Giáo án Tập đọc Tuần 1 Lớp 2

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Học sinh đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ có vần khó hoặc dễ lẫn như : nguệch ngoạc, quyển sách,nắn nót, mải miết, tảng đá, ôn tồn, sắt.

- Biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật.

 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Rút được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.

 

doc9 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1205 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc Tuần 1 Lớp 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo dãy(lượt 1) -HS phát âm tiếng khó : cá nhân, đồng thanh. -HS tiếp tục đọc từng câu (lượt 2) -HS đọc phần chú giải trong SGK. -4HS đọc -5 HS đọc cá nhân, cả lớp đồng thanh các câu sau: Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc được vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài,/ rồi bỏ dở. // Bà ơi,/ bà làm gì thế? Thỏi sắt to như thế,/ làm sao bà mài thành kim được? - Mỗi ngày mài/ thỏi sắt nhỏ đI một tí,/ sẽ có ngày nó thành kim// - Giống như cháu đi học/, mỗi ngày cháu học một tí,/sẽ có ngày/cháu thành tài// - HS đọc trong nhóm nghe và góp ý. - Các nhóm thi đọc đồng thanh đoạn 1. -Cả lớp theo dõi, nhận xét. -Bình chọn nhóm đọc hay, đọc đúng. - Cả lớp đồng thanh đoạn 1. -1 HS đọc lại toàn bài. -HS đọc đoạn 1 -Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc được vài dòng là chán và bỏ đi chơi. - Khi tập viết, cậu chỉ nắn nót được vài chữ rồi nguệch ngoạc cho xong chuyện. - HS đọc thầm đoạn 2 - Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá. - Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm thành một chiếc kim khâu. - Cậu bé không tin. - Vì cậu bé đã ngạc nhiên và nói với bà cụ rằng: Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành chim được? - 1HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi và đọc thầm. - Mỗi ngày mài, thỏi sắt nhỏ đi một tí,.... sẽ có ngày cháu thành tài. - Cậu bé đã tin lời bà cụ nên cậu mới quay về nhà và học hành chăm chỉ. - Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết nhẫn nại và kiên trì, không được ngại khó, ngại khổ... - Có công mài sắt, có ngày nên kim. - Kiên trì, nhẫn nại sẽ thành công. - HS tự phân vai: Người dẫn chuyện, bà cụ, cậu bé. - Các nhóm thi đọc. - Cả lớp theo dõi, nhận xét. - Bình chọn nhóm đọc hay. -Nói về chuyện bạn bè phải thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. -HS trả lời theo ý thích của mình. Bài sau: Tự thuật Tập đọc: Tự thuật I. Mục đích, yêu cầu: 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: Đọc đúng các từ có vần khó ( quê quán, quận, trường), các từ dễ phát âm sai. Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và trả lời ở mỗi dòng. Biết đọc một văn bản tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch. 2.Rèn kĩ năng đọc hiểu: Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa ở sau bài đọc, các từ chỉ đơn vị hành chính( xã, phường, quận, huyện...) Nắm được những thông tin chính về bạn trong bài. Bước đầu có khái niệm về một bản tự thuật. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp viết sẵn một số nội dung tự thuật. III.Các hoạt động dạy học: A.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 3 học sinh Nhận xét, ghi điểm cho HS. Dạy- học bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV chỉ cho học sinh xem ảnh bạn học sinh trong sách giáo khoa, hỏi: Đây là ảnh ai? Đây là ảnh một bạn học sinh. Hôm nay, chúng ta sẽ đọc lời bạn ấy tự kể về mình như thế được gọi là “tự thuật” hay “Lí lịch”. Qua lời tự thuật của bạn, các em sẽ biết bạn ấy tên là gì, là nam hay nữ, sinh ngày nào, nhà ở đâu...Giờ học còn giúp các em hiểu cách đọc một bài tự thuật rất khác cách đọc một bài văn, bài thơ. 2.Luyện đọc: a. Đọc mẫu - GV đọc mẫu toàn bài. - GV lưu ý HS nghỉ hơi sau các dấu phẩy, nghỉ hơi giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và trả lời ở mỗi dòng. b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. Đọc từng câu: Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu. Luyện phát âm tiếng khó. Huyện, quận, trường, nơi sinh, tỉnh. Từ mới: tự thuật, quê quán, nơi ở hiện nay. Yêu cầu học sinh tiếp tục nối tiếp nhau đọc từng câu . Luyện đọc đoạn trước lớp Để đọc đúng các đoạn các em cần hiểu rõ các từ: tự thuật.; quê quán. Yêu cầu HS đọc phần chú giải trong SGK. Yêu cầu HS đọc đoạn 1: “Từ đầu đến nơi sinh”. Đoạn 2 : “Tiếp......hết” Hướng dãn HS ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm, dấu phẩy, nghỉ hơi dài, đọc rõ ràng rành mạch sau dấu hai chấm. Luyện đọc đoạn trong nhóm: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm đôi GV theo dõi, hướng dãn HS đọc đúng. Thi đọc giữa các nhóm Yêu cầu các nhóm thi đọc cả bài. Lớp nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Gọi 2 học sinh đọc lại toàn bài Yêu cầu học sinh đọc thầm, trả lời các câu hỏi về nội dung bài học. Câu1: Em biết những gì về bạn Thanh Hà? -Tên bạn là gì?Bạn sinh ngày, tháng, năm nào? Câu 2: Nhờ đâu em biết rõ về bạn Thanh Hà như vậy? Chúng ta đã hiểu thế nào là tự thuật. Bây giờ hãy tự thuật về bản thân mình cho các bạn cùng biết. Câu 3: Hãy cho biết: -Họ và tên em. -Em là nam hay nữ. -Ngày sinh của em. -Nơi sinh của em. Câu 4: Hãy cho biết tên địa phương em ở: -Phường. -Quận. GV theo dõi, giúp đỡ cho những em không trả lời được. 4.Luyện đọc lại: GV nhắc nhở học sinh đọc rõ ràng, rành mạch. -Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc đúng, đọc hay -HS1: Đọc đoạn 1,2 Trả lời câu hỏi 1 -HS2 : Đọc đoạn 2,3 Trả lời câu hỏi 3 - HS3: Đọc toàn bài và nêu câu chuyện khuyên ta điều gì - Học sinh mở sách giáo khoa. - ảnh 1 bạn học sinh. -Học sinh theo dõi. -Học sinh đọc thầm. -Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu(lượt1) -Học sinh đọc cá nhân, đồng thanh. -Học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu(lượt2) -1học sinh đọc phần chú giải trong SGK. -Học sinh nối tiếp nhau đọc từng đoạn, Họ và tên:// Bùi Thanh Hà Nam, nữ:// Nữ Ngày sinh:// 23/-4/-1996 -Học sinh luyện đọc theo nhóm đôi. -Các nhóm thi đọc. -Cả lớp theo dõi, nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay. -Cả lớp theo dõi bạn đọc. -Lớp đọc thầm, trả lời các câu hỏi. -Lần lượt từng học sinh nối tiếp nhau nói từng chi tiết về bạn Thanh Hà. Sau đó 2 Hs nói tổng hợp các thông tin về bạn Thanh hà. -Nhờ bản tự thuật của bạn. -Chia nhóm, tự thuật trong nhóm. -Mỗi nhóm cử 2 đại diện, 1 người thì tự thuật về mình, 1 người thì thuật lại về 1 bạn trong nhóm của mình. -Học sinh nối tiếp nhau nói tên địa phương. -Học sinh thi đọc lại bài. -Nhận xét, bình chọn nhóm đọc hay. 5.Củng cố, dặn dò: Giáo viên nhận xét tiết học Yêu cầu học sinh về nhà viết 1 bản tự thuật để tiết sau em nộp và chuẩn bị bài sau Tập đọc: Ngày hôm qua đâu rồi? I .Mục đích, yêu cầu: 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng. Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ khó: ngoài, xoa, toả ; những từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phát âm địa phương: vườn, mãi, toả, vàng. Biết nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, giữa các dòng thơ, giữa các cụm từ. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu. Nắm được nghĩa của các từ, các câu thơ. Nắm được ý của toàn bài: Thời gian rất đáng quý, cần làm việc, học hành chăm chỉ để không phí thời gian. 3. Học thuộc lòng bài thơ. II . Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 01 quyển lịch bóc từng tờ theo ngày. Bảng phụ viết những câu, khổ thơ cần hướng dẫn học sinh luyện đọc. III.Các hoạt động dạy-học: A.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh lên bảng đọc bài Tự thuật và trả lời câu hỏi 1,2,3 trong bài. Nhận xét và cho điểm học sinh. B. Dạy-học bài mới: Giới thiệu bài:Để biết thứ ngày các em xem ở đâu? GV cho học sinh xem quyển lịch lốc rồi giới thiệu cho HS biết đây là quyển lịch để ghi ngày, tháng trong năm. Lịch này gồm 365 tờ, mỗi tờ ghi 1 ngày. Mỗi ngày em bóc đi 1 tờ lịch, đó là tờ lịch ghi ngày hôm qua, trên quyển lịch lại xuất hiện 1 ngày mới.Hôm nay chúng ta sẽ học bài tập đọc” Ngày hôm qua đâu rồi” 2. Luyện đọc: a.Giáo viên đọc mẫu bài thơ, lưu ý học sinh khi đọc phải nghỉ hơi sau dấu phẩy, giữa các dòng thơ, giữa các cụm từ. b. Hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. Đọc từng câu: Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc, mỗi em đọc 2 dòng thơ. Luyện phát âm từ khó: -Các từ có vần khó: Ngoài, hoa, xoa. -Các từ khó phát âm: vườn , hương. -Các từ mới: lịch, toả hương, ước mong. Yêu cầu học sinh tiếp tục đọc từng câu. Đọc từng khổ thơ trước lớp. Gọi 1 học sinh đọc phần chú giải trong SGK. Yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ. Hướng dẫn học sinh ngắt giọng từng câu thơ trong bài: Các câu ngắt giọng theo nhịp 2/3 là: câu 1,7,11,12. Các câu còn lại ngắt theo nhịp 3/2. Yêu cầu học sinh đọc từng khổ thơ. Luyện đọc từng khổ thơ trong nhóm. Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm 4. Thi đọc giữa các nhóm: -Đọc đồng thanh. - Nhận xét. Cả lớp đọc đồng thanh. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: Gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài. Yêu cầu học sinh đọc thầm và trả lời các câu hỏi trong SGK. Câu1: Bạn nhỏ hỏi bố điều gì? Muốn biết bố đã trả lời bạn nhỏ như thế nào, chúng ta tiếp tục tìm hiểu bài. Gọi học sinh đọc câu hỏi 2. - Nói tiếp ý của mỗi khổ thơ sau cho thành câu: a, Khổ thơ 2: Ngày hôm qua ở lại.... b, Khổ thơ 3: Ngày hôm qua ở lại... c, Khổ thơ 4: Ngày hôm qua ở lại... Yêu cầu học sinh quan sát tranh trong SGK. Mỗi tờ lịch thứ bảy, chủ nhật, thứ hai vẽ một hình ảnh về kết quả lao động của ngày hôm đó. Gọi học sinh đọc câu hỏi 3. - Em cần làm gì để không phí thời gian? 4.Học thuộc lòng bài thơ. - Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng từng khổ thơ rồi cả bài. - Xoá dần bài thơ trên bảng cho học sinh học thuộc lòng. - Nhận xét và ghi điểm. -Đọc bài và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên. -Học sinh xem ở lịch -Học sinh nối tiếp nhau đọc (lượt 1) -Học sinh luyện đọc cá nhân, đồng thanh. -Học sinh đọc chú giải. -Tờ lịch: Tờ giấy hay tập giấy ghi ngày, tháng trong năm. -Toả hương: mùi thơm bay ra, lan rộng. -Ước mong: muốn một điều tốt đẹp. -Học sinh nối tiếp nhau đọc (lượt 2) -Thực hành ngắt giọng từng câu thơ theo hình thức nối tiếp, mỗi học sinh đọc 2 câu thơ. -Đọc nối tiếp các khổ thơ1,2,3,4. -Thực hành đọc trong nhóm. -Các nhóm thi đọc. -Lớp bình chọn nhóm đọc hay. -Lớp đồng thanh bài thơ, -1 học sinh đọc toàn bài. - Học sinh đọc thầm và trả lời câu hỏi. -Bạn nhỏ hỏi bố: Ngày hôm qua đâu rồi? -Học sinh đọc câu hỏi 2. -Học sinh lần lượt đọc thầm từng khổ thơ, nói lại ý của mỗi khổ thơ bằng 1 câu. -Học sinh quan sát tranh trong SGK. -Học sinh đọc câu hỏi 3. -Học sinh thảo luận sau đó trả lời câu hỏi. Học chăm, học giỏi. Chăm chỉ học tập, giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà. - Đọc lại từng khổ thơ và cả bài thơ. -Học thuộc từng phần của bài thơ. - Thi đọc thuộc lòng bài thơ. - Thời gian rất quý, đừng lãng phí thời gian. 5. Củng cố, dặn dò: Bài thơ muốn nói với em điều gì? Dặn dò học sinh học thuộc lòng bài thơ và chuẩn bị bài sau: Phần thưởng.

File đính kèm:

  • docTap doc tuan.doc
Giáo án liên quan