A-YÊU CẦU:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.
- Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm. (trả lời được các câu hỏi trong SGK ).
- Rèn kĩ năng đọc.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 29 Trường tiểu học Trần Văn Ơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sừng trâu dưới ánh chiều...)
4. Luyện đọc lại:
- 3, 4HS đọc lại bài.
- GV nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV hỏi: Qua bài văn, em thấy tình cảm của tác giả với quê hương như thế nào? (Tác giả yêu cây đa, yêu quê hương, luôn nhó những kỉ niệm thời thơ ấu gắn lền với cây đa quê hương.)
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=&=-------------------------
Toán: SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ.
A- YÊU CẦU:
- Biết sử dụng cấu tạo thập phân của số và giá trị theo vị trí của các chữ số trong một số để so sánh các số có 3 chữ số; nhận biết thứ tự các số (không quá 1000)
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng thực hành
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: Viết các số: Chín trăm chín mươi mốt
Sáu trăm bảy mươi ba
Bảy trăm linh năm
Tám trăm
- GV, lớp nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. Ôn lại cách đọc và viết số có 3 chữ số.
Đọc số: T treo lên bảng các dãy số viết sẵn và cho HS đọc.
H đọc: 401, 402, 403, 404, 405, 406...
Viết số: H viết vào vở theo lời đọc của T
VD: Năm trăm hai mươi mốt
Năm trăm hai mươi hai
2. So sánh các số:
a) Làm việc chung cả lớp:
T: Đính các hình vuông và HCN lên bảng. HS quan sát hình và ghi số tương ứng : 234 ¨ 235
T: Yêu cầu HS so sánh 2 số trên.
H: Xác định số trăm, chục và số đơn vị cho biết cần điền số thích hợp nào?
- Xét chữ số ở các hàng của 2 số:
Hàng trăm: Chữ số hàng trăm cùng là 2
Hàng chục: Chữ số hàng chục cùng là 3
Hàng đơn vị: 4 < 5
KL: 234 < 235
Tương tự HDHS so sánh các số: 194.......139
199......215
c) Nêu quy tắc chung:
- So sánh chữ số hàng trăm: Số nào có "chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn".
- Nếu cùng chữ số hàng trăm thì mới xét đến chữ số hàng chục. Số nào có "chữ số hàng chục lớn hơn thì số đó lớn hơn".
- Nếu cùng chữ số hàng trăn và chữ số hàng chục. Số nào có chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn.
3. Thực hành:
a) Thực hành chung:
H: So sánh các cặp số: 498, 500, 259, ....313
H: Vài em nêu kết quả điền dấu và giải thích.
b) Thực hành cá nhân:
Bài 1: T cho HS làm bài vào vở
Bài 2(a): T viết các số lên bảng
395, 695, 375. Yêu cầu HS khoanh vào số lớn nhất
H: 1 em lên bảng làm cả lớp nhận xét.
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu
- H chép bài vào vở rồi điền số thích hợp vào ô trống
- H: GV gọi HS đếm miệng.
III - DẶN DÒ:.
- Nhận xét giờ học. Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau
------------------------=&=-------------------------
Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ?
A- YÊU CẦU:
- Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (BT1, BT2).
- Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì?(BT3).
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
- Vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 HS thực hành hỏi đáp: - Nhà bạn trồng xoan để làm gì? (Nhà tôi trông xoan để lấy gỗ đóng bàn)
- Lớp + GV nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T: Nêu MĐ, yêu cầu tiết học.
2. HD làm bài tập:
a) Bài tập 1: (miệng)
H: 1 em đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
- Gv gắn lên bảng tranh, ảnh 1 số loài cây ăn quả để HS quan sát.
1, 2 em làm bảng lớp nêu tên các cây đó và chỉ các bộ phận của cây.
Cả lớp làm vở bài tập.
T + Lớp nhận xét, chốt lời giải đúng
( rễ, gốc, cành, lá, hoa, quả, ngọn)
b) Bài tập 2: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- GV nhắc HS chú ý: Các từ tả các bộ phận của cây là những từ chỉ hình dáng, màu sắc, tính chất, đặc điểm của từng bộ phận.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, viết kết quả vào giấy.
- Đại diện các nhóm trình bày. GV chốt lại lời giải đúng.
+ Rễ cây: dài, ngoằn nghèo, uốn lượn, cong queo...
+ Thân cây: to, cao, sần sùi, mập mạp...
+ Lá: xanh biếc, tươi xanh, non tơ, tươi tốt...
+ Cành cây: xum xuê, um tùm, trơ trụi, khẳng khiu...
+ Lá: xanh biếc, non tơ, tươi tốt...
+ Hoa: vàng tươi, hồng thắm, đỏ ối, chín mọng...
+ Quả: vàng rực, chín mọng, đỏ ối, chi chít...
+ Ngọn: chót vót, thẳng tắp, khoẻ khoắn, mập mạp...
c) Bài tập 3: (miệng)
H: 1 em đọc yêu cầu. GV hướng dẫn HS quan sát từng tranh, nói về việc làm của 2 bạn trong tranh (Bạn gái tưới nước cho cây. Bạn trai bắt sâu cho cây.)
- HS suy nghĩ, đặt câu hỏi có cụm từ để làm gì?
- Lớp làm giấy nháp.
- H: 3 đặt câu hỏi và nêu câu trả lời..
Lớp + GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau
------------------------=&=-------------------------
Thủ công: LÀM VÒNG ĐEO TAY(tiết 1).
A- YÊU CẦU:
- Biết cách làm vòng đeo tay.
- Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán (nối) và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều.
- HS yêu thích môn học.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình mẫu vòng đeo tay.
- Kéo, hồ dán, giấy màu.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- T: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Cho HS bổ sung (nếu thiếu).
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. GV hướng dẫn HS quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu vòng đeo tay bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng quan sát: Vòng làm bằng gì? Có mấy màu?
3. GV hướng dẫn mẫu:
+ Bước 1: Cắt thành các nan.
- Lấy 2 tờ giấy màu khác nhau cắt thành các nan giấy rộng 1 ô. .
+ Bước 2: Dán nối các nan giấy
- Dán nối các nan giấy cùng màu thành 1 nan giấy dài 50 ô đến 60 ô. Làm 2 nan
+ Bước 3: Gấp các nan giấy.
- Dán đầu của 2 nan giấy, gấp nan dọc đè lên nan ngang, sau đó làm ngược lại
- Tiếp tục cho đến hết
+ Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
- Dán 2 đầu sợi dây vừa gấp, được vòng đeo tay
- HS thực hành làm đồng hồ bằng giấy thủ công.
- GV theo dõi, nhắc nhở, hướng dẫn những em còn lúng túng.
III- CỦNGCỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét thái độ học tập
- Chuẩn bị đầy đủ ĐDHT Cho bài: Làm vòng đeo tay (tiết 2)
------------------------=&=-------------------------
Ngày soạn: 5/4/2010
Ngày dạy: Thứ năm ngày8 tháng 4 năm 2010
Thể dục: TÂNG CẦU
(Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
------------------------=&=-------------------------
Tập viết: CHỮ HOA A (kiểu 2).
A-YÊU CẦU:
- Viết đúng chữ hoa A - kiểu 2 (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng Ao (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ao liền ruộng cả (3 lần).
- Rèn kĩ năng viết chữ:
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ cái viết hoa A
- Viết sẵn: Ao liền ruộng cả
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Lớp viết bảng con: A - Ao
- GV nhận xét.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS quan sát- nhận xét:
a) Chữ A
T: Chữ Â cao mấy li? Gồm mấy nét?
H: Chữ A kiểu 2 cao 5 li, là nét cong kín và nét móc ngược phải.
T: HD cách viết.
T: Viết mẫu trên bảng. Vừa viết vừa HD cách viết.
Chữ A: 3 lượt.
T: Uốn nắn, sửa chữa.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
3.1. Giới thiệu câu ứng dụng:
- HS đọc 1 lần.
- Nêu cách hiểu: Ý nói giàu có (ở vùng thôn quê).
3.2. Hướng dẫn HS quan sát câu ứng dụng - Nhận xét.
- H: Nêu độ cao các con chữ.
- T: Viết mẫu Ao trên dòng kẻ.
3.3. Hướng đẫn HS viết chữ “Ao” vào bảng con.
- T: Theo dõi, uốn nắn
4. Hướng dẫn HS viết vào vở TV:
- GV nêu yêu cầu viết
- HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở HS
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 10 bài, nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
- Luyện viết phần ở nhà.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=&=-------------------------
Toán: LUYỆN TẬP.
A-YÊU CẦU:
- Biết cách đọc, viết các số có ba chữ số.
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
- Biết sắp xếp các số có đến ba chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng thực hành
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT 1/148
T: Nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
2. Ôn lại cách so sánh các số có 3 chữ số.
T: Viết: 567.....569
H: Nêu cách so sánh
- Hàng trăm bằng nhau cùng là 5
- Hàng chục bằng nhau cùng là 6
- Hàng đơn vị 7 < 9
- Kết luận: 567 < 569
T: Cho HS so sánh tiếp 2 số: 375 và 369
2. Luyện tập:
Bài 1: Cho HS chép đề vào vở. Sau đó tự làm.
- Điền các số thích hợp vào chỗ chấm.
Bài 2:
- HS nêu yêu cầu. GV hướng dẫn
a. Các số tròn trăm
b. Các số tròn chục
- HS làm bài . GV gọi HS chữa bài
Bài 3: So sánh
- Lớp chép vào vở, so sánh điền dấu.
- GV gọi HS chữa bài
Bài 4: HS đọc yêu cầu của BT
- HS viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- 299, 422, 875, 1000
- Gọi HS đọc kết quả
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị bài sau.
------------------------=&=-------------------------
Chính tả (Nghe - viết): HOA PHƯỢNG.
A-YÊU CẦU:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Làm được BT2(b);
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: 2 em viết bảng lớp, lớp viết bảng con: tình nghĩa, tin yêu, xinh đẹp, xin học, mịn màng, bình minh
T: Nhận xét, ghi điểm.
II- DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc lần 1.
- H: 2 em đọc lại
+ Nội dung của bài thơ? (là lời của một bạn nhỏ nói với bà, thể hiện sự bất ngờ, thán phục trước vẽ đẹp của hoa phượng).
- Hướng dẫn HS nhận xét:
- Tìm từ khó: GV hướng dẫn phân tích .
- HS đọc lại các chữ khó. GV xoá
- GV đọc cho HS viết bảng con: sáng, chen lẫn, lửa thẫm,
- GV nhận xét.
3. GV đọc cho HS viết chính tả:
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng cụm từ cho HS viết.
- Đọc cho HS dò bài.
4. Chấm, chữa bài:
- Thu bài chấm, chữa lỗi nhiều HS viết sai.
- Trả bài cho HS đối chiếu.
5. HD làm bài tập:
Bài 2b:
- HS đọc bài tập
- HS làm vào phiếu BT.
- GV thu chấm, gọi HS lên bảng chữa bài.
- Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
(Chú Vinh là thương binh. Nhờ siêng năng, biết tính toán, chú có một ngôi nhà xinh xắn, vườn cây,đầy trái chín, thơm lừng,. Chú giúp đỡ mọi người nên được gia đình và làng xóm tin yêu.)
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Tuyên dương những HS có nhiều tiến bộ.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=&=-------------------------
File đính kèm:
- Tuan 29(S).doc