Giáo án Lớp 2 Tuần 33 Trường Tiểu học Đức Thịnh

I. Yêu cầu cần cần:

 - Đọc rành mạch toàn bài, biết đọc rõ lời nhân vật trong truyện.

 - Hiểu nội dung: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, Căm thù giặc.

Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 4; 5.

II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài tập đọc ở SGK.

III. Các hoạt động dạy - học:

Tiết 1

1. Bài cũ: Gọi 2, 3 HS đọc TL cả bài thơ Tiếng chổi tre, TLCH về nội dung bài.

2. Dạy bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài đọc

Hoạt động 2: Luyện đọc

 

doc12 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 33 Trường Tiểu học Đức Thịnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho bạn đi chung áo mưa hoặc 1 việc tốt nào đó thực sự em đã làm hoặc đã thấy bạn làm (đỡ bạn bị ngã, chăm sóc em bé, giúp đỡ người già yếu, tàn tật). Em chỉ cần viết 3, 4 câu. - 1 vài HS nói về những việc tốt các em hoặc bạn đã làm. - Cả lớp làm bài vào VBT. - Nhiều HS tiếp nối nhau đọc bài viết. Cả lớp và GV nhận xét. GV chấm điểm một số bài viết tốt. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học. Nhắc HS nhớ thực hành những điều đã học: biết cách nói lời an ủi và đáp lại lời an ủi trong giao tiếp. ¯¯¯¯¯¯¯¯—&–¯¯¯¯¯¯¯¯ Toán(tiết 164) Ôn tập về phép cộng và phép trừ (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS củng cố về: - Biết công, trừ nhẩm các số tròn trăm. - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ các số có đến ba chữ số. - Biết giải bài toán về ít hơn. - Biết tìm số bị trừ, tìm số hạng của một tổng. * Bài tập cần làm: Bài 1(cột 1, 3); Bài 2 (cột 1, 3); Bài 3; bài 5. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Luyện tập * GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK: Bài 1(cột 1, 3): Tính nhẩm rồi ghi kết quả tính vào vở. Bài 2(cột 1, 3): HS tự đặt tính rồi tính ở trong vở. GV chọn một số phép tính để cả lớp cùng chữa bài nhằm củng cố cách đặt tính và cách tính. Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 4(HS khá giỏi): Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 5: Cho HS nêu cách tìm số bị trừ chưa biết, cách tìm số hạng chưa biết. HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. GV lưu ý HS cách trình bày bài “Tìm x”. Hoạt động 2: Chấm bài - Nhận xét , dặn dò. GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. Nhận xét tiết học. ¯¯¯¯¯¯¯¯—&–¯¯¯¯¯¯¯¯ Luyện chữ Bóp nát quả cam I. Yêu cầu cần đạt: Nghe - viết chính xác, trình bày sạch sẽ đoạn 1,2 bài Bóp nát quả cam Rèn viết thêm kiểu chữ sáng tạo cho HS (Chỉ đối với những em viết nhanh, đẹp) II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tập chép. a. Hướng dẫn HS chuẩn bị: - GV đọc đoạn bài viết, 2 HS đọc lại. - Hỏi: + Đoạn chép có những tên riêng nào? + Những tên riêng đó phải viết như thế nào? - Cho HS viết vào bảng con tên riêng và các chữ khó. GV nhận xét, uốn nắn. b. Hướng dẫn HS viết vào vở. - 1 em nhắc lại tư thế ngồi viết, tay cầm bút - GV đọc bài, HS viết vào vở - GV vừa đọc vừa theo dõi, uốn nắn - GV HD HS viết thêm kiểu chữ sáng tạo cho một số HS c. Chấm bài, chữa lỗi. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. Thứ tư, ngày 27 tháng 4 năm 2011 Chính tả (tiết 60) Lượm I. Yêu cầu cần đạt: - Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khố thơ theo thể thơ 4 chữ. - Làm được BT 2 a/b hoặc BT3 a/b. II. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con: chúm chím, hiền dịu, dễ thương, cô tiên, khiến. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe - viết a. Hướng dẫn HS chuẩn bị - GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt, 2 HS đọc lại. - Hỏi: Mỗi dòng thơ có bao nhiêu chữ? + Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở? - HS viết vào bảng con những tiếng các em dễ viết sai. b. GV đọc, HS viết bài. c. Chấm, chữa bài. Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả. Bài tập 2 (Lựa chọn) - GV chọn cho HS làm bài 2a (HS khá giỏi làm thêm bài 2b). 1 HS đọc yêu cầu BT. Cả lớp làm vào VBT. - Gọi HS lên chữa bài. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3 (lựa chọn) - GV chọn cho HS làm bài 2b (HS khá giỏi làm thêm bài 2a); - GV tổ chức cho HS thi theo nhóm, chia bảng lớp làm 3 phần, mời các nhóm lên bảng thi tiếp sức. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học; YC HS về nhà sửa lỗi trong bài chính tả và BT. ¯¯¯¯¯¯¯¯—&–¯¯¯¯¯¯¯¯ Thủ công(tiết 33) Ôn tập, thực hành thi khéo tay: Làm đồ chơi theo ý thích I. Yêu cầu cần đạt: - Ôn tập, củng cố kiến thức kĩ năng làm thủ công lớp 2. - Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học. * Với học sinh khéo tay: - Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học. - Có thể làm được sản phẩm mới có tính chất sáng tạo. II. Chuẩn bị mẫu: Một số mẫu sản phẩm thủ công đã học. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Học sinh thực hành làm sản phẩm mình yêu thích * Đề bài: “Em hãy làm một trong những sản phẩm thủ công đã học”. - Yêu cầu: Làm được sản phẩm thủ công theo đúng quy trình kĩ thuật. - GV cho HS quan sát lại một số mẫu sản phẩm thủ công đã học. - GV tổ chức cho HS thực hành, GV theo dõi và giúp đỡ những HS còn lúng túng để các em hoàn thành sản phẩm. Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm và đánh giá sản phẩm của HS. Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị cho tiết sau. ¯¯¯¯¯¯¯¯—&–¯¯¯¯¯¯¯¯ Toán(tiết 165) Ôn tập về phép nhân và phép chia I. Yêu cầu cần đạt: - Thuộc bảng nhân và bảng chia 2; 3; 4; 5 để tính nhẩm. - Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân chia trong phạm vi bảng tính đã học). - Biết tìm số bị chia, tích. - Biết giải bài toán có một phép nhân. * Bài 1a; Bài 2 dòng 1; Bài 3; Bài 5. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Luyện tập * GV tổ chức cho HS làm các bài tập trong SGK: Bài 1a: Cho HS ghi phép tính và kết quả tính nhẩm vào vở rồi chữa bài. GV yêu cầu một số HS đọc bảng nhân, bảng chia. Khi chữa bài phần b) GV cho HS nêu cách tính nhẩm. Bài 2 dòng 1: Cho HS làm bài vào vở rồi chữa bài. GV lưu ý HS cách trình bày bài làm. Bài 3: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 4(HS khá giỏi): Chỉ yêu cầu HS ghi câu trả lời: Hình a) có số hình tròn được khoanh vào. Bài 5: Cho HS nêu cách tìm số bị chia chưa biết, cách tìm thừa số chưa biết. HS tự làm bài vào vở rồi chữa bài. GV lưu ý HS cách trình bày bài “Tìm x”. Hoạt động 2: Chấm bài – Nhận xét , dặn dò. GV thu vở và chấm 1 số bài, nhận xét bài làm của HS. Nhận xét tiết học. ¯¯¯¯¯¯¯¯—&–¯¯¯¯¯¯¯¯ Tự nhiên và xã hội(tiết 33) Mặt trăng và các vì sao I. Yêu cầu cần đạt: Khái quát về hình dạng, đặc điểm của Mặt Trăng và các vì sao ban đêm. II. Đồ dùng dạy - học: Các hình vẽ trong SGK. III. Hoạt động dạy - học: Khởi động: Cả lớp hát một bài về Mặt Trăng. Hoạt động 1: Vẽ và giới thiệu tranh vẽ về bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao - GV yêu cầu HS vẽ và tô màu bầu trời có Mặt Trăng và các vì sao. - HS vẽ theo trí tưởng tượng của các em về Mặt Trăng. - GV yêu cầu 1 số HS giới thiệu tranh vẽ của mình cho cả lớp. Từ các bức vẽ, GV yêu cầu HS nói những gì các em biết về Mặt Trăng: + Tại sao em lại vẽ Mặt Trăng như vậy? + Theo các em Mặt Trăngcó hình gì? + Vào những ngày nào trong tháng âm lịch chúng ta nhìn thấy trăng tròn? + Em đã dùng màu gì để tto màu Mặt Trăng? + ánh sáng mặt trăng có gì khác so với ánh sáng mặt trời? - HS có thể quan sát các hình vẽ và đọc các lời ghi chú trong SGK để nói về Mặt Trăng. GV kết luận. Hoạt động 2: Thảo luận về các vì sao - Từ các bức vẽ về bầu trời có trăng và sao của HS, GV khai thác những hiểu biết của HS về các vì sao: + Tại sao em lại vẽ các ngôi sao như vậy? + Theo các em những ngôi sao có hình gì? Trong thực tế có phải các ngôi sao cũng có cánh như những chiếc đèn ông sao không? + Những ngôi sao có toả sáng không? - HS có thể quan sát các hình vẽ và đọc các lời ghi chú trong SGK để nói về các vì sao. GV kết luận. Thứ năm, ngày 28 tháng 4 năm 2011 Thứ sáu, ngày 29 tháng 4 năm 2011 Chiều: ToánToán (tiết 162) Ôn tập về các số trong phạm vi 1000 (Tiếp theo) I. Yêu cầu cần đạt: Giúp HS: - Biết dọc, viết các số có ba chữ số. - Biết phân tích các số có ba chữ số thành các trăm, các chục, các đơn vị và ngược lại. - Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại. * Bài tập cần làm: Bài 1; 2; 3. II. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Thực hành * GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi chữa bài: Bài 1: GV viết bài tập lên bảng rồi cho HS thi đua nối nhanh mỗi số với cách đọc tương ứng của nó. Bài 2: a) Cho HS tự làm bài vào vở (theo mẫu) rồi chữa bài. b) Có thể dùng phép cộng để tìm tổng đã cho; có thể cho HS nhận xét để thấy có 3 trăm, 6 chục, 9 đơn vị thì viết được số 369 (ba trăm sáu mươi chín). Bài 3: Cho HS tự làm bài vào vở. Khi chữa bài khuyến khích HS giải thích cách làm. Bài 4(HS khá giỏi): Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài yêu cầu HS nêu đặc điểm của mỗi dãy số. Hoạt động 2: Chấm, chữa bài - dặn dò GV nhận xét tiết học; dặn dò. Tập đọc(tiết 90) Lượm I. Yêu cầu cần đạt: - Đọc đúng các câu thơ bốn chữ, biết nghỉ hơi sau các câu thơ. - Hiểu nội dung: Bài thơ ca ngợi chú bé liên lạc đáng yêu và dũng cảm (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; Thuộc ít nhất hai khổ thơ đầu). II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Bài cũ: 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Bóp nát quả cam, trả lời các câu hỏi về ND bài. 2. Dạy bài mới: Hoạt động 1: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Luyện đọc a. GV đọc mẫu toàn bài với giọng vui tươi, nhí nhảnh, hồn nhiên. b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng dòng thơ: HS tiếp nối nhau đọc từng dòng thơ. Đọc đúng các từ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo, chim chích, hiểm nghèo, nhấp nhô, lúa trổ. - Đọc từng khổ thơ trước lớp: Chú ý cách ngắt nhịp và nhấn giọng (Chú bé loắt choắt / Cái xắc xinh xinh / Cái chân thoăn thoắt / Cái đầu nghênh nghênh.//) HS đọc các từ chú giải cuối bài thơ. - Đọc từng đoạn trong nhóm. - Thi đọc giữa các nhóm. - Cả lớp đọc đồng thanh. Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài. * GV hướng dẫn HS đọc thành tiếng, đọc thầm từng đoạn, cả bài, trả lời câu hỏi: + Tìm những nét ngộ nghĩnh, đáng yêu của Lượm trong hai khổ thơ đầu? + Lượm làm nhiệm vụ gì? + Lượm dũng cảm như thế nào? + Em hãy tả lại hình ảnh Lượm trong khổ thơ 4. + Em thích những câu thơ nào? Vì sao? Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ - GV hướng dẫn HS học thuộc lòng từng đoạn, cả bài theo cách xoá dần. - HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn, cả bài thơ. Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò GV hỏi HS về nội dung bài thơ; Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL bài thơ.

File đính kèm:

  • docGA L2 tuan 33.doc
Giáo án liên quan