A. Mục tiêu:
- Giúp HS biết cách ứng xử phù hợp để giữ gọn gàng, ngăn nắp nhà cửa.
- HS biết cách thực hiện giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi .
- Ý thức giữ gọn gàng sạch sẽ, ngăn nắp bàn học và đồ dùng trong nhà.
B. Đồ dùng dạy – học:
- GV: phiếu bài tập
- HS: Thẻ màu.
23 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1012 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 6- Năm học 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tả có mấy câu? Tìm các dấu câu trong bài chính tả?
- GV đọc các từ khó trong bài: mái trường, rung động, trang nghiêm, ấm áp, thân, chiếc, thước kẻ .
- HS viết bảng con các từ ngữ khó - GV gạch chân các từ ngữ dễ lẫn lộn.
* GV nhắc nhở tư thế ngồi viết bài.
Bước 3: GV đọc câu, cụm từ,... HS viết bài.
Bước 4: HS tự đổi vở soát lại bài - GV chấm bài.
* GV nhận xét chung.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1/VBT: Tìm nhanh các tiếng có vần ai hoặc ay.
- GV chia nhóm 4 – nêu luật chơi, cách tính điểm (1 từ đúng được 1 điểm).
- Phát phiếu cho các nhóm thi tìm nhanh.
- Các nhóm trình bày lên bảng – GV cùng lớp nhận xét, ghi điểm, tuyên dương.
Bài tập 2a /VBT: Tìm nhanh các tiếng bắt đầu bằng s hoặc x.
- HS tìm từ và nêu trước lớp – GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
- HS làm vào VBT.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ các từ đã học để viết đúng chính tả.
- Về nhà tìm thêm các từ chứa ai / ay.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
________________________________
Thể dục Tiết 12
Ôn 5 động tác đã học của bài thể dục phát triển chung.
SGV: 51 Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- Tiếp tục ôn 5 động tác: Vươn thở, Tay, Chân, Lườn, Bụng. Yêu cầu thực hiện tương đối chính xác.
B. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, 1 còi.
C. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Định lượng
PP tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
* Xoay cổ tay, xoay đầu gối.
- Xoay khớp cổ chân.
- Ôn 5 động tác thể dục phát triển chung đã học.
2. Phần cơ bản:
- GV kiểm tra 5 động tác thể dục đã học: Mỗi HS thực hiện lần lượt 5 động tác.
+ Hoàn thành: Thực hiện tương đối chính xác 4 – 5 động tác.
+ Chưa hoàn thành: Quên 2 – 3 động tác.
3. Phần kết thúc:
- Đi đều 2 – 4 hàng dọc.
- Trò chơi do GV chọn.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá nội dung kiểm tra, công bố kết quả và tuyên dương.
- GV nhận xét giờ học, giao việc về nhà.
1– 2 phút
1– 2 phút
1 phút
1 phút
1 – 2 lần
2 – 3 phút
1 phút
2 – 3 phút
1– 2 phút
Hàng dọc
Hàng dọc
Hàng ngang
Hàng ngang
Hàng ngang
Hàng ngang
Hàng dọc
Hàng ngang
Hàng ngang
Hàng dọc
D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………….
____________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 02 tháng 10 năm 2009
ÂM NHẠC Tiết 6
Học hát: Bài Múa vui (Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước).
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- Hát đúng giai điệu và lời ca.
- HS biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước là tác giả của bài hát.
B. Đồ dùng dạy – học:
- GV học thuộc và hát chuẩn bài hát .
- Máy nghe, băng nhạc, thanh phách, tranh ảnh trẻ em múa hát.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: HS hát lại bài Xòe hoa kết hợp vỗ tay theo nhịp.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Dạy hát bài Múa vui.
- GV giới thiệu bài hát: Tên bài, tác giả, nội dung. GV hát mẫu.
- HS đọc lời ca: Tốc độ vừa phải.
- GV dạy hát từng câu.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ tay theo phách hoặc vỗ tay theo nhịp.
- Vừa hát vừa vỗ tay theo phách: Như SGV trang 20.
- Vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp: Như SGV trang 21.
- Hát kết hợp vận động.
- Dùng thanh phách đệm theo bài hát.
3. Củng cố, dặn dò: HS ôn lại bài hát.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________
TẬP LÀM VĂN Tiết 6
Khẳng định, phủ định. Luyện tập về mục lục sách.
Sgk: 54 Tgdk: 40’
A. Mục tiêu: Giúp HS:
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- HS biết trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi theo mẫu khẳng định, phủ định.
2. Rèn kĩ năng viết: Biết tìm và ghi lại mục lục sách.
3. Giáo dục HS biết nói lời khẳng định, phủ định lịch sự, tế nhị có văn hoá.
B. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Bảng phụ bài tập 1. Bảng đáp án bài tập 3.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: 2 HS hỏi - đáp theo tranh (Vẽ bậy lên tường) bài tập 1 tiết trước.
- HS theo dõi, nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1/SGK: ( Miệng – Theo cặp) Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu:
- GV viên gắn bảng phụ - Nêu yêu cầu bài tập.
- 1 HS đọc nội dung bài tập – đọc câu mẫu – HS hỏi – đáp trong nhóm - GV đến các nhóm HS yếu theo dõi, sửa sai.
- Từng cặp HS hỏi - đáp trước lớp - Nhóm khác nhận xét.
* GV kết luận: Chúng ta cần đáp lời khẳng định hoặc phủ định lịch sự, tế nhị và xưng hô phù hợp với người mình giao tiếp (ba, mẹ, thầy cô, bạn bè...).
Bài tập 2/VBT: (Viết) Đặt câu theo các mẫu sau, mỗi mẫu 1 câu:
- 1HS đọc các câu a, b, c – GV giúp HS nắm yêu cầu bài tập (đặt cau có chứa từ in đậm trong bài).
- HS suy nghĩ, nối tiếp nhau đặt câu – HS theo dõi, nhận xét, sửa sai.
- GV nhận xét, tuyên dương bạn đặt câu hay.
Bài tập 3/VBT: (Viết – theo cặp).
- HS đọc yêu cầu bài tập – GV nêu yêu cầu bài tập.
- HS mở phần mục lục và ghi vào VBT tên 2 truyện thiếu nhi.
- HS nối tiếp nhau đọc tên 2 truyện thiếu nhi tìm được ( Theo thứ tự: tên truyện, tên tác giả, trang).
- HS nhận xét, sửa bài.
Ví dụ: 1. Có công mài sắt, có ngày nên kim Truyện ngụ ngôn Trang 4.
2. Bạn của Nai Nhỏ Theo văn lớp 3 Trang 23.
* GV chốt: Sử dụng mục lục giúp em tìm sách, tìm bài đọc dễ dàng và nhanh hơn.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Thực hành nói, viết lời khẳng định, phủ định đúng, phù hợp. Biết sử dụng mục lục khi tìm sách.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
________________________________
TOÁN Tiết 29
Luyện tập.
Sgk : 29 Tgdk: 40’
Điều chỉnh: Bỏ phép tính 47 + 18 của bài tập 2 và bài tập 5 SGK trang 29.
A. Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện phép cộng dạng: 7 + 5; 47+ 5; 47 + 25.
- Rèn kĩ năng đặt tính phép cộng có nhớ và giải toán có lời văn.
- Ý thức cẩn thận khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: phiếu ghi bài tập.
- HS: bảng con.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: HS đọc bảng cộng 7 cộng với một số. Sửa bài tập về nhà.
- HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: Luyện tập.
Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1/VBT: Tính nhẩm.
- HS làm bài và nêu miệng kết quả - Cả lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/VBT: Đặt tính rồi tính.
- HS nêu lại cách đặt tính rồi tính – HS tự làm bài.
* GV kèm HS yếu làm bài – GV gọi vài HS lên bảng làm bài.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/VBT: GV tóm tắt bài toán lên bảng – 1 HS đọc tóm tắt
- HS nêu lời giải và phép tính giải bài toán – HS nhận xét.
- HS làm bài vào VBT – 1 HS làm phiếu bài tập - GV kèm HS yếu làm bài.
Bài giải
Cả hai loại trứng có là:
47 + 28 = 75 ( quả)
Đáp số: 75 quả.
3. Củng cố, dặn dò: GV cho BTVN.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
________________________________
TẬP VIẾT Tiết 6
Chữ hoa Đ.
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ :
- Viết chữ cái viết hoa Đ (Theo cỡ vừa và nhỏ).
- Viết đúng, đẹp, sạch cụm từ câu ứng dụng Đẹp trường đẹp lớp (Theo cỡ nhỏ).
- Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết.
B. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Mẫu chữ hoa D và Đ, Phiếu viết chữ Đẹp, cụm từ Đẹp trường đẹp lớp trên dòng kẻ ô li.
- HS: Vở Tập viết 2 tập 1, bảng con.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Cả lớp viết bảng con chữ hoa D - GV nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng , nêu ý nghĩa của câu.
- 2 HS lên bảng viết từ Dân – Cả lớp viết bảng con – GV nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa Đ.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa Đ.
Bước 1: GV gắn chữ mẫu so sánh điểm giống và khác nhau của chữ D và Đ.
* Chữ Đ cấu tạo như chữ D chỉ thêm một nét ngang ngắn.
Bước 2: GV viết lên bảng chữ Đ và hướng dẫn lại cách viết – HS theo dõi.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết chữ Đ (2 - 3 lần) – GV uốn nắn HS yếu.
- GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng: Đẹp trường đẹp lớp.
- 5 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng.
Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời:
+ Các chữ cao 2, 5 li là: D, h, l. + Chữ đ, p cao 2 li.
+ Chữ r cao 1,25 li. + Chữ t cao 1,5 li.
+ Các chữ còn lại cao 1 li.
* Nối nét chữ Đ và chữ e. Nét khuyết của chữ e chạm vào nét cong phải của chữ Đ.
Bước 2: GV viết bảng và hướng dẫn HS viết chữ Đẹp ( Sgv/137).
- HS viết bảng con chữ Đẹp – GV nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 4: HS viết vở tâp viết.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ....(Sgv/137).
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ Đ hoa.
- Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
File đính kèm:
- TUẦN 6.doc