1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 5
- Tính 56m - 57m; 20cm + 48cm.
2. Hoạt động 2 : Dạy bài mới (15)
a. Giới thiệu đơn vị đo độ dài km:
- Nêu tên đơn vị đo độ dài đã học?
- GV giới thiệu Kilômét. Kilômét viết tắt là: km.
- Cho HS đọc: 2km, 215km, 102km.
b. Quan hệ giữa km và m:
- GV giới thiệu: 1km = 1000m; 1000m = 1km
- Viết: 100km; 212km; 350km
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 30 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các trăm, chục, đơn vị.
- Đọc và xác định yêu cầu
- Làm SGK
- Đổi sách kiểm tra, chữa bài
- Đọc và xác định yêu cầu
- Làm SGK
- Giải thích cách nối
- Đọc và xác định yêu cầu
- Làm vở+ 1 HS làm bảng phụ
- Chữa bài
- Đọc và xác định yêu cầu
- Thực hành trên bộ đồ dùng
- Làm bảng con
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
tập viết
Chữ hoa: M( kiểu 2)
I. mục đích yêu cầu:
- HS viết chữ M (kiểu 2) cỡ nhỡ, cỡ nhỏ đúng mẫu.
- HS biết viết ứng dụng: “Mắt sáng như sao” đúng mẫu, nối đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Chữ mẫu M( kiểu 2)
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 2- 3’
- Viết 1 chữ hoa A( kiểu 2), 1chữ Ao cỡ vừa
- Nhận xét:
+ Sửa những nét sai cụ thể.
+ Nêu gương bài viết đẹp để cả lớp học tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1- 2'
b. Hướng dẫn viết chữ hoa: M kiểu 2( 3- 5’)
+ Trực quan chữ mẫu( Chữ hoa M kiểu 2 đặt trong khung chữ)
- ? Nhận xét chữ hoa M cỡ vừa?
- GV chỉ chữ mẫu và nêu cấu tạo chữ hoa M
à GV hướng dẫn quy trình viết chữ hoa M( tô chữ mẫu và nêu): ĐB ở ĐK5, viết nét móc 2 đầu trái, DB ở ĐK2; đưa bút lên ĐK5, chạm nét 1, viết nét móc xuôi trái, DB ở ĐK1. Đưa bút lên ĐK 5 chạm nét 2 viết nét lượn ngang + cong trái àDB ở ĐK2.
- Giáo viên viết thêm 1 chữ hoa M cỡ vừa.
- GV tô khan
à Cho học sinh luyện viết chữ hoa M cỡ vừa
à Nhận xét bảng con(độ cao, độ rộng, cách viết các nét…sửa những lỗi sai học sinh mắc.)
c. Hướng dẫn viết ứng dụng: 5- 7’
- Hướng dẫn viết chữ : Mắt
? Chữ Mắt gồm mấy con chữ? Nhận xét độ cao các con chữ ?
à GV hướng dẫn viết chữ Mắt cỡ vừa( tô chữ mẫu và nêu): Đặt bút ...
- Yêu cầu cả lớp viết bảng con chữ Mắt cỡ vừa
* Hướng dẫn cụm từ: Mắt sáng như sao
à GV giải nghĩa cụm từ
- Cách viết cụm từ Mắt sáng như sao như thế nào chuyển sang phần viết vở cô sẽ hướng dẫn.
d. Viết vở: 15- 17’’
- Dòng thứ nhất viết thêm mấy chữ hoa M cỡ vừa?-> Cho HS xem vở mẫu. Lưu ý HS cách viết và viết chữ sau đẹp hơn chữ trước.
à Theo dõi, uốn nắn.
- 2 dòng tiếp theo, mỗi dòng viết thêm mấy chữ hoa M cỡ nhỏ? Lưu ý độ cao, điểm đặt bút và dừng bút của chữ hoa M cỡ nhỏ.
à Theo dõi, uốn nắn.
- Dòng chữ Mắt cỡ vừa viết thêm được mấy chữ?-> Cho HS xem vở mẫu.
à Theo dõi, uốn nắn.
- Yêu cầu HS viết dòng chữ Mắt cỡ nhỏ tiếp theo( theo chấm) à Theo dõi, uốn nắn.
- Quan sát cụm từ ứng dụng, dựa vào dấu chấm chuẩn viết thêm mấy lần?
- Nhận xét độ cao các con chữ trong cụm từ?
- Nhận xét khoảng cách các chữ và vị trí dấu thanh?
- Độ rộng câu ứng dụng là mấy ô to?
? Chữ nào trong cụm từ có con chữ viết hoa? Vì sao?
à GV hướng dẫn viết cụm từ(Chú ý viết liền nét + vị trí dấu thanh)-> Cho HS xem vở mẫu.
Lưu ý số lần viết cụm từ ứng dụng đến từng đối tượng học sinh trong lớp( HS TB- Yếu có thể hoàn thành phần viết còn lại vào giờ Tự học)
à Theo dõi, uốn nắn.
e. Chấm, chữa bài: 4’
- Chấm điểm khoảng 12 - 15 bài.
g. Củng cố dặn dò: 3’
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương, nhắc nhở
- Viết bảng con
- Nhận xét
+ HS quan sát.
- HS nhận xét về độ cao, độ rộng, các nét của chữ hoa M kiểu 2 cỡ vừa
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS tô khan theo
à HS viết bảng con 1 dòng chữ hoa M
- HS nhận xét bài viết của bạn
- Đọc từ ứng dụng: Mắt
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS viết bảng con chữ Mắt
+ HS đọc cụm từ
- HS mở vở ngồi đúng tư thế.
- HS đọc nội dung bài viết
- 4 chữ
- HS viết dòng 1 theo hiệu lệnh.
- 6 chữ
- HS viết vở
- 2 chữ
- HS viết vở
- HS viết bài
- 5 lần
- HS nhận xét
- Chữ Mắt vì đứng ở đầu câu.
- HS viết bài
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Tự nhiên và xã hội
Nhận biết cây cối và các con vật
I - Mục tiêu:
Sau bài học, H có thể:
- Nhớ lại các kiến thức đã học về các cây cối và các con vật.
- Biết được có những cây cối, con vật vừa sống được ở dưới nước, vừa sống ở trên cạn, trên không.
- Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật.
II - Đồ dùng:
- Tranh SGK, tranh ảnh sưu tầm
III - Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK ( 13’)
- Mục tiêu: Ôn lại những kiến thức đã học về cây, con vật. Nhận biết một số cây cối và các con vật mới.
- Tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc nhóm
H Quan sát tranh /62, 63-> trả lời
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện nhóm trình bày -> Nhận xét.
=> Kết luận: Cây phượng sống trên cạn, cây phong lan sống nhờ hút hơi nước, các chất trong không khí….
2. Hoạt động 2: Triển lãm ( 20’)
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học về cây cối, các con vật.
- Cách tiến hành:
+ Bước 1: G chia lớp thành các nhóm
Nhóm 1: Trình bày về: cây cối, con vật sống trên cạn.
Nhóm 2: Cây cối, con vật sống dưới nước.
Nhóm 3: Cả dưới nước và trên cạn.
Nhóm 4: Cây cối và các con vật sống trên không
(H có thể vẽ, viết tên cây cối, con vật nếu không có ảnh)
+ Bước 2: H trình bày
- Một nhóm hỏi, nhóm kia trả lời -> G nhận xét, tuyên dương.
3. Củng cố ( 1-2’):
Về nhà sưu tầm về cây cối, con vật.
**********************
Thứ sáu ngày 5 tháng 4 năm 2013
Toán
Tiết 150:Phép cộng (không nhớ) trong phạm vi 1000
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Biết cách đặt tính rồi cộng các số có 3 chữ số cột dọc.
- Những bài tập cần làm: Bài 1(cột 1, 2, 3), bài 2(a), bài 3 trang 156.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vuông to, thanh 1 chục ô vuông.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
- Đặt tính, tính: 25 + 12; 59 + 11; 33 + 63
2.Hoạt động 2:Bài mới( 15’)
* Yêu cầu HS lấy 326 ô vuông và 253 ô vuông.
- GV nêu bài toán: Có 326 ô vuông, lấy thêm 253 ô vuông. Hỏi có tất cả bao nhiêu ô vuông?
- GV ghi: 326 + 253
àHD HS nêu cách đặt tính, cách tính (theo hàng, bắt đầu từ hàng đơn vị).
àVậy 326 + 253 = 579
*HD HS nhận xét: Đây là phép cộng 2 số có 3 chữ số không nhớ.
*Muốn cộng 2 số có 3 chữ số ta làm thế nào?
3.Hoạt động 3:Luyện tập(17-18’)
a. Làm SGK:
*Bài 1(cột 1, 2, 3) (5-6’):
- Kiến thức: Củng cố cộng 2 số có 3 chữ số không nhớ.
- Nhận xét các phép tính?
- Nêu cách tính 732+55?
*Bài 3 (4-5’):
- Kiến thức: Tính nhẩm theo mẫu các số tròn trăm.
- Nhận xét các phép tính?
- Nêu cách nhẩm: 400+600?
b. Làm bảng+ vở:
*Bài 2 (5-6’):
- Kiến thức: Củng cố cách đặt tính, tính phép cộng 2 số có 3 chữ số.
- Nêu cách đặt tính, tính: 936+23?
* Dự kiến sai lầm HS thường mắc:
- Bài 2: Đặt tính sai trường hợp 2 phần b
4.Hoạt động 4: Củng cố(3’)
- Đặt tính và tính: 2 cột còn lại bài 1
- HS làm bảng con
- HS thực hiện
à HS tính tổng 2 số theo trực quan.
à HS đọc, nhận xét.
àHS thực hiện
à HS đọc.
*HS nhận xét
*HS nêu
- Đọc thầm bài tập và nêu y/c
- Làm SGK
- Đổi sách kiểm tra
- Đọc thầm bài tập và nêu y/c
- Làm SGK+ 1 HS làm bảng phụ
- Chữa bài
- Đọc thầm bài tập và nêu y/c
- Làm bảng con (a)+ vở( b)+1 HS làm bảng phụ
- Chữa bài
- Làm bảng con
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
chính tả (nghe- viết)
Cháu nhớ BácHồ
I. mục đích - yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng 6 dòng thơ cuối bài “ Cháu nhớ Bác Hồ”
- Làm đúng bài tập phân biệt ch/tr, êt/êch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ
iii. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 2 - 3'
- Viết: quây quanh, hồng hào
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1- 2'
b. Hướng dẫn nghe - viết:
* GV đọc đoạn chính tả.
* Hướng dẫn chính tả: 10 - 12’
+ Nhận xét chính tả:
Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao?
+ Tập viết chữ ghi tiếng khó:
(bâng) khuâng, chòm( râu), vầng( trán) ( GV ghi bảng)
- GV xóa bảng.
à Nhận xét bảng con.
c. Viết chính tả: 15’
- Kiểm tra tư thế ngồi viết
- HD cách trình bày
- GV đọc chính tả cho HS viết.
d. Chấm, chữa bài: 3 -5’
- GV đọc cho HS soát lỗi.
à Chấm điểm một số bài.
e. Làm bài tập: 5 -7’
+ Bài 2a (vở)
- Chốt: Phân biệt đúng tiếng có âm đầu ch/tr
+ Bài 3a (Miệng):
- Chốt các đáp án đúng
3. Củng cố dặn dò: 3’
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại bài cho đẹp.
- HS viết bảng con
* HS theo dõi SGK.
- HSTL
- HS đọc + phân tích chữ khó.
- HS viết bảng con
- HS mở vở ngồi đúng tư thế.
- HS nêu thể loại, cách trình bày.
- HS nghe - viết bài vào vở.
- HS soát lỗi và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
+ HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở+ 1 HS làm bảng phụ.
- HS chữa bài.
+ HS đọc yêu cầu
- HS đặt câu nhanh với từ chứa tiếng bắt đầu bằng ch/tr
- HS chữa bài trước lớp
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Tập làm văn
Nghe – Trả lời câu hỏi
I. mục đích yêu cầu:
1. HS lắng nghe câu chuyện: “ Bài học qua suối” để trả lời 4 câu hỏi.
- Hiểu nội dung: Bác rất quan tâm đến mọi người.
2. Rèn kỹ năng viết:
- Trả lời đúng 1 câu hỏi về nội dung truyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 2- 3’
- HS kể: Sự tích hoa dạ lan hương.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1- 2'
b. Hướng dẫn làm bài tập: 28 -29’
*Bài 1/106 (18-20’)- Miệng.
- GV kể chuyện:
+ Lần 1: Dừng lại, yêu cầu HS quan sát tranh đọc nội dung 4 câu hỏi.
+ Lần 2: GV vừa hỏi, vừa giới thiệu tranh.
+ Lần 3: GV kể.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
+ Qua câu chuyện em thấy Bác Hồ là người như thế nào?
*Bài 2/106 (12-13’)-Làm vở.
à GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò: 3’
- Qua câu chuyện em học được điều gì?
- Về nhà kể lại câu chuyện
- 2 HS
- 1 HS đọc yêu cầu – Lớp đọc thầm SGK.
- HS quan sát à nêu nội dung tranh.
- HS đọc
- HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
- Từng cặp HS lên hỏi, đáp.
- 2 HS kể cả câu chuyện.
+ HSTL
- 2 HS nêu yêu cầu-Lớp đọc thầm.
- 3 cặp hỏi - đáp câu hỏi (d)
- HS viết câu trả lời vào vở.
- HS đọc bài
- HSTL
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Ngày 1 tháng 4 năm2013
Khối trưởng
Nguyễn Thị Hồng Lựu
Phần kiểm tra của ban giám hiệu
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Hue2a1-t30.doc