựa vào 4 tranh vẽ liên hoàn , kể được câu đơn giản có tên :Bút của cô giáo. -Trả lời được 1 số câu hỏi về thời khoá biểu của lớp. +Rèn kĩ năng viết: Biết viết thời khoá biểu hôm sau của lớp theo mẫu đã học. +Học sinh có ý thức luyện nói- viết thường xuyên. II.Đồ dùng dạy- học:Tranh minh hoạ, bảng phụ. III.Các hoạt động dạy – học: 1.Bài cũ: Đặt câu theo mẫu ở Bt 2. 2.Bài mới: Giới thiệu bài. NDHĐ Hoạt động 1 Kể ngắn theo tranh Hoạt động 2 Luyện tập về TKB Hoạt động 3 Củng cố Hoạt động của giáo viên Bài 1: Dựa vào tranh vẽ hãy kể câu chuyện có tên :Bút của cô giáo. -Cho học sinh trao đổi theo cặp- gv nêu câu hỏi gợi ý. ?Tranh1: Vẽ 2 bạn Hs đang làm gì? ?Bạn trai nói gì? ? Bạn kia trả lời ra sao? Tranh 2: Tranh vẽ cảnh gì?Bạn nói gì với cô? Tranh 3: Tranh vẽ cảnh gì? Tranh4: Tranh vẽ cảnhõ gì? H.Mẹ bạn nói gì Cho Hs kể lại toàn chuyện theo tranh. Bài 2: Viết lại thời khoá biểu ngày mai. -Theo dõi H làm bài. Bài3: Dựa vào thời khoá biểu BT2, trả lời câu hỏi. ?Ngày thứ 2 có mấy tiết ? ?Đó là những tiết gì? H.Em cần mang những sách gì đến trường? -Giáo viên chấm bài 4-5 em- nhận xét. Hoạt động của h/ sinh Đọc yêu cầu bài-hoạt động nhóm 2. Đại diện kể từng tranh và toàn truyện trước lớp Viết vào vở Đọc bài trước lớp Hoạt động cá nhân Thứ 6 ngày 09 tháng 10 năm 2009 TOÁN. 26 + 5. I.Mục tiêu: -Biết thực hiện phép cộng dạng 26 +5 (cộng có nhớ dạng tính viết) -Giaỉ toán đơn về nhiều hơn, và cách đo đoạn thẳng. -Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận khi làm bài . II.Đồ dùng dạy học: Giáo án, que tính , bảng từ, bảng phụ. III.Các hoạt động dạy học 1/ Bài cũ:Kiểm tra bảng cộng 9,8,7,6 cộng với một số. 2/ Bài mới:Giới thiệu bài. NDHĐ Hoạt động 1 Thực hiện tính 26 +5 Hoạt động 2 Thực hành Hoạt động 3 Củng cố Hoạt động của giáo viên -Giáo viên nêu :co ù2 6 que tính thêm 5 que tính .Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính? - Theo dõi H làm và gọi H nêu cách thực hiện của mình. - G chốt cách thực hiện đúng Muốn biết 26 + 5 = ? chúng ta đặt tính và tính. -Yêu cầu học sinh.thực hiện. +Bài 1: Tính . H.Dựa vào đâu để làm bài này? H.Nêu cách tính Bài 3: Baì toán. -Yêu cầu học sinh tìm hiểu bài – tóm tắt- kiểm tra tóm tắt- chữa bài. H.Bài toán cho biết gì? H.Bài toán hỏi gì? Bài 4: Đo độ dài đoạn thẳng. -Hai 2 em nêu kết quả đo các đoạn thẳng AB= 7, BC=5, AC =12. - Gọi H trình bày cách đo. -Gv nhận xét- chấm bài 3-4 em. Hoạt động của h/ sinh - HS nêu lại bài toán Thao tác trên que tính Theo dõi G làm Đặt tính và tính vào bảng con Làm bảng con Tóm tắt và giaia rvào vở Đo ở SGK và nêu kết quả SINH HOẠT TẬP THỂ: SINH HOẠT LỚP. I.Mục đích yêu cầu. -Đánh giá nhận xét tuần 7. -Nêu phương hướng cho tuần 8. - Giáo dục H có ý thức trong sinh hoạt tập thể. II.Nội dung. 1.Nhận xét đánh giá tuần 7. -Hs đi học đúng giờ. -Thực hiện tốt 15’ ôn bài đầu giờ. -Có nhiều cố gắng trong học tập. -Thể dục đều- Vệ sinh sạch sẽ. -Chăm sóc cho cây cảnh. -Chữ viết có tiến bộ Phương , Hiền… * Một số H nghịch nhảy lên bàn ghế: Quang Hiếu , Dỉnh. 2.Phương hướng tuần 8. -Đi học đầy đủ đúng giờ. -Học bài và làm bài đầy đủ, -Rèn chữ giữ vở. -Thực hiện tốt ôn bài đầu giờ. -Kèm Hs yếu. - Bổ sung đồ dùng đầy đủ. 3. Sinh hoạt văn nghệ. 4. Tổng kết tiết sinh hoạt. AN TOÀN GIAO THÔNG BÀI 2 : EM TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ . I ) Mục tiêu : - Học sinh kể tên và miêu tả một số đường phố nơi em ở hoặc đường phố mà em biết ( rộng , hẹp , biển báo , vỉa hè , ...) Biết sự khác nhau của đường phố – ngõ (hẻm ) , ngã ba , ngã tư , ... - Học sinh nhớ và nêu được đặc điểm đường phố hoặc nơi em sống . Nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn của đường phố . - Học sinh thực hiện đúng quy định trên đường phố . II ) Chuẩn bị : - Thầy : Tranh ( SGK ) , giáo án , bài Học . - Trò : Quan sát con đường em đi học . III ) Các hoạt động dạy – Học : 1 Bài cũ : H . Khi đi bộ trên phố em thường đi ở đâu để được an toàn ? - Giáo viên nhận xét – khen ngợi . 2 ) Bài mới : ** Hoạt động 1 : Tìm hiểu đường nhà em ( trường em ) . - Yêu cầu HS thảo luận nhóm . H . Hằng ngày đến trường em đi tên con đường nào ? H . Con đường đó như thế nào ? Khi đi trên đường ta cần đi ntn ? - Yêu cầu học sinh - Giáo viên theo dõi – nhận xét khen ngợi ** Kết luận : Các em cần nhớ đường nơi em ở ( thôn ) và những đặc điểm của đường em đi học . Khi đi trên đường phải cẩn thận . Đi trên vỉa hè ( Đi sát lề đường bên phải ) , quan sát kĩ khi qua đường . ** Hoạt động 2 : Tìm hiểu đường phố an toàn và chưa an toàn . - Yêu cầu HS quan sát tranh , thảo luận , nhận biết đặc điểm đường phố trong tranh – Bức tranh đó có an toàn hay không ? “ Tranh 1 : Đường an toàn ( Hai chiều có dải phân cách ...) . Trành : Đường an toàn ( Một chiều , lòng đường rộng , ... ) . Tranh 3 : Đường chưa an toàn ( Hai chiều , lòng đường hẹp ... ) . Tranh 4 : đường không an toàn ( Ngõ hẹp , không có vỉa hè , ... ) . - Giáo viên theo dõi – nhận xét đánh giá . ** Kết luận : Đường phố là nơi đi lại của mọi người . Có đường phố an toàn – có đường phố chưa an toàn . Đường phố chưa an toàn dễ xảy ra tai nạn giao thông . Khi đi học , đi chơi nên có người lớn đưa đi . nếu đi bộ phải đi trên vỉa hè ( hoặc đi sát lề đường bên phải . ** Em cần nhớ tên phố ( đường thôn , xóm ) và phân biệt được đường an toàn hay đường không an toàn . Khi đi trong bgõ hẹp cần chú ý tránh xe đạp , xe máy . Khi đi trên đường phố cần đi cùng cha mẹ hoặc người lớn . 3 ) Củng cố , dặn dò : H Chúng ta vừa học bài gì ? - Cần nhớ : Tên các phố em thường đi , ( đường thôn xóm em thường đi .- - Nhận xét giờ học – Tuyên dương - Học sinh trả lời – Nhận xét – Bổ sung HS thảo luận theo tổ - Học sinh đại diện nhóm trình bày – Nhóm khác nhận xét ,bổ sung . - Học sinh lắng nghe Học sinh hoạt động nhóm 4 - Dại diện nhóm trinh bày – nhận xét , bổ sung - Học sinh lắng nghe . - Học sinh lắng nghe . - Em tìm hiểu đường phố . - Học sinh lắng nghe .

File đính kèm:

  • doctuan 7(3).doc
Giáo án liên quan