Giáo án lớp 2 Tuần 5- Năm học 2009-2010

A. Mục tiêu:

- HS hiểu lợi ích của việc gọn gàng, ngăn nắp.

- HS biết phân biệt gọn gàng, ngăn nắp và chưa gọn gàng, ngăn nắp.

- Biết giữ gọn gàng, ngăn nắp chỗ học, chỗ chơi.

- HS yêu mến những người biết sống gọn gàng, ngăn nắp.

B. Đồ dùng dạy – học:

- GV: Phiếu bài tập 1, tranh bài tập 2.

- HS: Thẻ màu.

 

doc23 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 5- Năm học 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỂ DỤC Tiết 10 Động tác Bụng - Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại. SGV/46 Thời gian dự kiến: 35 phút. A. Mục tiêu: - Ôn 4 động tác Vươn thở, Tay, Chân, Lườn; học mới động tác Bụng. Yêu cầu thực hiện từng động tác tương đối chính xác, đúng nhịp, đúng phương hướng. - Học cách chuyển đội hình hàng ngang thành vòng tròn và ngược lại. Yêu cầu thực hiện động tác nhanh và trật tự hơn giờ trước. B. Địa điểm và phương tiện: - Sân trường sạch sẽ, 1 còi. Kẻ sân cho trò chơi “Qua đường lội”. C. Các hoạt động dạy – học: Nội dung Định lượng PP tổ chức 1. Phần mở đầu: - GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. - Đứng vỗ tay và hát. - Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay. * Kiểm tra bài cũ: 2 – 4 HS thực hiện 4 động tác đã học. 2. Phần cơ bản: - Chuyển đội hình hàng ngang thành đội hình vòng tròn và ngược lại. Tiếp theo cho HS quay thành hàng dọc, tập chuyển đội hình hàng dọc thành đội hình vòng tròn. - Học động tác Bụng: GV làm mẫu, HS tập luyện. - Ôn 5 động tác: Vươn thở, Tay, Chân, Lườn, Bụng (2 x 8 nhịp). Lần 1: GV vừa làm mẫu vừa hô nhịp để HS tập theo. Lần 2: GV hô nhịp, không làm mẫu. Lần 3: Lớp trưởng hô nhịp. - Trò chơi: “Qua đường lội” hoặc do GV chọn. 3. Phần kết thúc: - Trò chơi “Chạy ngược chiều theo tín hiệu”. - Cúi người thả lỏng. - Nhảy thả lỏng. - GV hệ thống bài, thu nhỏ vòng tròn bằng khẩu lệnh. - Nhận xét giờ học, giao việc về nhà. 1– 2 phút 1– 2 phút 4 – 5 lần 2 – 3 lần 2 – 3 lần 5 – 6 phút 1 phút 5 – 10 lần 4 – 5 lần 1 – 2 phút 1 – 2 phút Hàng dọc Hàng dọc Hàng ngang Hàng ngang Hàng ngang, hàng dọc, Vòng tròn Hàng ngang Hàng ngang Vòng tròn Vòng tròn Vòng tròn Vòng tròn Hàng dọc D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………... …………………………………………………………………………………………. ____________________________________________________________________ Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2009. ÂM NHẠC Tiết 5 Ôn tập bài hát: Xòe hoa. Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: - Hát đúng giai điệu và lời ca. - Tập biểu diễn bài hát. B. Đồ dùng dạy – học: - GV chuẩn bị một vài động tác múa đơn giản; nhạc cụ và băng nhạc. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: HS hát lại bài Xòe hoa kết hợp vỗ tay theo nhịp. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. * Hoạt động 1:Ôn tập bài hát Xòe hoa. - Hát luân phiên theo nhóm. - Cho HS hát kết hợp với vận động phụ họa. - Hướng dẫn cho HS biểu diễn trước lớp (Đơn ca, tốp ca). * Hoạt động 2: Hát kết hợp với trò chơi theo bài Xòe hoa. * Trò chơi 1: Nghe gõ tiết tấu đoán câu hát trong bài (Như SGV/18). * Trò chơi 2: Hát giai điệu của bài bằng các nguyên âm: o, a, u, i (Như SGV/18). 3. Củng cố, dặn dò: HS ôn lại bài hát. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. __________________________________ TẬP LÀM VĂN Tiết 5 Trả lời câu hỏi. Đặt tên cho bài. Luyện tập về mục lục sách. Sgk: 47 Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: 1. Rèn kĩ năng nghe và nói: - Dựa vào tranh vẽ và câu hỏi, kể lại được từng việc thành câu, bước đầu biết tổ chức các câu thành bài và đặt tên cho bài. 2. Rèn kĩ năng viết: Biết soạn một mục lục đơn giản. 3. Giáo dục HS ý thức giữ trường lớp sạch đẹp. B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Tranh minh hoạ bài tập 1/SGK. Bảng phụ viết tên các bài tập đọc của bài tập 3. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: GV nêu 2 tình huống – 2 HS lên bảng: 1 em nói lời cảm ơn và một em nói lời xin lỗi. - HS theo dõi, nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. * Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài tập 1/SGK: (Miệng). - HS đọc yêu cầu bài tập – GV treo tranh, nêu yêu cầu bài tập. - HS đọc thầm lại câu hỏi, suy nghĩ trả lời câu hỏi – GV theo dõi, hướng dẫn HS yếu. - GV chỉ tranh nêu câu hỏi và HS trả lời – Cả lớp theo dõi, nhận xét. + Tranh 1: Bạn trai đang vẽ lên tường của trường học. + Tranh 2: Bạn trai hỏi bạn gái là mình vẽ tranh có đẹp không? + Tranh 3: Bạn gái nói bạn vẽ lên tường như vậy là xấu lắm. làm bẩn tường rồi. + Tranh 4: Hai bạn đang quét lại tường cho sạch. - GV yêu cầu HS quan sát lại từng tranh và lời nói chuyện của 2 bạn trong tranh để kể lại câu chuyện bằng lời của mình (HS khá, giỏi). * GV chốt: Khi trả lời câu hỏi phải trả lời cho tròn câu và đủ ý. Không nên vẽ bậy lên tường của nhà trường. Như vậy sẽ làm mất đi vẻ đẹp của ngôi trường các em đang học. Cần giữ cho trường lớp luôn sạch sẽ, ngăn nắp. Bài tập 2/VBT: (Viết) Đặt tên cho câu chuyện bài tập 1. - HS suy nghĩ và nối tiếp nhau đặt tên cho câu chuyện trên – GV ghi nhanh lên bảng. - GV cùng lớp nhận xét, kết luận tên hợp lí – Tuyên dương HS đặt tên câu chuyện hay. Bài tập 3/VBT: (Viết) - HS đọc yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS đọc lại phần mục lục các bài tập đọc của tuần 6. - HS nêu tên các bài tập đọc – HS nhận xét – GV gắn bảng ghi tên các bài tập đọc theo thứ tự: 1. Mẩu giấy vụn. 2. Ngôi trường mới. 3. Mua kính. 3. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại nội dung bài học. - Về nhà kể lại câu chuyện bài tập 1. - GV nhận xét tiết học, tuyên dương HS học tập tốt. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. __________________________________ TOÁN Tiết 24 Bài toán về nhiều hơn. Sgk: 24 Tgdk: 40’ A. Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố khái niệm nhiều hơn. Biết cách giải và trình bày bài giải về dạng toán nhiều hơn. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn. - Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. B. Đồ dùng dạy - học: - GV: Bảng phụ bài tập, hình vẽ quả cam. C. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 2 HS lên bảng nối các điểm để có: HS 1: 1 hình chữ nhật. HS 2: 1 hình tam giác – Đọc tên các hình đó. - HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Giới thiệu bài toán nhiều hơn. - 1 HS đọc bài toán (SGK/ 24) – GV tóm tắt bài toán lên bảng và kết hợp GV đính hình vẽ 5 quả cam lên bảng như SGK/ 24. - Hàng dưới có nhiều hơn hàng trên mấy quả cam? (2 quả cam). - GV gắn hình và vẽ sơ đồ như trong SGK/ 24. GV cho HS nhận xét và gợi ý để HS nêu bài giải: Bài giải Số quả cam ở hàng dưới có là: 5 + 2 = 7 (quả cam) Đáp số: 7 quả cam. * GV nêu thêm ví dụ cho HS giải – GV nhận xét, sửa sai, tuyên dương. Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1/VBT: - Gọi HS nêu yêu cầu – HS lời giải và phép tính giải bài toán – HS làm VBT – GV kèm HS yếu làm bài – 1 HS làm phiếu. Bài giải Số bút chì màu Lan có là: 6 + 2 = 8 ( bút chì màu) Đáp số: 8 bút chì màu. Bài 2/VBT: Cách làm tương tự như bài 1. * GV kèm HS yếu làm bài – Chấm bài – Sửa sai – Tuyên dương. Bài 3/VBT: 1HS đọc đề toán – GV tóm tắt đề toán : Dũng cao: 95 cm Hồng cao hơn Dũng: 4 cm Hỏi: Hồng cao : ? cm - HS nêu lời giải và phép tính giải bài toán – GV nhận xét. - HS làm VBT – GV kèm HS yếu làm bài – 1 HS làm phiếu. Bài giải Hồng cao số xăng ti mét là: 95 + 4 = 99 ( cm) Đáp số : 99 cm. 3.Củng cố, dặn dò: GV cho BTVN. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. __________________________________ TẬP VIẾT Tiết 5 Chữ hoa D. Sgk: 45 Tgdk: 35’ A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng viết chữ : - Biết viết chữ cái viết hoa D (Theo cỡ vừa và nhỏ). - Biết viết ứng dụng câu Dân giàu nước mạnh (Theo cỡ nhỏ). HS viết đúng mẫu, đều nét và nối nét đúng qui định. - Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết. B. Đồ dùng dạy – học: - GV: Mẫu chữ hoa D, Phiếu viết chữ Dân, cụm từ Dân giàu nước mạnh trên dòng kẻ ô li. - HS: Vở tập viết (Tập 1), bảng con. C. Các hoạt động dạy – học: 1. Bài cũ: Cả lớp viết bảng con chữ hoa C – GV nhận xét. - HS đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa của câu. - 2 HS lên bảng viết từ Chia – Cả lớp viết bảng con – GV nhận xét. - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa D. Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa D. Bước 1: GV gắn chữ mẫu – HS trả lời câu hỏi: - Chữ D cao 5 li, gồm 1 nét (nét lượn hai đầu (dọc) kết hợp với nét cong phải nối liền hai đầu, tạo thành vòng xoắn nhỏ ở chân chữ). Bước 2: GV viết lên bảng chữ D và hướng dẫn lại cách viết – HS theo dõi. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bảng con. - GV yêu cầu HS viết chữ D (2 – 3 lần) – GV uốn nắn HS yếu. - GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Dân giàu nước mạnh. - 5 HS đọc câu ứng dụng – GV giải nghĩa câu ứng dụng. Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời: + Các chữ cao 2, 5 li là: D, h, g (1,5 li nằm dười dòng kẻ). + Các chữ còn lại cao 1 li. + Đặt dấu thanh ở các chữ: a, ơ. + Các chữ cách nhau một khoảng bằng 1 con chữ o. Bước 2: GV viết bảng và hướng dẫn HS viết chữ Dân ( SGV/120). - HS viết bảng con chữ Dân – GV nhận xét, sửa sai. Hoạt động 4: HS viết vở tâp viết. - GV nhắc nhở tư thế ngồi viết. - GV nêu yêu cầu cần viết của bài: Viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ....(SGV/120). - GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ D hoa. - Về nhà viết cho hoàn thành bài – Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài. 4. Nhận xét tiết học: D. Phần bổ sung: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTUẦN 5.doc
Giáo án liên quan