I MỤC TIÊU
1.Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Chép lại chính xác đọan tóm tắt nội dung bài Bạn của Nai Nhỏ.
- Biết viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu chấm cuối câu; trình bày bài đúng mẫu
2.Quy tắc chính tả :
- Củng cố quy tắc chính tả ng/ngh
- Làm đúng các bài tập phân biệt các phụ âm đầu hoặc dấu thanh dễ lẫn (ch/tr hoặc dấu hỏi/ dấu ngã)
II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng lớp viết sẵn đọan văn cần tập chép
Bạn của Nai nhỏ
Nai nhỏ xin cha cho đi chơi xa cùng bạn .
Biết bạn của con khoẻ mạnh , thông minh và nhanh nhẹn , cha Nai nhỏ vẫn lo . Khi biết bạn của con dám liều mình cứu người khác , cha Nai nhỏ mới yên lòng cho con đi chơi với bạn .
- Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập 2,3
- Bảng con
- Vở bài tập
66 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1911 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 3+4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng con
15’
4.Hướng dẫn H viết vào vở Tập viết
Lần lượt yêu cầu H viết theo các yêu cầu:
Chữ B cỡ vừa: 1 dòng
Chữ B cỡ nhỏ: 1 dòng
Chữ Bạn cỡ vừa: 1 dòng
Chữ Bạn cỡ nhỏ : 1 dòng
Bạn bè sum họp : 2 dòng
Đối với H khá, giỏi thì yêu cầu viết thêm 1 dòng chữ A cỡ nhỏ, 1 dòng câu ứng dụng cỡ nhỏ
Theo dõi, giúp đỡ H yếu viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung
Viết vào vở lần lượt các yêu cầu của T
Vở TV
3’
5.Chấm, chữa bài
Chấm một số bài
Nêu nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm
1’
6.Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Nhắc H hòan thành nốt bài tập viết
Các ghi nhận, lưu ý:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
TUẦN : 4
MÔN : TIẾNG VIỆT – TẬP LÀM VĂN
TIẾT : 10
BÀI : CẢM ƠN - XIN LỖI
Ngày Dạy :.....................................
{
I -MỤC TIÊU
1.Rèn kĩ năng nghe và nói:
Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi phù hợp với tình huống giao tiếp
Biết nói 3, 4 câu về nội dung mỗi bức tranh, trong đó có dùng lời cảm ơn hay xin lỗi thích hợp
2.Rèn kĩ năng viết:
Viết được những điều vừa nói thành đọan văn
II -ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Sách giáo khoa
Tranh minh họa BT3 trong SGK
Vở BT
III-CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC
TG
Họat động của T
Họat động của H
ĐD
4 ‘
A.KIỂM TRA BÀI CŨ
Yêu cầu H đọc phần bài làm BT1 và BT3 (tiết TLV- tuần 3):
a/ Sắp xếp thứ tự tranh- kể theo tranh
b/ Đọc danh sách nhóm học tập(N6, N7)
Gv nhận xét, đánh giá
1HS thực hiện yêu cầu a
2HS làm yêu cầu b
Cả lớp nhận xét
B.DẠY BÀI MỚI
1’
1.Giới thiệu bài
Trong những tiết tập làm văn trước, các em đã học cách chào hỏi, tự giới thiệu. Trong tiết học hôm nay, cô sẽ dạy các em nói lời cảm ơn, xin lỗi sao cho thành thực, lịch sự
28’
2.Hướng dẫn làm bài tập
a. Bài tập 1:(làm miệng)
Lần lượt cho HS thực hành nói từng câu. Đối với mỗi tình huống cho H sắm vai để thực hành dùng lời nói trong mỗi tình huống cụ thể
Gv nhận xét
Kết luận:
Khi nhận sự giúp đỡ của người khác, ta cần phải nói lời cảm ơn. Lời cảm ơn cần được nói với thái độlễ phép, kính trong với người trên; chân thành và thân mật với bạn bè hoặc em nhỏ
- 1 H đọc yêu cầu theoSGK
Nhiều HS phát biểu
Sắm vai cho mỗi tình huống
VÍ dụ:
Với người bạn em lỡ dao chân : Ồ , tớ xin lỗi cậu nha .
Với mẹ vì em quên làm việc mẹ dặn : Con xin lỗi mẹ , lần sau con sẽ không như thế nữa .
Với cụ già bị em va phải : Chaú xin lỗi cụ .
Cả lớp nhận xét, bổ sung
SGK
Bài tập 2:( sắm vai) ø
Tổ chức cho HS thực hành sắm vai trong từng tình huống . Mỗi tình huống 4 lượt
Gv nhận xét, đánh giá
HS đọc yêu cầu
Sắm vai từng tình huống a, b,
Cả lớp nhận xét, bổ sung
Ví dụ :
Tranh 1 : Mẹ mua cho HÀ một con gấu bông rất đẹp . Hà giơ hai tay đón nhận và nói : “ Con cảm ơn mẹ “
Tranh 2 : Bạn Dũng làm vỡ bình hoa , bạn ấy xin lỗi mẹ mình . “ Con xin lỗi mẹ “
SGK
Bài tập 3:(miệng)
Treo tranh và nêu yêu cầu của BT
Gv hướng dẫn HS quan sát kĩ từng tranh, đóan xem việc gì xảy ra
Hình 1:
+ Tranh vẽ những ai? Đang làm gì? Chuyện đó có thể xảy ra trong những trường hợp nào?
Hình 2:
+ Tranh vẽ những ai? Có gì khác lạ ở trên sàn nhà? Bạn nhỏ đang làm gì?
GV theo dõi, giúp đỡ những HS còn lúng túng
GV nhận xét, đánh giá
1H đọc lại yêu cầu của BT
Nhiều H nêu ý kiến cá nhân
Cả lớp nhận xét, đánh giá
Tranh
Bài tập 4:(viết)
Yêu cầu H Sviết lại những câu em đã nói về một trong hai bức tranh ở BT3 vào vở BT
Chấm điểm một số bài , nhận xét
Cả lớp làm vào vở BT
Vở BT
1’
3.Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Yêu cầu H thực hành những điều đã học: nói lới cảm ơn hay xin lỗi với thái độ lịch sự, chân thành
Các ghi nhận, lưu ý:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
TUẦN : 4
MÔN: TIẾNG VIỆT- TẬP VIẾT
TIẾT: 7
BÀI: CHỮ HOA C
Ngày Dạy: .......................
{
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
Rèn kỹ năng viết chữ:
Biết viết chữ cái viết hoa C(theo cỡ vừa và nhỏ)
Biết viết ứng dụng câu Chia ngọt sẻ bùi theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định
II .ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC
Mẫu chữ hoa C đặt trong khung chữ (như SGK)
Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li: Chia (dòng 1); Chia ngọt sẻ bùi (dòng 2)
Bảng con
Vở Tập viết
III .CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY – HỌC
TG
Họat động của T
Họat động của H
ĐD
4 ‘
A.MỞ ĐẦU
Gv cho Hs viết BC
Viết chữ hoa B cỡ vừa
Nhắc lại câu ứng dụng đã viết ở bài trước
Nghĩa của cụm từ này là gì?
Viết chữ Bạn cỡ nhỏ
Gv nhận xét
Viết bảng con
Bạn bè ở khắp nơi về quây quần tụ họp đông vui
Bảng con
B.DẠY BÀI MỚI
1’
1.Giới thiệu bài
Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học
15’
2.Hướng dẫn viết chữ hoa
A /Hướng dẫn H quan sát và nhận xét chữ hoa C
Đây là mẫu chữ C hoa cỡ vừa – Đưa mẫu chữ
+ Chữ này cao mấy li? Gồm mấy đường kẻ ngang?
+ Được viết bởi mấy nét?
Chữ C gồm 1 nét là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong dưới và cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ
Viết lại chữ C cỡ vừa ngay bên cạnh chữ mẫu, vừa viết vừa nói: Đặt bút trên đường kẻ 6, viết nét cong dưới, rồi chuyển hướng viết tiếp nét cong trái, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ; phần cuối nét cong trái lượn vào trong, dừng bút trên đường kẻ 2
b/Hướng dẫn H viết trên bảng con
Gv viết mẫu chữ hoa C cỡ nhỏ
GV nhận xét, uốn nắn. Nhắc lại quy trình viết
Quan sát chữ mẫu
Cao 5 li. Gồm 6 đường kẻ ngang
1 nét
Hs viết chữ hoa C cỡ vừa vào bảng con
HS viết chữ hoa C cỡ nhỏ vào bảng con
Viết chữ hoa C cỡ nhỏ vào bảng con
Mẫu chữ
Bảng con
6’
3.Hướng dẫn viết câu ứng dụng
a/Giới thiệu câu ứng dụng
Dùng bảng phụ giới thiệu câu ứng dụng:”Chia ngọt sẻ bùi”
GV giải thích: Câu này có nghĩa là thương yêu, đùm bọc lẫn nhau(sung sướng cùng hưởng, cực khổ cùng chịu)
b/Hướng dẫn H quan sát và nhận xét:
+ Các chữ C hoa cỡ nhỏ và g,h cao mấy li?
+ Chữ s cao mấy li?
+ Chữ t cao mấy li?
+ Những chữ còn lại (i, a, n,o, e, u) cao mấy li?
+ Chữ “ngọt”, dấu nặng đặt ở đâu?
+Chữ “bùiø”, dấu huyền đặt ở đâu?
+Chữ “sẻ”, dấu hỏi đặt ở đâu?
+ Các chữ viết cách nhau một khỏang bằng chừng nào?
Viết mẫu chữ Chia trên dòng kẻ (tiếp theo chữ mẫu), nhắc H lưu ý: điểm đặt bút của chữ h chạm phần cuối nét cong của chữ C
c/Hướng dẫn HS viết chữ Chia vào bảng con
Gv nhận xét, uốn nắn. Nhắc lại cách nối nét
2HS đọc câu ứng dụng
Cao 2 li rưỡi
Cao 1,25 li
Cao 1 li rưỡi
Cao 1 li
Đặt dưới chữ o
Đặt trên chữ u
Đặt trên chữ e
Cách nhau bằng khỏang 1 chữ o
Viết chữ Chia cỡ vừa, cỡ nhỏ vào bảng con
Bảng phụ
Bảng con
15’
4.Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết
Lần lượt yêu cầu HS viết theo các yêu cầu:
+ Chữ C cỡ vừa: 1 dòng
+ Chữ Ccỡ nhỏ: 1 dòng
+ Chữ Chia cỡ vừa: 1 dòng
+ Chữ Chia cỡ nhỏ : 1 dòng
+Chia ngọt sẻ bùi : 2 dòng
Theo dõi, giúp đỡ H yếu viết đúng quy trình, hình dáng và nội dung
Viết vào vở
Vở TV
3
5.Chấm, chữa bài
Chấm một số bài
Nêu nhận xét
1’
6.Củng cố, dặn dò
Nhận xét tiết học
Nhắc HS hòan thành nốt bài tập viết
Các ghi nhận, lưu ý:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
TUẦN 4
MÔN : TOÁN
TIẾT 16
BÀI : 49 + 25
Ngày dạy : ………………………
{
I MỤC TIÊU :
Biết cách thực hiện phép cộng dạng 49 + 25 ( tự đặt tính rồi tính )
Củng cố phép cộng dạng 9+5 và 29 +5 đã học . Củng cố tìm tổng của hai số hạng đã biết .
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
7 bó que tính và 14 que tính rời
Bảng gài .
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Tg
Hoạt Động Dạy Của T
Hoạt Động Của H
Đd
10
Giới thiệu phép cộng 49+25:
Gv hướng dẫn hs tương tự như với phép cộng 29+5 .
49
+ 25
74
Đặt tính
9 cộng 5 bằng 14 viết 4 , nhớ 1
4 cộng2 bằng 6 thêm 1 bằng 7
Hs tự đặt tính rồi tính .
Hs có thể sử dụng que tính để tìm ra kết quả .
BG
25’
Thực hành :
Bài 1 :
Gv chữa bài hs và yêu cầu nêu cách tính của bài đó.
Gv nhận xét
Bài 2 :
Củng cố thêm đâu là số hạng , tổng trong phép tính 9+6=15
Bài 3 :
Gv cho hs làm bài
Gv nhận xét bài làm HS
Hs tự làm bài rồi chữa bài
Nêu cách tính một bài
Chẳng hạn ;
39 69 19 29
+ 22 + 24 + 53 + 56
39 49 19 89
+ 19 + 18 + 17 + 4
69
+ 3 + 6
- HS viết từng phép tính vào vở rồi tính
Sửa bài
Chẳng hạn :
Số hạng 9 29 9 49 59
Số hạng 6 18 34 27 29
Tổng 15 47 43 46 88
Hs đọc đề
Tự tóm tắt
Làm bài vào vở
Sửa bài
Chẳng hạn :
Giải
Hai lớp có tất cả là :
29+25 = 54 ( học sinh )
Đáp số : 54 học sinh
Các ghi nhận – lưu ý :
…………………………………………………….………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- GIAO AN LOP 2 HAI.doc