Rèn khả năng đọc thành tiếng: Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các tiếng khó. Biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu hỏi. Biết đọc phân biệt lời kể với lời nhân vật.
- Rèn khả năng đọc hiểu: Hiểu nghĩa các từ mới. Hiểu nội dung bài. Khen ngợi Mai là một cô bé ngoan và biết giúp đỡ bạn.
35 trang |
Chia sẻ: vjt.coi9x | Lượt xem: 763 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 5 (Tiết 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:1-2
nêu mđ yêu cầu
b, HD làm bài:28-30
- Bài 1: Đọc yêu cầu bài: (1 – 2 em) Đọc mẫu (2 – 3 em)
? Mẫu là CH cho câu nào? – H xác định (1 – 2 em)
- H tự làm - đọc nối tiếp kết quả: 4 – 5 em.
* Chốt nội dung: Củng cố kỹ năng đặt câu hỏi cho câu gt.\
- Bài 2: Bài tập yêu cầu gì? Đọc mẫu (1 – 2 em)
Mẫu ghi mấy cách nói à Dùng cho câu nào? Đọc các từ in đậm trong mỗi câu.
Thảo luận cách nói (theo cặp) –Nói nối tiếp các câu (4 – 5 em)
Nhận xét cách nói của bạn?
à Chốt nội dung: Biết đặt câu phủ định theo mẫu.
- Bài 3: Đọc yêu cầu bài? Bài tập có mấy yêu cầu – (2 – 3 em)
* Chia nhóm học sinh theo cặp trao đổi – Viết các từ.
* Đọc nối tiếp kết quả (4 – 7 em)
Tuyên dương những học sinh có kết quả bài làm tốt.
à Củng cố mở rộng vốn từ về đồ dùng học tập.
3. Củng cố – dặn dò:3
- Hệ thống nội dung bài
- Nhận xét chung tiết học
..............................................***********************...............................................
Thứ năm ngày 27 tháng 9 năm 2007
Toán
Luyện tập
I/. Mục tiêu: Giúp HS
Củng cố và rèn kỹ năng thực hiện phép cộng dạng 47 + 25 ; 47 + 5 ;
7 + 5.
II/. Bài học:
1. KTBC:3-5
Viết và thực hiện 5 phép tính dạng 47 + 25.
HS làm bảng con – NX chữa bài.
2. Luyện tập: 30-35
2.1: Bài 1: H đọc yêu cầu (2-3 em) – Tự làm bài.
G chấm ĐS – Hướng dẫn chữa: Đọc nối tiếp kết quả.
* Củng cố bảng cộng 7
2.2 Bài 5: Bài tập yêu cầu gì? – H tự làm bài.
Kết quả điền vào ô trống là những số nào? (3-4 em)
Vậy các phép tính nào có thể nối được với ô trống? (2-3 em)
* Củng cố kỹ năng tính nhẩm.
2.3 Bài 2: Đọc thầm yêu cầu – Tự làm bài.
Đọc kết quả - Nêu cách thực hiện.
2.4 Bài 3: Đọc yêu cầu (1-2 em). Bài tập có yêu cầu gì?
Đặt đề toán theo tóm tắt (1-2 em)
Bài toán hỏi gì? – H tự làm bài.
G chấm bài – Hướng dẫn chữa.
* Củng cố kỹ năng giải toán theo tóm tắt.
2.5 Bài 4: Đọc yêu cầu – Tự làm bài.
G chấm bài – Hướng dẫn chữa: Đọc kết quả (1-2 dãy)
* Làm thế nào để điền được dấu đúng?
3. Củng cố – Dặn dò: Hệ thống nội dung bài.
NXC tiết học.
(*) Dự kiến sai lầm:
Việc xác định lời giải dựa vào tóm tắt của 1 số em còn khó khăn.
* Biện pháp:
Giúp H đặt đề, xác định yêu cầu bài học.
..............................................***********************...............................................
Tập viết
Chữ hoa Đ
I/. Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng viết chữ: Biết viết chữ cái hoa Đ theo cỡ vừa và nhỏ. Biết viết ứng dụng đúng mẫu.
- Trình bày sạch đẹp
II/. Đồ dùng: Mẫu chữ hoa Đ và nội dung bài
III/. Bài học:
1. KTBC: 3-5
Viết chữ hoa Đ
- HS viết bảng con.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu chữ mẫu: 3-5
- H quan sát nhận xét
? Độ cao chữ Đ? Điểm giống và khác nhau với chữ hoa D?
G nêu quy trình viết – viết mẫu
H viết bảng con – nhận xét sửa chữa
b/Hd viết ứng dụng: 5-7
- GT từ: Đẹp – H đọc: 2 – 3 em.
? Nhận xét chữ Đẹp gồm những chữ cái nào? Độ cao? (2 – 3 HS)
G nêu quy trình viết
- GT cụm từ: “Đẹp trường đẹp lớp” H đọc: 2 – 3 em
? Nhận xét độ cao của các chữ trong cụm từ?
G nêu QT viết, khoảng cách chữ.
H viết bảng con cỡ nhỏ: Đẹp
b, HD viết vở: 15-17
- Nêu nội dung, yêu cầu bài viết
- GT vở mẫu
- HD tư thế để vở – từng loại chữ
- H viết bài
c, Thu chấm:5
8-10 bài: Nhận xét chung
3. Dặn dò:3
Luyện viết chữ Đ thế viết nghiêng
..............................................***********************...............................................
Đạo đức
Gọn gàng ngăn nắp(tiết 2)
I/. Mục tiêu:
- Giúp học sinh hiểu: ích lợi của việc sống gọn gàng ngăn nắp. Biết phân biệt gọn gàng ngăn nắp. Biết giữ gọn gàng ngăn nắp chỗ học chỗ chơi.
II/. Hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Đóng vai theo tình huống
- Nêu tình huống:
+ Em vừa ăn cơm xong chưa dọn có bạn rủ đi chơi.
+ Nhà sắp có khách mẹ giục đi dọn nhà cửa?
- Chia nhóm thảo luận tình huống
- 2 – 3 nhóm thể hiện: Nhận xét bổ sung
KL: Nên cùng mọi người dọn gọn gàng, ngăn nắp chỗ học chỗ chơi, nơi ở.
2. Hoạt động 2: Tự liên hệ
-Kiểm tra việc giữ gọn gàng ngăn nắp theo 3 mức độ:
+ Thường xuyên tự dọn chỗ học chỗ chơi
+ Chỉ làm khi được mọi người nhắc nhở
+ Nhờ người làm hộ.
- Lấy biểu quyết cho từng mức độ
- Khen học sinh ở mức độ 1.
KL: Sống gọn gàng ngăn nắp làm cho nhà cửa sạch đẹp và khi cần sử dụng không phải mất thời gian tìm kiếm. Người sống gọn gàng ngăn nắp luôn được mọi người yêu quý.
- Làm bài tập tự liên hệ vở bài tập
- Đọc kết quả: 4 – 5 em: Nhận xét bổ sung
3. Hoạt động 3: Dặn dò: Thực hiện thường xuyên việc gọn gàng ngăn nắp ở mọi lúc, mọi nơi.
..............................................***********************...............................................
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2007
Tập làm văn
Tuần 6.
I/. Mục tiêu:
Rèn kỹ năng nghe và nói: Biết TLCH và đặt câu theo mẫu khẳng định phủ định.
Rèn kỹ năng viết: Biết tìm và ghi lại mcụ lục sách.
II/. Đồ dùng: Tập truyện TN.
III/. Bài học:
1. KTBC:3-5
Đọc kết quả bài tập 1:
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:1-2
Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
B, Hướng dẫn làm bài tập.28-30
- Bài 1: Đọc yêu cầu bài – Mẫu (1-2 em)
GV ghi yêu cầu và mẫu.
? 1 Câu hỏi có mấy cách trả lời? Đọc lại câu mẫu (1-2 em)
? Hãy nhận xét 2 cách trả lời? ( Cách 1 là gì? Cách 2 trả lời như thế nào?)
Vận dụng trả lời các câu: 4-8 em – NX bổ sung.
* Yêu cầu nói theo mẫu câu khẳng định và câu phủ định.
- Bài 2: Bài tập yêu cầu gì? Đọc mẫu (2-3 em)
? Mẫu đặt cho câu nào? Đọc các từ in đậm.
NX sửa chữa – H đặt câu theo mẫu.
- Bài 3: Bài tập yêu cầu gì? Ghi lại nội dung gì? (2-3 em)
? Nội dung cần ghi nằm ở đâu?
? Đọc nội dung cần tìm (1-2 em)
Vận dụng làm bài – G bao quát hướng dẫn.
G chấm ĐS – Hướng dẫn chữa: Đọc nối tiếp kết quả.
3. Dặn dò: NXC tiết học.
Chuẩn bị tiết sau.
..............................................***********************...............................................
Toán
Bài toán về ít hơn
I/. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố kỹ năng ít hơn và biết giải toán về ít hơn (Dạng đơn giản). Rèn kỹ năng giải toán về ít hơn.
II/. Đồ dùng: Bảng phụ:
III/. Bài học:
1. KTBC:3-5
Đặt tính và thực hiện
47 + 15 ; 67 + 4 ; 17 + 38.
H làm bảng con
2. Bài mới:12-15
a, Giới thiệu bài toán – Trực quan (Gắn trực quan)
Hàng trên:
Hàng dưới:
Đặt đề theo Thứ tự ( 1 – 2 em)
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
? Hàng dưới ít hơn hàng trên ( ? quả) ( 1 – 2 em)
H tự giải bài ( ghi phương pháp) - H đọc kết quả ? ( 3 – 4 em)
G ghi cách trình bày giải – HD cách trình bày.
à Đây là bài toán về dạng ít hơn (Dạng toán đơn)
- Đọc phần bài đọc SGK (1 – 2 em)
b, Bài tập thực hành:15-19
- Bài 1: (BC) Đọc yêu cầu bài (1 – 2 em) và tóm tắt.
Bài toán yêu cầu tìm số cây vườn nhà ai? (1 – 2 em)
H tự làm (ghi pt) Đọc nối tiếp kết quả: 4 – 5 em.
* Củng cố kỹ năng có tóm tắt bằng lời.
- Bài 2: (SGK) Đọc yêu cầu bài – H tự làm bài
* Lưu ý “Thấp hơn”
G chấm ĐS – Hướng dẫn chữa: Đọc kết quả: 2 – 3 em.
- Bài 3: (Vở ghi)
- H đọc thầm đề bài – tự làm
G chấm ĐS: H đổi vở kiểm tra cách trình bày kết quả.
* Củng cố kỹ năng giải, trình bày bài giải.
3. Dặn dò:3
- Nhận xét chung tiết học
- Dự kiến sai lầm:
Một số em còn sai lầm trong phân biệt xác định đối tượng cần tìm
- Biện pháp:
Yêu cầu học sinh đọc đề và xác định rõ yêu cầu bài.
..............................................***********************...............................................
Chính tả
Ngôi trường mới
I/. Mục tiêu:
Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài “Ngôi trường mới”. Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có vần, âm dễ lẫn.
II/. Bài học:
1. KTBC:3-5
H viết bảng con - viết 3 tiếng có vần ai, viết 3 tiếng có vần ay.
2. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:1-2
Nêu mục đích yêu cầu tiết học.
B, Hướng dẫn bài viết:10-12
G đọc bài: HS NX.
Trong bài có những dấu câu nào? Những chữ nào viết hoa?
* Phân tích các chữ khó: Rung động, trang nghiêm, thân thương, trống.
H phân tích: Âm – Vần – Thanh.
Luyện viết chữ khó (Bảng con)
- Hướng dẫn viết bài:13-15
Hướng dẫn tư thế viết.
H viết bài.
- Hướng dẫn chấm chữa:3-5
G đọc bài 1 lần.
HS soát ghi số lỗi – Chữa lỗi.
C, Bài tập:5-7
- Bài 2: H đọc yêu cầu – Tự làm bài.
G chấm ĐS – Hướng dẫn chữa.
- Bài 3: H đọc yêu cầu – Tự làm - Đọc kết quả.
3. Dặn dò:1-2
NXC tiết học, tuyên dương H viết đẹp
..............................................***********************...............................................
Tự nhiên và xã hội
Tiêu hóa thức ăn
I/. Mục tiêu:
Sau bài học học sinh có thể nhớ về nói được về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng, dạ dày, ruột non, ruột già. Hiểu được ăn chậm, nhai kỹ giúp cho thức ăn dễ tiêu hóa.
II/. Đồ dùng: Tranh vẽ SGK
III/. Bài học:
1. KTBC: Nêu các cơ quan tiêu hóa: (2 – 3 em)
2. Các hoạt động dạy học:
a, Hoạt động 1: Khởi động:
Trò chơi: Chế biến thức ăn (1 – 2’)
b, Hoạt động 2: Thực hành và thảo luận
- HD giúp học sinh hiểu sơ lược về sự biến đổi thức ăn ở khoang miệng và dạ dày.
- Chia nhóm học sinh để thảo luận (Theo 2 bàn và 4 em)
? Khi ta ăn thức ăn thay đổi như thế nào? Vai trò của răng, lưỡi, nước bọt?
- Đại diện nhóm trình bày (2 – 3 em) – Nhận xét bổ sung.
KL: Khoang miệng lấy thức ăn, nghiền nát thức ăn nhờ răng, lưỡi, nước bọt, chuyển thức ăn xuống dạ dày lấy chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.
c, Hoạt động 3: Làm việc với SGK:
- Giúp học sinh nắm sơ lược về biến đổi thức ăn trong ruột non và ruột già.
- Chia nhóm (theo cặp) – Quan sát tranh và nhận xét.
? Vào ruột non thức ăn tiếp tục làm gì? Phần chất bổ được đưa đi đâu? Để làm gì? Phần ruột già có vai trò gì? Tại sao chúng ta ần đi đại tiện hàng ngày?
- Đại diện các nhóm trung bình (3 – 4 em) – nhận xét bổ xung
LK: thức ăn vào ruột non phần lớn được biến hóa thành chất bổ đi nuôi cơ thể còn chất bã được đưa xuống ruột già đưa ra ngoài. Hàng ngày ta cần đi dại tiện đều đặn để tránh táo bón
D. Hoạt động 4: Liên hệ T2
? Tại sao chúng ta cần nhai chậm, nhai kỹ, không chạy nhảy khi ăn no.
*********************************************************************
*********************************************************************
File đính kèm:
- TUAN 5-6.doc