Giáo án Lớp 2 Tuần 34 - Đặng Thị Thu

I Mục đích:

- Kiểm tra kết quả ôn tập đầu năm học của học sinh.

- Đọc, viết số có hai chữ số, viết số liền trước, số liền sau.

- Kĩ năng thực hiện phép cộng và phép trừ ( không nhớ) trong phạm vi 100.

- Giải toán bằng một phép tính ( cộng trừ, chủ yếu là dạng thêm và bớt 1 đơn vị từ số đã cho.

Đo và viết độ dài đoạn dây.

II Đề kiểm tra:

Bài 1: (3đ)

a, Viết các số từ: 60 đến 90.

b, Viết các số từ: 79 đến 85.

Bài 2: (1đ)

a, Số liền trước của 59 là:

b, Số liền sau của số 9 là:

 

doc63 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1100 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 34 - Đặng Thị Thu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Họat động 2: Trò chơi : " nhấc một vật" a. Mục tiêu: Biết được cách nhấc một vật sao cho hợp lí để không bị đau lưng và không bị cong vẹo cột sống. b. Cách tiến hành: * Bước 1: Giáo viên làm mẫu cách nhấc một vật như hình 6 SGK, đồng thời phổ biến cách chơi. * Bước 2: Tổ chức cho học sinh chơi - Gọi 4 học sinh lên làm mẫu, cho cả lớp quan sát và góp ý. - Cả lớp chia thành 2 đội có số người bằng nhau mỗi đội xếp hàng dọc đứng cách hai vật nặng để ở phía trước mặt một khoảng cách bằng nhau. Trước mỗi hàng dọc vẽ một vạch ngang. Mọi người đều phải đứng phía dưới vạch. - Giáo viên nhận xét em nào nhấc vật đúng tư thế và khen ngợi đội nào có nhiều em làm đúng, làm nhanh. - Hỏi: Qua trò chơi này các con đã học được gì? - Học sinh quan sát - Học sinh chơi 4. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: 2p - Củng cố kiến thức cho học sinh. - Nhắc học sinh về nhà làm BT trong VBT. MÔN : ÂM NHẠC HỌC BÀI HÁT : XOÈ HOA ( Dân ca Thái :lời mới Phan Duy ) I. Mục tiêu: - Biết " xoè hoa " là một bài dân ca của đồng bào Thái ở Tây Bắc. - Hát đúng giai điệu và lời ca. - Học sinh biết gõ đệm theo phách, theo nhịp, theo tiết tấu lời ca. II. Đồ dùng dạy học: - Hát chuẩn bị bài " xoè hoa" III. Hoạt động dạy học: 1. Giới thiệu bài: Xoè hoa là một trong những bài dân ca hay của dân tộc Thái. Xoè tiếng Thái là múa. Xoè hoa nghĩa là múa hoa. 2. Hoạt động 1: dạy bài hát " xoè hoa " - Giới thiệu bài hát : bài hát được hình thành ở giọng pha 5 âm :pha, son, la , đô, rê. - Hát mẫu - Cho học sinh đọc lời ca. - Dạy hát từng câu. - Học sinh đọc lời ca - Học sinh hát 3. Hoạt động 3: Hát kết hợp gõ đệm - Vừa hát vừa gõ theo phách - Vừa hát vừa gõ theo nhịp - Vừa hát vừa gõ theo tiết tấu lời ca - Học sinh hát và gõ theo phách - Học sinh hát và gõ theo nhịp - Học sinh gõ theo tiêt tấu lời ca 4. Phần kêt thúc: - Giáo viên hệ thống lại bài, học sinh về nhà học bài hát. Ngày soạn: 30 tháng 9 năm 2008 Ngày giảng : thứ sáu ngày 3 tháng 10 năm 2008 MÔN : TOÁN BÀI 19 : 28 + 5 I. Mục tiêu: - Giúp học sinh biết cách thực hiện phép cộng dạng 28 + 5 ( cộng có nhớ dưới dạng tính viết ) II. Đồ dùng dạy học: - 2 bó chục que tính và 13 que tính rời III. Hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: 3p - Gọi học sinh làm bài tập 4 SGK trang 19. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét và cho điểm. B. Bài mới: 1. Giới thiệu phép cộng 28 + 5: 10p - Giáo viên nêu bài toán dẫn ra phép tính : 28 + 5 = ? - Học sinh có thể tìm ra kết quả dựa trên que tính. Chẳng hạn : gộp 8 que tính với 2 que tính (ở 5 que tính ) được 1 chục que tính ( bó lại thành 1 bó ) và còn 3 que tính rời; 2 chục que tính thêm 1 chục que tính là 3 chục que tính, lại thêm 3 que tính rời như vậy có tất cả là 33 que tính. Vậy 28 + 5 = 33. - Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính viết và tính từ phải sang trái: 28 + 5 -------- 33 2. Thực hành: 17p Bài 1: Tính - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách làm. - Gọi học sinh lên làm trên bảng, dưới lớp làm vào VBT. - Giáo viên và học sinh nhận xét. Bài 2 : Nối phép tính với kết quả đúng - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách nối. - Học sinh tự làm vào VBT. Bài 3 : - Gọi học sinh đọc bài toán. - Gọi học sinh tóm tắt. - Gọi học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT. Bài 4 : Vẽ đoạn thẳng có độ dài 6 cm. - Gọi học sinh đọc yêu cầu. - Giáo viên hướng dẫn học sinh cách vẽ. -Yêu cầu học sinh tự làm vào VBT. 3. Củng cố, dặn dò: 2p - Giáo viên hệ thống bài. - Nhận xét giờ học và yêu cầu học sinh về nhà làm bài tập trong SGK trang 20. - 1 học sinh lên bảng làm. - Học sinh nhận xét. - Học sinh đọc yêu cầu. - Học sinh lên bảng làm, dưới lớp làm vào VBT. - Học sinh tự làm vào VBT. Trên bãi cỏ có cả trâu và bò có số con là : 18 + 7 = 25 ( con trâu và bò ) Đáp số : 25 con trâu và bò - Học sinh làm vào VBT. MÔN : CHÍNH TẢ Nghe - viết : TRÊN CHIẾC BÈ I. Mục tiêu : - Chép lại chính xác đoạn tóm tắt nội dung bài " Chiếc bút mực". - Viết đúng một số tiếng có âm giữa vần (âm chính ) ia/ya; Làm đúng các bài tập phân biệt tiếng có âm đầu l/n ( hoặc vần en/eng ). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung đoạn chép. - Bảng nhóm. - VBT. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: 3p - Gọi 2 học sinh lên bảng lớp, cả lớp viết bảng con những từ ngữ sau : dỗ em, ăn giỗ, dòng sông, ròng rã... - Giáo viên nhận xét và cho điểm học sinh. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 1p Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. 2. Hướng dẫn tập chép: 2.1. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị. 5p - Giáo viên treo bảng phụ đã viết đoạn tóm tắt. - Giáo viên hướng dẫn chuẩn bị: + Học sinh tập viết tên riêng trong bài; Viết vào bảng con những tiếng dễ viết sai : bút mực, lớp, quên, lấy, mượn… + Tìm những chỗ có dấu phẩy trong đoạn văn. - 3 học sinh đọc đoạn chép. - 1 học sinh đọc lại đoạn văn ( chú ý nghỉ hơi đúng chỗ có dấu phẩy ). 2.2. Học sinh chép bài vào vở.9p - Học sinh chép bài. 2.3. Giáo viên chấm chữa bài.4p - Giáo viên chấm 6 bài, nêu nhận xét. - Học sinh tự chữa lỗi bằng bút chì. 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.13p 3.1. Bài tập 1: Ghi vào chỗ trống trong bảng. - Giáo viên hướng dẫn học sinh làm. - Cho 2 học sinh làm vào bảng phụ rồi treo lên bảng trình bày. - Giáo viên và học sinh nhận xét. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. 3.2. Điền tiếp vào chỗ trống để phân biệt cách viết các chữ in đậm. - Giáo viên cho học sinh làm phần b. - Hướng dẫn học sinh cách làm. - Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm tìm một ý. - Nhóm trưởng lên trình bày, học sinh các nhóm nhận xét. - Giáo viên nhận xét. - Đọc yêu cầu bài. - Các nhóm thảo luận và laà vào bảng phụ, lên trình bày. 4. Củng cố, dặn dò: 2p - Giáo viên nhận xét tiết học, khen ngợi những em TẬP LÀM VĂN CẢM ƠN , XIN LỖI I. Mục tiêu: - Rèn kĩ năng nghe và nói : + Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp. + Biết nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có cùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp. - Rèn kĩ năng viết: viết được những điều vừa nói thành đoạn văn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ BT3. - VBT. III. Hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ: 3p - Gọi học sinh làm lại BT2 tuần trước. - Gọi 2 học sinh đọc lại danh sách một nhóm trong tổ học tập của em (BT3). - Giáo viên nhận xét và cho điểm. - Học sinh thực hiện. B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: 1p Trong những tiết tập làm văn trước, các em đã học cách chào hỏi, tự giới thiệu. Trong tiết học hôm nay, cô sẽ dạy các em nói lời cảm ơn, xin lỗi sao cho thành thực, lịch sự. 2. Hướng dẫn làm bài tập: 25p 2.1. Bài tập 1:Viết lời cảm ơn của em trong mỗi trường hợp sau: - Cho học sinh trao đổi nhóm, các em nói lời cảm ơn của mình cho bạn nghe. - Giáo viên nêu từng tình huống rồi gọi học sinh gọi nhiều học sinh nối tiếp nhau nói lời cảm ơn. - Giáo viên nhận xét, khen ngợi những học sinh biết nói lời cảm ơn lịch sự, hợp với tình huống. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Với bạn cho đi chung áo mưa ( chân thành, thân mật ) : Cảm ơn bạn / mình cảm ơn bạn / cảm ơn bạn nhé / may qúa không có bạn thì tớ ướt hết.... - Với cô giáo cho mượn sách ( lễ phép, kính trọng ): Em cảm ơn cô ạ / Em xin cảm ơn cô... - Với em bé nhặt hộ chiếc bút ( thân ái ) : Chị cảm ơn em / Cảm ơn em nhé / Em ngoan quá... 2.2. Bài tập 2: Viết lời xin lỗi của em trong mỗi trường hợp sau: - Giáo viên giúp học sinh nắm được yêu cầu BT. - Cách tiến hành tương tự bài 1. - Giáo viên khen ngợi những học sinh biết nói lời xin lỗi thành thực, hợp tình huống. - Đọc yêu cầu BT. - Với người bạn bị em lỡ giẫm vào chân : Ôi, xin lỗi cậu / Xin lỗi, tớ vô ý quá... - Với mẹ vì em quên việc mẹ dặn : Ôi con xin lỗi mẹ / Con xin lỗi mẹ, lần sau con sẽ không thế nữa. - Với cụ già bị em va phải : Cháu xin lỗi cụ / Ôi, cháu vô ý quá, cháu xin lỗi cụ ạ... 2.3. Viết vào chỗ trống 3, 4 câu nói về nội dung của mỗi tranh dưới đây, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi. - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh và đoán xem việc gì xảy ra. - Gọi nhiều học sinh kể nội dung tranh 1 có dùng lời cảm ơn, và nội dung tranh 2 có dùng lời xin lỗi. - Giáo viên và học sinh nhận xét. - Tranh 1: bạn gái được mẹ ( cô, dì, bác... ) cho 1 con gấu bông, bạn cảm ơn mẹ. Tranh 2 : Bạn trai làm vỡ lọ hoa và xin lỗi mẹ. - Tranh 1: Mẹ mua cho Hà một con gấu bông. Hà giơ hai tay nhận gấu bông và nói : Con cảm ơn mẹ ạ!. Nhân ngày sinh nhật Hà, mẹ tặng Hà một con gấu bông rất đẹp. Hà thích lắm, em lế phép đưa hai tay nhận món quà của mẹ và nói : con gấu đẹp quá, con cảm ơn mẹ rất nhiều!. - Tranh 2 : Cậu con trai làm vỡ lọ hoa trên bàn. Cậu khoanh tay xin lỗi mẹ. Cậu nói " con xin lỗi mẹ ạ !". 3. Củng cố, dặn dò: 2p - Giáo viên nhận xét kết quả luyện tập của học sinh. - Nhớ học sinh thực hành nói lời cmả ơn hay xin lỗi với thái độ lịch sự, chân thành. - Học sinh lắng nghe. SINH HOẠT TUẦN 4 I. Mục tiêu: - Giúp học sinh thấy được ưu nhược điểm về nề nếp của lớp cũng như của mình trong tuần qua. - Đánh giá ý thức cảu học sinh. II. Nội dung: 1. Về nề nếp học tập: - Giáo viên nhận xét tình hình học tập của lớp trong tuần qua: + Các em đã học tập tốt, chuẩn bị bài ở nhà cũng có tốt hơn so với những tuần đầu của năm học. sách vở, đồ dùng học tập của các em đã chuẩn bị chu đáo cho các tiết học. + 15 phút truy bài đầu giờ các em đã bước đầu thực hiện tốt hơn. Các tổ trưởng kiểm tra bạn về sách vở, chuẩn bị bài cũ ở nhà và các em thực hiện tương đối tốt. + Điểm tra trong tuần qua cảu lớp 2 môn toán, chính tả cũng tiến bộ hơn, có nhiều điểm cao hơn. 2. Về nề nếp quy định của nhà trường: - Một số em còn đi học muộn những phút truy bài đầu giờ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của giờ truy bài và còn ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của các em. - Khi có hiệu lệnh trống vào lớp nhưng một số em còn chậm chạp, chạy nhảy ngoài sân trường vì vậy muộn giờ vào lớp. - Xếp hàng chào cờ, tập thể dục của lớp thực hiện rất tốt, các em cần phát huy. - Thực hiện hát đầu giờ, giừa giờ và cuối giờ cũng tốt hơn nhiều so với những tuần đầu của năm học.

File đính kèm:

  • docGiao an lop 2 tuan 34 Gv Dang Thi Thu.doc
Giáo án liên quan