1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ: Ngăn cản, hích vai, lao tới, lo lắng
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- HS khá giỏi biết đọc phân biệt lời kể chuyện và lời các nhân vật.
2. Rèn kỹ năng đọc hiểu.
- Hiểu nghĩa của các từ đã chú giải SGK: Ngăn cản, hích vai, thông minh, hung ác, gạc
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng giúp người, cứu người.
3. GDHS luôn tin tưởng và sẵn lòng giúp đỡ bạn bè
28 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 3 - Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
+ Cách tiến hành:
- HS lắng nghe
- GV chia nhóm 4 yêu cầu các nhóm theo dõi xây dựng phần kết câu chuyện.
- Thảo luận nhóm 4.
- GV kể chuyện Cái bình hoa với kết cục để mở. GV kể từ đầu"không ai còn nhớ" đến "cái bình vỡ" thì dừng lại.
- HS nghe
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
- HS thảo luận nhóm và phán đoán đoạn kết.
+ Nếu Vô - va không nhận lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?
- Không ai biết
+ Các em thử đoán xem Vô-va đã nghĩ và làm gì sau đó.
- Vô-va trằn trọc không ngủ được và kể chuyện cho mẹ nghe.
- Vô-va viết thư xin lỗi cô.
- Đại diện các nhóm trình bày
- Đại diện nhóm trình bày
- Các em thích đoạn kết của nhóm nào hơn ? Vì sao ?
- Bình chọn
- GV kể nốt đoạn kết
- GV phát phiếu câu hỏi cho các nhóm
- HS nhận phiếu
+ Qua câu chuyện em thấy cần làm gì sau khi mắc lỗi.
- Thảo luận và TLCH
+ Nhận lỗi và sửa lỗi có tác dụng gì?
- Kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có khi mắc lỗi, nhất là với các em lứa tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi thì sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến, thái độ của mình.
+ Mục tiêu: Giúp học sinh biết bày tỏ ý kiến thái độ của mình.
+ Cách tiến hành: Giáo viên quy định cách bày tỏ ý kiến và thái độ của mình.
- GV lần lượt đọc từng ý kiến.
- HS giơ thẻ để bày tỏ ý kiến
a. Người nhận lỗi là người dũng cảm.
- Đúng
b. Nếu có lỗi chỉ cần tự sửa lỗi không cần nhận lỗi
- Cần thiết những chưa đủ
c. Nếu có lỗi chỉ cần nhận lỗi không cần sửa lỗi.
- Chưa đúng
d. Cần xin lỗi khi mắc lỗi với bạn bè và em bé.
- Đúng
e. Chỉ cần xin lỗi người quen biết.
*Kết luận: Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ giúp em mau tiến bộ và được mọi người quý mến.
Hoạt động 3: Hoạt động nối tiếp:
- Chuẩn bị kể lại một trường hợp em đã nhận lỗi và sửa lỗi hoặc người khác đã nhận lỗi với em.
- Sai
- HS lắng nghe và thực hiện
Thứ năm ngày 13 tháng 9 năm 2012
Luyện từ và câu (3)
Từ chỉ sự vật - Câu kiểu ai là gì ?
I. Mục đích yêu cầu:
- Tìm đúng các từ chỉ sự vật theo tranh vẽ và bảng từ gợi ý.
- Biết đặt câu theo mẫu ai ( hoặc cái gì, con gì ) là gì ?
II. Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh họa các sự vật trong SGK.
- Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra:
- Kiểm tra BT1, BT2 của giờ trước.
- Hai HS lên bảng
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của bài
* Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1: (Miệng)
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh
- HS quan sát tranh.
- Tìm những từ chỉ sự vật
- HS làm bài ra giấy nháp.
- HS nêu ý kiến.
- GV ghi bảng những từ vừa tìm được.
- Bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía.
Bài 2: (Thảo luận nhóm)
- 1 em đọc yêu cầu của bài: Tìm từ chỉ sự vật có trong bảng
- GV: Từ chỉ sự vật chính là những từ chỉ người, vật, cây cối, con vật
- HS nghe giảng
- Yêu cầu HS thảo luận cặp
- Nhận xét chữa bài.
- Thảo luận, trình bày:
+ Bạn, thước kẻ, cô giáo, thầy giáo, bảng, học trò, nai, cá heo, phượng vĩ, sách.
Bài 3: Viết
- Đặt câu theo mẫu ai (cái gì, con gì)là gì ?
- Gọi HS đọc mẫu
- Yêu cầu HS làm bài
- 1 em đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS đọc mô hình câu và câu mẫu.
- HS làm bài vào vở
- HS đọc câu đã đặt. Ví dụ
- GV nhận xét chốt lại bài.
+ Bố em là bộ đội.
+ Chúng em là HS lớp 2C
C. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe và thực hiện
Toán (14)
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biét cộng nhẩm dạng 9 + 1 + 5. Biết thực hiện phép cộng không nhớ trong
phạm vi 100, dạng 26 + 4; 36 + 24
- Củng cố về giải bài toán bằng một phép cộng
- Tìm tổng độ dài hai đoạn thẳng ( HS khá giỏi)
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 5 ( Hướng dẫn cho HS khá- giỏi)
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra:
- Yêu cầu HS thực hiện phép tính:
16 + 24 ; 63 + 27
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện
- Hai HS :
16 63
+ +
24 27
40 90
B. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của bài
* Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 1( Dòng 1) )(HSKG làm phần còn lại )Tính nhẩm
- Đọc yêu cầu của đề.
- Yêu cầu HS làm bài
- HS nêu miệng kết quả tính ( dòng 1)
9 + 1+ 5 =15 7 + 3 + 4 = 14
8 + 2 + 6 =16
- Yêu cầu HS nêu cách nhẩm
- Ví dụ: 9 cộng 1 bằng 10, 10 cộng 5 bằng 15
Bài 2: Làm bảng con
- Đọc đề bài
- Yêu cầu HS làm bài
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện
- Hai HS lên bảng, cả lớp làm nháp
Thực hiện cộng hàng đơn vị trước nhớ sang hàng chục.
Bài 3: Làm bảng con
- Đọc yêu cầu
- HS làm bài vào bảng con.
- Yêu cầu HS nêu cách đặt tính
- Đặt tính sao cho chữ số hàng đơn vị thẳng cột với chữ số hàng đơn vị , chữ số hàng chục thẳng cột với chữ số hàng chục.
Bài 4: Làm vở
- HS đọc đề bài.
- Hướng dẫn HS TT và giải bài toán:
+ Bài toán yêu cầu tìm gì?
+ Bài toán cho biết gì về số học sinh?
- Số học sinh cả lớp
- Có 14 học sinh nữ và 16 học sinh nam
+ Muốn biết HS cả lớp ta phải làm gì?
- HS nêu tóm tắt:
Nữ : 14 học sinh
Nam : 16 học sinh
- Yêu cầu HS làm bài
Tất cả có: ...học sinh ?
- HS làm vở, một HS làm vào bảng phụ
Bài giải:
Số học sinh của cả lớp là:
14 + 16 = 30 (học sinh )
- Chấm chữa bài, nhận xét
Đáp số: 30 học sinh
Bài 5: ( HS khá giỏi)
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ và gọi tên các đoạn thẳng có trong hình
- Đoạn thẳng OA dài bao nhiêu cm?
- Đoạn AO, OB, AB
- 7 cm
- Đoạn thẳng OB dài bao nhiêu cm?
- 3cm
- Muốn biết đoạn AB dài bao nhiêu cm ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS nêu miệng kết quả tính
- Thực hiện phép cộng 7cm + 3cm
- Đoạn thẳng AB dài 10 cm hoặc 1dm
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe và thực hiện
Tập viết (3)
Chữ hoa B
I. Mục tiêu, yêu cầu:
- Viết đúng chữ hoa B ( một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Bạn ( một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), Bạn bè xum họp ( 3 lần).
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu chữ B đặt trong khung chữ, chữ và câu ứng dụng trên dòng kẻ li
- Bảng con. Vở tập viết
III.các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiểm tra:
- 2 em lên bảng, lớp viết bảng con Ă, Â
- 1 em đọc cụm từ: Ăn chậm nhai kĩ.
- Cả lớp viết bảng con.
- Viết bảng con: Ăn
Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: nêu MĐYC của bài
* Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa.
+ Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- HS quan sát nhận xét
- Chữ B cao mấy li ?
- 5 li (6 dòng kẻ)
- Chữ B gồm mấy nét ?
- 2 nét : nét 1giống nét móc ngược nhưng phía trên hơi lượn sang phải, đầu móc cong hơn, nét 2 là nét kết hợp của 2 nét cơ bản: Cong trên và cong phải nối liền nhau tạo vòng xoắn nhỏ giữa thân chữ.
+ Hướng dẫn cách viết chữ:
- Nét 1: Đặt bút trên Đk, DB trên ĐK2
- Nét 2: Từ điểm ĐB của nét, lia bút lên ĐK5, viết 2 nét cong liền nhau DB ở ĐK2 và ĐK3.
+ Hướng dẫn HS viết trên bảng con.
- HS tập viết
- GV nhận xét, uốn nắn
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
+ Giới thiệu câu ứng dụng
- 1 em đọc câu ứng dụng: Bạn bè sum họp.
- Em hiểu Bạn bè xum họp có nghĩa như thế nào?
- Bạn bè ở khắp nơi trở về quây quần họp mặt đông vui.
+ Hướng dẫn quan sát.
- HS quan sát chữ mẫu câu ứng dụng.
- Các chữ cái B, b, h cao bao nhiêu li ?
- Cao 2 li rưỡi
- Các chữ cao 2 li là những chữ nào?
- chữ p
- Các chữ còn lại cao bao nhiêu li?
- Cao 1 li
- Nêu cách đặt dấu thanh ở các chữ.
- Dấu nặng dưới chữ a vào dấu huyền đặt trên e.
GV nhắc lại k/c giữa các chữ cái trong chữ ghi tiếng và k/c giữa các chữ theo quy định
+ GV viết mẫu chữ Bạn
- HS theo dõi
+ Hướng dẫn HS viết chữ Bạn vào bảng con
- Nhận xét, uốn nắn
- HS viết 2 lần
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh viết vào vở
- Yêu cầu HS viết bài
- Chữ hoa B ( một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ)
- Bạn ( một dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ)
- Bạn bè xum họp ( 3 lần).
- Học sinh giỏi viết cả bài
- GV Uốn nắn tư thế ngồi của học sinh.
- GV chấm bài 5,7 bài, nhận xét
C. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS ôn bài, chuẩn bị bài sau.
- HS lắng nghe và thực hiện
Tự nhiên & Xã hội(3)
Hệ cơ
I. Mục tiêu:
Sau bài học:
- Học sinh có thể chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể. Biết được rằng cơ có thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được.
- Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được rắn chắc
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh vẽ bộ cơ.
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra
Nêu 1 số tên xương và khớp xương của cơ thể.
B. bài mới:
1. Giới thiệu bài: Tranh vẽ bộ cơ
Hoạt động 1: Quan sát hệ cơ
*Mục tiêu: Nhận biết và gọi tên 1 số của cơ thể.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Hướng dẫn quan sát hình vẽ và TLCH
- Làm việc theo cặp.
- HS quan sát hình.
- Các nhóm làm việc.
- Chỉ và nói tên 1 số của cơ thể.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV treo hình vẽ lên bảng.
- HS lên chỉ và nói tên các cơ.
*Kết luận: Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ. Các cơ bao phủ toàn bộ cơ làm cho mỗi người có 1 khuôn mặt và hình dáng nhất định.
- HS nếu kết luận.
Hoạt động 2: Thực hành và duỗi tay
*Mục tiêu: Biết được cơ thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phân của cơ thể cử động được.
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân theo cặp.
- HS quan sát học sinh SGK làm ĐT như hình vẽ.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
*Kết luận: Khi cơ co, cơ sẽ ngắn HS và chắc hơn.
- 1 số nhóm lên làm mẫu vừa làm ĐT vừa nói về sự thay đổi của bắp cơ khi tay co và duỗi.
Khi cơ duỗi cơ sẽ dài và mềm ra nhờ có sự co duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể cử động được.
Hoạt động 3: Thảo luận
Làm gì để cơ được rắn chắc.
*Mục tiêu: Biết vận động và tập luyện thể dục thường xuyên giúp cơ được rắn chắc.
*Cách tiến hành:
- Chúng ta nên làm gì để cơ được rắn chắc.
- Tập TDTT
- Vận động hàng ngày.
- Lao động vừa sức.
- Ăn uống đầy đủ.
*Kết luận: Hàng ngày chúng ta nên ăn uống đầy đủ, lao động vừa sức năng tập luyện để cơ được rắn chắc.
C. Củng cố dặn dò
- Về nhà năng tập thể dục.
- Ôn bài.
File đính kèm:
- TUAN 3.doc