I. MỤC TIÊU:
Giúp HS :
- Biết cách thực hiện phép cộng 38 + 25( cộng có nhớ dưới dạng tính viết)
- Củng cố phép tính cộng dạng 8 + 5 và 28 + 5
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
5 bó 1 chục que tính và 13 que tính.
25 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1201 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 5 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa thức ăn từ miệng đến dạ dày đến ruột non
- Tiến hành:
+ Bước 1: Hướng dẫn: “Nhập khẩu” tay phải đưa lên miệng, “vận chuyển” tay trái để phía dưới cổ rồi kéo dần lên ngực, “chế biến” 2 tay để trước bụng làm động tác nhào lộn - GV làm mẫu
+ Bước 2: Bắt đầu chơi, GV nói chậm để HS làm đúng. Sau đó hô nhanh đảo thứ tự
2. Hoạt động 1: Quan sát và chỉ đường đi của thức ăn trên sơ đồ ống tiêu hoá (6-8’)
- Mục tiêu: Nhận biết đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá
- Tiến hành:
+ Bước 1:
Thức ăn sau khi vào miệng, nhai, nuốt rồi đi đâu?
+ Bước 2:
Chỉ và nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá
=> Kết luận: Thức ăn vào miệng rồi xuống thực quản, dạ day, ruột non thành chất bổ dưỡng thấm vào máu đi nuôi cơ thể, các chất cặn bã đến ruột già thải ra ngoài
3. Hoạt động 2: Quan sát, nhận biết cơ quan tiêu hoá trên sơ đồ (6-8’)
- Mục tiêu: Nhận biết, nói tên các cơ quan tiêu hoá
- Tiến hành
+ Bước 1: Giáo viên giảng giải đường đi của thức ăn qua các cơ quan tiêu hoá
+ Bước 2:
Kể tên các cơ quan tiêu hoá?
=> Kết luận: Cơ quan tiêu hoá gồm có miệng, thực quản, dạ dày…
4. Hoạt động 3: Trò chơi: Ghép chữ vào hình (6-8’)
- Mục tiêu: Nhận biết và nhớ vị trí của các cơ quan tiêu hoá
- Tiến hành:
+ Bước 1: Chia nhóm
+ Bước 2: Làm việc trong nhóm
+ Bước 3: Trình bày kết quả
5. Củng cố- dặn dò: (2- 3’)
- Kể tên các cơ quan tiêu hoá?
- Nhận xét giờ học
- HS chơi
- Làm theo cặp: HS quan sát hình 1 -> đọc vị trí
- Hoạt động cả lớp: Treo tranh, HS lên gắn phiếu tên cơ quan tiêu hoá. HS chỉ và nói đường đi của thức ăn trong ống tiêu hoá
HS quan sát H2/13
- HS kể
- Chia 4 nhóm: mỗi nhóm 1 bộ tranh, các tấm bìa ghi tên các cơ quan tiêu hoá
- HS làm trong nhóm
- Các nhóm trình bày
**********************
Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012
Toán
Tiết 25: Luyện tập
I. Mục tiêu.
Giúp HS củng cố cách giải bài toán về nhiều hơn.
ii.đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Không kiểm tra
2.Hoạt động 2: Luyện tập (37’)
Bài 1: Làm bảng con
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán
- Nhìn tóm tắt nêu lại bài toán
- Viết phép tính giải của bài toán
- Nêu câu lời giải
- Trình bày toàn bộ bài giải
=> Chốt: Cách giải bài toán về nhiều hơn.
Bài 2: Làm bảng con
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nhìn tóm tắt nêu lại bài toán
- Viết phép tính giải của bài toán
- Nêu câu lời giải
- Trình bày toàn bộ bài giải
=> Chốt: Cách giải bài toán về nhiều hơn dựa vào tóm tắt bằng lời.
Bài 3: Làm vở
( GV vẽ tóm tắt lên bảng)
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Nhìn tóm tắt nêu lại bài toán
- Trình bày bài giải
- Chấm, chữa, nhận xét
=> Chốt: Cách giải bài toán về nhiều hơn dựa vào tóm tắt bằng sơ đồ.
Bài 4: Làm vở
- GV chấm, chữa
- Chốt: Cách giải bài toán về nhiều hơn và vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước
* Dự kiến sai lầm HS thường mắc:
Bài 3: HS lúng túng khi nhìn vào tóm tắt nêu bài toán
3. Hoạt đông 3: Củng cố( 3’)
Nhận xét, dặn dò
- HS đọc bài toán
- HS nêu
- HS tóm tắt bài toán
- HS nêu
- HS làm bảng con
- HS nêu câu lời giải của bài toán
- HS trình bày bài giải( miệng)
- HS đọc bài tập
- Đọc tóm tắt
- HS nêu
- Nhiều HS nêu
- HS làm bảng con
- HS nêu câu lời giải của bài toán
- HS trình bày bài giải( miệng)
- HS đọc bài tập
- Quan sát tóm tắt
- HS nêu
- Nhiều HS nêu
- HS làm vở + 1 HS làm bảng phụ
- HS đọc bài toán
- HS làm bài
- HS đổi vở kiểm tra
- HS chữa bài
* Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………….......
………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
**********************
Chính tả (nghe viết)
Cái trống trường em
I. Mục đích - yêu cầu :
- Nghe viết lại chính xác, không mắc lỗi 2 khổ thơ đầu trong bài "Cái trống trường em".
- Biết cách trình bày một bài thơ 4 chữ: Chữ cái đầu dòng thơ phải viết hoa, để cách 1 dòng khi viết hết 1 khổ thơ.
- Biết phân biệt l/n, en/eng, i/iê.
II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ (2-3’)
Viết: khóc, mượn, quên
2. Dạy học bài mới :
a. Giới thiệu bài (1- 2’): Viết hai khổ thơ đầu bài thơ “Cái trống trường em”
b. Hướng dẫn viết chính tả : (10- 12’)
- GV đọc bài viết
- Nhận xét chính tả:
. Tìm các dấu câu trong đoạn viết
. Tìm các chữ cái viết hoa, vì sao phải viết hoa ?
- Hướng dẫn viết từ khó
.GV đưa từ khó:
trống, liền, ngẫm nghĩ, nằm
. GV xoá bảng- GV đọc cho HS viết
c.Viết chính tả (13-15’)
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài viết, kiểm tra tư thế ngồi...
- GV đọc chính tả
d. Chấm, chữa bài (3-5’)
- GV đọc- GV kết hợp chữa lỗi: trống, liền, ngẫm nghĩ, nằm.
- GV chấm 7- 9 bài, nhận xét
e. Hướng dẫn bài tập chính tả: (5-7’)
* Bài 2/a/46: Điền l hay n?
- GVchấm, nhận xét.
=> Chốt: Khi điền l hay n cần chú ý đến nghĩa của từ.
Bài 3/46: Tìm từ:
- GV+lớp nhận xét, chốt đáp án đúng.
* Chú ý HS tìm được nhiều từ khác nhau.
3. Củng cố dặn dò (1-2’)
- NX, tuyên dương
- HS viết bảng con
- HS đọc thầm theo.
- HS nhận xét
- HS phân tích tiếng khó
- HS viết bảng con chữ khó
- HS viết bài vào vở
HS soát lỗi- HS chữa lỗi, thống kê lỗi.
- HS đọc yêu cầu- lớp đọc thầm.
- HS thực hiện yêu cầu bài vào vở
- 1 số HS đọc lại bài làm.
HS đọc yêu cầu bài- lớp đọc thầm.
- Thi tìm nhanh theo nhóm - làm miệng
…………………………………………………………………………………….......
………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
**********************
Tập làm văn
Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài
Luyện tập về mục lục sách
I. Mục đích - yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng nghe và nói:
- Dựa tranh, câu hỏi, kể lại từng việc thành câu, tổ chức câu thành bài, đặt tên cho bài.
2. Rèn kĩ năng viết
- Soạn về một mục lục sách đơn giản.
II. Đồ dùng dạy - học.
- Tranh minh hoạ bài tập 1 sgk
III. Các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ (3-5’)
- Đóng vai bạn Tuấn trong truyện “Bím tóc đuôi sam” nói lời xin lỗi bạn Hà
- Đóng vai bạn Lan trong truyện "Chiếc bút mực" để nói lời cảm ơn.
2. Dạy bài học mới .
a. Giới thiệu bài (1-2’)
2. Hướng dẫn làm bài tập( 28- 30’)
*Bài 1/47:
Dựa vào tranh, trả lời câu hỏi( 8 – 9’)
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm
+ HS hỏi - đáp trước lớp
- Bạn trai đang vẽ ở đâu ?
- Bạn trai nói gì với bạn gái?
- Bạn gái NX như thế nào ?
- Hai bạn đang làm gì ?
+ Ghép nội dung bức tranh thành câu chuyện
- NX- cho điểm
* Bài 2/47: Đặt tên cho câu chuyện (8-10’)
(GV khuyến khích HS đặt được nhiều tên phù hợp với nội dung truyện)
đ HS, GV nhận xét.
=> Chốt: Dựa vào đâu em đặt được tên truyện?( Dựa vào nội dung của câu chuyện)
* Bài 3/47: Đọc mục lục sách, viết tên bài tập đọc (10’).
- GV hướng dẫn HS cách làm bài, cách trình bày bài.
- GV chấm, nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò (3-5’)
- Câu chuyện “Bức vẽ trên tường” khuyên em điều gì ?
- Về nhà kể chuyện cho mọi người nghe.
- 2 HS đóng vai
- 2 HS đóng vai
+ 2 HS đọc yêu cầu bài1 - cả lớp đọc thầm .
- HS quan sát từng tranh+ đọc thầm các câu hỏi dưới mỗi tranh.
- HS thảo luận theo nhóm đôi
- Trình bày kết quả theo nhóm
- HS khá-giỏi trả lời liền 4 câu hỏi của 4 tranh tạo thành bài.
-2-3 HS dựa vào tranh,các câu hỏi, câu trả lời kể lại câu chuyện
+ HS đọc yêu cầu bài 2
- HS suy nghĩ trả lời miệng
- 2 HS đọc yêu cầu bài- cả lớp đọc thầm.
- 3 HS đọc to mục lục các bài tập đọc tuần 6-lớp đọc thầm.
- HS làm bài vào vở
…………………………………………………………………………………….......
………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
**********************
Hoạt động tập thể
An toàn giao thông
Bài 3: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông và
biển báo hiệu giao thông đường bộ
I Mục tiêu:
- H biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh để điều khiển xe và người đi lại trên đường
- Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.
- Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của CSGT và của biển báo hiệu GT.
- Phân biệt nội dung 3 biển báo cấm: 101;102;112
- Có ý thức tuân theo hiệu lệnh của CSGT và biển báo hiệu GT.
II Nội dung an toàn giao thông: (SGK T 19,20)
III. Chuẩn bị:
G: 2 bức tranh 1;2 và ảnh số 3 SGK phóng to. 3 biển báo cấm: 101;102;112 phóng to.
IV.Các hoạt động chính.
* Hoạt động1: Giới thiệu bài, ghi bảng
* Hoạt động2: Hiệu lệnh của CSGT.
+ Mục tiêu:Giúp H biết được hiệu lệnh của CSGT và cách thực hiện hiệu lệnh.
+ Cách tiến hành:
- G lần lượt treo 5 bức tranh SGK (12,13) hướng dẫn H quan sát, tìm hiểu các tư thế của CSGT điều khiển và nhận biết được việc thực hiện theo lệnh đó như thế nào?
- G làm mẫu từng tư thế và giải thích nội dung hiệu lệnh của từng tư thế.
- H quan sát, nhận xét.
- Cho 1 – 2 H lên thực hành làm CSGT.
- Thực hành đi theo đường, đi theo hiệu lệnh của CSGT.
- Nhận xét
+ Kết luận: Nghiêm chỉnh chấp hành theo hiệu lệnh của CSGT để bảo đảm an toàn khi đi trên đường.
* Hoạt động3: Tìm hiểu về biển báo giao thông.
+ Mục tiêu: Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.
- Biết ý nghĩa, nội dung 3 biển báo hiệu thuộc nhóm biển báo cấm.
+ Cách tiến hành:
- Chia nhóm: 6 nhóm (cứ 2 nhóm có biển báo giống nhau).
- Yêu cầu H nêu đặc điểm của biển báo về: Hình dáng, màu sắc, hình vẽ bên trong.
- H thảo luận nhóm -> đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét
* Kết luận: Khi đi trên đường gặp biển báo cấm thì người và các loại xe phải thực hiện đúng hiệu lệnh ghi trên mỗi biển đó.
* Hoạt động 4: “ Ai nhanh hơn”
+ Mục tiêu: H thuộc tên các biển báo vừa học
+ Cách tiến hành:
- Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 2 em.
- G chuẩn bị 5 - 6 biển báo úp xuống mặt bàn, H lật nhanh biển chọn ra các biển vừa học, đọc tên biển báo. Đội nào nhanh thì thắng cuộc.
- HS chơi
- Nhận xét
* Kết luận: Đặc điểm của các biển báo.
***********************
Ngày tháng năm2012
Khối trưởng
Nguyễn Thị Hồng Lựu
Phần kiểm tra của ban giám hiệu
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Hue2a1-t5.doc