. Mục tiêu:
- Biết km là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị km.
- Biết được quan hệ giữa đơn vị km với đơn vị m.
- Biết tính độ dài đường gấp khúc với các số đo theo đơn vị km.
- Nhận biết khoảng cách giữa các tỉnh trên bản đồ.
- HS khá, giỏi: Biết so sánh độ gần, xa giữa các tỉnh.
B. Đồ dùng dạy học:- Bản đồ Việt Nam.
C. Hoạt động dạy học:
I. Ổn định tổ chức:
II. KTBC: Y/C HS. làm bài vào vở nháp, gọi 1 HS. lên bảng làm bài theo y/c sau:
Điền số vào chỗ chấm: 1m = . cm; 1m = . dm; . dm = 100cm.
25 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 986 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 30 - môn Toán: Ki - Lô - mét, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rả lời.
..
Thủ công
Bài 16:Làm vòng đeo tay (tiết 2- tr246)
A.Mục tiêu:
- biết cách làm vòng đeo tay.
- Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.
- Với HS khéo tay: Làm được vòng đeo tay. Các nan đều nhau. Các nếp gấp phẳng. Vòng đeo tay có màu sắc đẹp.
B.Đồ dùng: Như tiết1.
C. Hoạt động dạy học:
I.Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS..
II. HS. thực hành:
- Y/C HS. nhắc lại các bước làm vòng đeo tay
- Treo mẫu sản phẩm và y/c HS. nhận xét
- Y/C mỗi HS. tự làm một vòng đeo tay sau đó trang trí sản phẩm.
+Khi HS. làm GVquan sát giúp đỡ HS. yếu hoàn thành sản phẩm.
+ Đánh giá sản phẩm của HS. khi HS. hoàn thành.
III.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- dặn dò chuẩn bị giờ sau.
- Để toàn bộ đồ dùng lên bàn tự kiểm tra và báo cáo.
-Nối tiếp nhau nhắc lại các bước làm vòng đeo tay.
- Quan sát và nhận xét mẫu làm đúng và chưa làm đúng.
- Thực hiện làm vòng đeo tay.
***************************************
Sinh hoạt lớp
Kiểm điểm tuần 30
I. Nhận xét tuần qua:
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động ra vào lớp đúng quy định.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: Bình, Linh,...
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, đi học đúng giờ, chuẩn bị sách vở chu đáo, làm bài tập đầy đủ:Cường, Hiền ...
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Nam, Hà My...
..
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo
trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao: Tuấn Anh, Thành...
II. Phương hướng tuần tới:
- Thi đua học tập
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.
- Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định.
- Rèn toán cho em : Chiến, Hoàng Đạt
- Rèn chữ viết cho em : Sinh, Đào...
III. HS sinh hoạt văn nghệ:
An toàn giao thông
Bài 5: Phương tiện giao thông đường bộ (tr18)
A. Mục tiêu:
- HS biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
- HS phân biệt xe cơ giới, xe thô sơ.
- Không chạy theo xe ô tô, xe máy đang đi.
B. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ to như trong SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
I. KTBC:
- Khi đi qua đường có nhiều xe đi lại em phải làm gì?
II. Bài mới:
1. G th b:
2. HD nội dung:
GV tiến hành như trong SGV – tr 26 đến tr 29.
III. Củng cố, dặn dò:
- Kể tên các loại phương tiện giao thông mà em biết.
- Nhắc nhở HS thực hiên theo đúng luật ATGT.
Sinh hoạt lớp
I. Nhận xét tuần 30:
* Ưu điểm:
* Tồn tại:
II. Phương hướng kế hoạch tuần 31:
III. HS sinh hoạt văn nghệ:
Tuần 30
Thứ hai ngày 29 tháng 3 năm 2010
Luyện TV
Chữ hoa A ( kiểu 2)
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng viết chữ hoa A kiểu 2 cỡ nhỏ. Viết đúng và đẹp câu ứng dụng.
- HS có kĩ năng viết vào vở li các chữ in hoa được học.
B. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức :
II. KTBC:
- HS lên bảng viết chữ hoa A kiểu một. Viết tiếng : Ao
III. Bài mới :
1. G th b:
2. HD tập viết:
- 2 HS lên bảng viết lại chữ hoa A kiểu 2 theo cỡ vừa và nhỏ. Vừa viết vừa nhắc lại cách viết.
- Cả lớp viết bảng con nhiều lần . GV quan sát và sửa các nét sai cho HS.
- HS đọc cụm từ ứng dụng, giải thích cụm từ ứng dụng.
- Nhận xét khoảng cách giữa các chữ, độ cao các con chữ, cách đánh dấu thanh.
- Viết bảng con chữ Ao theo cỡ nhỏ.
3. HD viết phần về nhà.
- HS nêu lại tư thế ngồi viết, cách cầm bút.
- HS viết bài, Gv quan sát và giúp đỡ HS yếu.
- Chấm, chữa bài.
4. Viết vở li:
- 2 dòng chữ hoa A theo cỡ vừa, 2 dòng chữ hoa A theo cỡ nhỏ.
- 2 dòng cụm từ ứng dụng.
IV. Củng cố, dặn dò:
- HS về nhà viết vở li bài vừa viết.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
Luyện Toán
Ôn: Đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số
A. Mục tiêu:
- Củng cố cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số.
- Làm bài tập chính xác.
- Có ý làm bài, yêu thích môn toán.
B. Hoạt động day học:
I. ổn định tổ choc:
II. KTBC:
- 1HS lên bảng đọc số cho cả lớp viết bảng con 4 số có ba chữ số.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Bài tập: Hướng dẫn H.làm bài tập vào vở.
* Bài 1: GV hướng dẫn rồi cho H.làm vở.
Đọc số
105 :
925:
211:
310:
800:
1000:
Viết số
Ba trăm bảy mươi lăm:
Bảy trăm ba mươi lăm:
Năm trăm ba mươi bảy:
Hai trăm mười một:
Hai trăm linh một:
Chín trăm chín mươi chín:
* Bài 2: Chỉ các số trăm, chục, đơn vị các số sau:
Trăm chục đơn vị
925:
95:
211:
310:
419:
* Bài 3: So sánh số - Điền dấu ; =
279 < 297 301311
729.792 492429
972.927 785758
1000.999 902900 + 2
* Bài 4: Sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
999, 972, 792, 297, 927 , 729.
III. Củng cố, dặn dò.
- GV chấm bài.
- Nhận xét tiết học
Luyện TLV
Đáp lời chia vui – Nghe, trả lời câu hỏi
A. Mục tiêu:
- HS biết cách đáp lời chia vui trong mọi trường hợp.
- Rèn kĩ năng nghe, trả lời câu hỏi.
B. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:
-HS lên bảng đáp lời chia vui trong trường hợp sau: Các bạn đem hoa đến choc mừng sinh nhật em.
III. Bài mới:
1.G th b:
2. HD nội dung:
Bài 1:
- GV cho học sinh đóng vai lại tất cả các tình huống trong SGK.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2:
- GV phát phiếu cho HS , sau đó HS tự nêu 1 tình huống đồng thời nêu lời đáp của em.
- Lần lượt từng HS lên bảng đọc phần bài của mình.
Bài 3: ( viết)HS làm bài trong SGV. Nghe và trả lời câu hỏi.
IV. Củng cố, dặn dò:
- HS về nhà biết áp dụng những điều đã học để thể hiện được sự quan tâm của mình với mọi người một cách thân thiện.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
Thứ tư ngày 15 tháng 4 năm 2008
Luyện đọc
Cháu nhớ Bác Hồ
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc hiểu. Đọc diễn cảm bài thơ.
- HTL bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.
B. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:
- 2,3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi trong SGK.
III. Bài mới:
1. G th b:
2. HD luyện đọc:
- 3,4 HS khá đọc lại bài nêu cách ngắt nghỉ.
- HS tiếp nối đọc đoạn trước lớp, lưu ý đọc đúng và đọc diễn cảm.
- HS đọc các từ cần giải nghĩa.
3. GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm( từng đoạn, cả bài).
4. HS thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK.
- Hỏi: Em hãy nói về tình cảm cuả bạn nhỏ miền Nam với Bác Hồ qua bài thơ.
5. HS đọc thuộc lòng bài thơ.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
Chính tả ( nghe – viết)
Ai ngoan sẽ được thưởng
A. Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng nội dung một đoạn văn trong bài Ai ngoan sẽ được thưởng.
- Làm đúng các bài tập phân biệt chính tả: tr/ch.
B. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:
- 2,3 HS lên bảng tự tìm 4 từ có tiếng bắt đầu bằng tr/ ch.
III. Bài mới:
1. G th b:
2. HD học sinh chuẩn bị:
- GV đọc bài chính tả một lượt. 1,2 HS đọc lại.
- Hỏi : Đoạn văn kể về việc gì?
( Bác Hồ đến thăm các cháu nhỏ ở trại nhi đồng).
- HS tự tìm và viết các chữ khó trong bài.
- GV đọc cho HS viết bài vào vở.
- Soát lỗi và chữa lỗi.
- Chấm, chữa bài.
3. Bài tập: Điền vào chỗ trống tr/ ch:
- cái ống, ống gậy, trèo ống, ống trải.
- nội ú, ú bác, ú mưa, ú ẩn, ú em.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
Toán
Ôn: m, km, mm
A. Mục tiêu:
- Củng cố về tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo độ dài km; mm.Biết tính và giải toán có lời văn với số đo độ dài.
- Rèn kĩ năng tính toán nhanh; Gọi tên, viết kí hiệu các đơn vị đo độ dài đúng, chính xác.
B. Hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra: Y/C HS nêu tên các đơn vị đo độ dài đã học.
III. Thực hành:
*Bài 1: (dành cho HS. cả lớp)Số?
1km = ... m ...m = 2km ...cm = 1m
2km = ... m ...m = 1km 1cm = ....mm
1m = ...mm 600mm = ...m ...mm = 1m
- Y/C HS. tự làm bài vào vở sau đó đổi chéo kiểm tra.
*Bài 2: (Dành cho HS. cả lớp)
Tính: 15m + 38 m = 73 mm + 16 mm =
46cm + 28 cm = 100 km - 37 km =
6km 2 = 18 mm : 3 =
- Y/C HS. nêu cách làm các phép tính có số đo đơn vị kèm theo.
- Gọi 2 HS. lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
*Bài 3: (Dành cho HS. khá giỏi) >; < ; =?
85 cm + 9 cm ... 1m 49 dm- 17dm ... 3m
34mm -13mm ...2cm 38 km+12km ...49km
- Gọi HS. nêu y/c của đề.
-Y/C HS. khá nêu các bước để điền dấu.
- Y/C HS. làm bài.
*Bài 4: Lan đi 18 km để đến huyện Bình Giang.Sau đó lại đi tiếp 6 km mới về được quê ngoại.Hỏi Lan đã đi được bao nhiêu km?
- Y/C HS. đọc đề, thảo luận để tìm cách phân tích đề.
- Gọi 1 HS. lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
IV.Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- 1 HS. đọc đề và nêu y/c
- 1 HS. lên bảng, cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS. đọc đề.
- Nối tiếp nhau nêu: Khi thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia có các số đo ta thực hiện như với các phép tính cộng trừ nhân chia bình thường và khi viết kết quả xong ta nhớ viết tên đơn vị đo sau nó.
- Thực hiện làm bài.
- 1 HS. nêu y/c của đề
-1 HS. nêu các bước để làm một bài điền dấu.
- Thực hiện làm bài vào vở.
- 2 H. đọc đề bài
- Thảo luận nhóm đôi
- Thực hiện làm bài theo y/c.
Số ki lô mét Lan đi được là:
18 km + 6 km = 24 (km).
Đáp số: 24 km
Luyện LTVC
Từ ngữ về Bác Hồ – Dấu chấm, dấu phẩy
A. Mục tiêu:
- Củng cố vốn từ về Bác Hồ.
- Biết cách đánh dấu chấm., dấu phẩy vào câu văn, đoạn văn.
B. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. KTBC:
- HS nêu 4 từ ngữ nói về Bác Hồ.
III. Bài mới:
1. G th b:
2. HD nội dung:
Bài 1: HS đọc bài thơ, văn, truyện nói về Bác Hồ.
- Tìm các từ ngữ trong bài nói về đức tính của Bác Hồ.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2:
- HS viết vào giấy nháp những từ ngữ ca ngợi Bác
- Lần lượt tong HS đọc bài của mình. Cả lớp nghe và nhận xét.
- GV bổ sung thêm cho HS: sáng suốt, tài ba, tài giỏi, yêu nước, đức độ, nhân hậu, khiêm tốn, giản dị, nhân từ,.
Bài 3: Điền dấu chấm, dấu phẩy thích hợp rồi viết hoa lại cho đúng chính tả:
Trên quảng trường Ba Đình lịch sử lăng Bác uy nghi mà gần gũi cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội đâm chồi phô sắc toả ngát hương thơm
- GV cho một số HS khá giỏi giải thích vì sao lại điền như vậy.
IV. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
File đính kèm:
- tuan 30.doc