Giáo án Lớp 2 Tuần 29 Trường Tiểu học Trần Tống

I.Mục tiêu :

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật

 - Hiểu nội dung câu chuyện : Nhờ những quả đào, ông biết tính nết của từng cháu. Ông khen ngợi đứa cháu nhân hậu đã nhường nhịn cho bạn quả đào, khi bạn bị ốm.

- GD KNS: Tự nhận thức - Xác định giá trị bản thân

II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

 

doc17 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 29 Trường Tiểu học Trần Tống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ếp cụ thể (BT1). - Nghe GV kể chuyện “Sự tích hoa dạ lan hương”, nhớ và trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện (BT2) - GD KNS: Giao tiếp; ứng xử văn hóa - Lắng nghe tích cực. II. Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ truyện trong SGK; VBT. III. Các hoạt động dạy-học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS A. Kiểm tra: - Gọi 2HS thực hành nói lời chúc mừng-đáp lại lời chúc; 1HS nói về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt. B. Bài mới: HĐ1. Hướng dẫn làm bài tập. Bài 1/98 SGK. - Yêu cầu HS thực hành đóng vai theo các tình huống. Bài 2/98 SGK. - Tranh. - GV kể chuyện Sự tích hoa dạ hương. - GV nêu lần lượt từng câu hỏi. a.Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ? b. Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ? c.Về sau, cây hoa xin trời điều gì ? d.Vì sao trời lại cho hoa có hương vào ban đêm ? - Cứ lần lượt nêu câu hỏi để HS trả lời. Sau đó cho 4 cặp HS thực hành hỏi đáp. - Cho 2HS thi kể lại câu chuyện. HĐ2. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu HS nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét tiết học. - HS thực hiện yêu cầu. - HS đọc yêu cầu bài tập a/ Rất cảm ơn bạn./ Cảm ơn bạn đã nhớ ngày sinh nhật của mình./ Cảm ơn bạn đã đến dự ngày sinh nhật của mình. b/ Cháu cảm ơn bác. Cháu cũng xin chúc bác sang năm mới mạnh khoẻ/ hạnh phúc ạ ! - HS đọc yêu cầu bài tập. - HS quan sát, nói về nội dung tranh. - HS trả lời. ...vì ông lão nhặt cây hoa bị vứt lăn lóc ven đường về nhà trồng, hết lòng chăm bón. - Cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nở những bông hoa thật to và lộng lẫy. - Cây hoa xin trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để làm vui lòng ông lão. - Vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa. - HS thực hành hỏi đáp trước lớp. - 2HS thi kể lại toàn bộ câu chuyện. - Ca ngợi cây dạ lan hương biết cách bày tỏ lòng cảm ơn thật cảm động với người đã cứu sống, chăm sóc nó. Luyện Tiếng Việt: LUYỆN ĐỌC BÀI CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG Mục tiêu: - Luyện đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hợp lí. - Thực hành trả lời đúng các câu hỏi 1, 2, 3, 4 - Luyện viết bảng con một số từ khớ: nghìn năm, xuể, chót vót, giận dữ, lững thững... Tập viết : CHỮ HOA A (Kiểu 2) I.Mục tiêu : - Viết đúng chữ hoa A – kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng : Ao (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ao liền ruộng cả (3 lần). II. Đồ dùng dạy học : Mẫu chữ hoa A đặt trong khung chữ.Viết mẫu chữ cỡ nhỏ trên dòng kẻ li : Ao liền ruộng cả. III.Các hoạt động dạy và học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra :Cho cả lớp viết bảng con chữ Hoa Y. Gọi 1HS nhắc lại câu ứng dụng của bài trước “Yêu luỹ tre làng”. B.Bài mới : HĐ1. Hướng dẫn viết chữ hoa A (kiểu 2). 1.Hướng dẫn quan sát và nhận xét. Hướng dẫn cách viết : +Nét 1 : Viết như chữ O. +Nét 2 : Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút lên ĐK6 phía bên phải chữ O, viết nét móc ngược phải. -GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại cách viết . HĐ2. Hướng dẫn cách viết cụm từ ứng dụng 1.Giới thiệu cụm từ ứng dụng : Ao liền ruộng cả và giải thích cụm từ ý nói giàu có(ở vùng thôn quê) 2.Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. 3.Hướng dẫn HS viết chữ Ao trên bảng con. HĐ3. Hướng dẫn HS viết vào VTV. HĐ4. Chấm, chữa bài. HĐ5. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS hoàn thành phần luyện viết trong VTV. - HS thực hiện yêu cầu. - Chữ A hoa kiểu 2 cỡ vừa cao 5 li gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược phải. - HS viết trên bảng con. - Đọc : Ao liền ruộng cả. - Nhận xét về độ cao các chữ cái, khoảng cách các chữ, cách đánh dấu ghi thanh, cách nối nét. - Viết chữ Ao trên bảng con. - Viết vào VTV 1dòng chữ A cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ; 1 dòng Ao cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ; 3 lần: Ao liền ruộng cả cỡ nhỏ. - HS khá giỏi viết cả bài Kể chuyện : NHỮNG QUẢ ĐÀO I. Mục tiêu : - Bước đầu biết tóm tắt nội dung mỗi đoạn bằng một cụm từ hoặc một câu (BT1) - Biết kể lại từng đoạn câu chuyện dựa vào lời tóm tắt (BT2). - HS khá, giỏi biết cùng các bạn phân vai dựng lại toàn bộ câu chuyện. - GD KNS: Tự nhận thức - Xác định giá trị bản thân II. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ tóm tắt từng đoạn câu chuyện. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra : Gọi 3 HS kể nối tiếp câu chuyện “Kho báu”. B. Bài mới: HĐ1. Hướng dẫn kể chuyện. 1.Tóm tắt từng đoạn câu chuyện. H: Sgk tóm tắt nội dung đoạn 1 như thế nào ? Đoạn này có cách tóm tắt nào khác ? - Sgk tóm tắt nội dung đoạn 2 như thế nào ? còn cách tóm tắt nào khác ? - Hướng dẫn tương tự với đoạn 3, 4. 2. Kể lại từng đoạn câu chuyện dựa theo tóm tắt ở bài tập 1. - Yêu cầu HS tập kể từng đoạn. - Đại diện các nhóm thi kể chuyện. 3.Phân vai dựng lại câu chuyện (HS khá, giỏi) HĐ2. Củng cố, dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - 3 HS thực hiện yêu cầu. - Đọc yêu cầu bài tập. + Chia đào Quà của ông + Chuyện của Xuân - Xuân làm gì với quả đào/ Xuân ăn đào như thế nào ? + Đoạn 3 : Chuyện của Vân/ Vân ăn đào như thế nào ? + Đoạn 4 : Chuyện của Việt/ Việt đã làm gì với quả đào ? / tấm lòng nhân hậu./ ... - Đọc yêu cầu bài tập. - HS tập kể từng đoạn trong nhóm. - 4 đại diện 4 nhóm thi kể nối tiếp 4 đoạn của câu chuyện. - HS khá, giỏi tự phân vai thi kể lại câu chuyện. Chính tả : HOA PHƯỢNG I.Mục tiêu : - Nghe- viết chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 chữ “Hoa phượng”. - Làm được bài tập (2) a / b II. Đồ dùng dạy học : Viết sẵn lên bảng nội dung bài tập, VBT. III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra :GV đọc các từ: xâu kim, chim sâu, cao su, đồng xu, củ sâm, xâm lược. B.Bài mới : HĐ1. Hướng dẫn nghe- viết. 1.Hướng dẫn HS chuẩn bị. -Đọc bài thơ “Hoa phượng” - Yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ. -Hướng dẫn HS viết các từ khó trong bài. 2.GV đọc chính tả. 3. Chấm, chữa bài. GV chấm nhận xét bài viết HS HĐ2. Hướng dẫn làm bài tập. Bài2/97 -Yêu cầu 2HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài trong VBT. Bài 2b: s hay x ? - Khi chữa bài xong yêu cầu HS đọc lại bài HĐ3. Củng cố, dăn dò - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà soát lại và sửa hết các lỗi trong bài chính tả , bài tập (nếu có). - 2HS lên bảng, các HS khác viết trên bảng con. - 2HS đọc lại bài thơ. - Bài thơ là lời của một bạn nhỏ nói với bà, thể hiện sự bất ngờ và thán phục trước vẻ đẹp của hoa phượng. - Luyện viết chữ khó trên bảng con:l ấm tấm, chen lẫn, lửa thẫm, rừng rực, mắt lửa. - HS viết bài. - HS đổi vở, dùng bút chì chấm bài, chữa lỗi. - Đọc yêu cầu bài tập. - Làm bài trong VBT, 2HS lên bảng làm bài. ...xám xịt .....sà xuống ......sát tận chân trỡi xơ xác ....sập xuống ...loảng xoảng... sủi bọt....xi măng... Thứ sáu ngày 5 tháng 4 năm 2013 Toán : MÉT I.Mục tiêu : - Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài : đề-xi-mét, xăng-ti-mét. - Biết làm các phép tính có kèm đơn vi đo độ dài mét. - Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản. II. Đồ dùng dạy học : Thước mét. III. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của GV Hoạt động của HS A.Kiểm tra : Bài 3,4 trang 149. B.Bài mới HĐ1. Giới thiệu mét : - Đưa ra chiếc thước mét, chỉ cho HS thấy vạch 0, vạch 100 và giới thiệu : Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét. - Vẽ đoạn thẳng 1mét lên bảng và giới thiệu : - Đoạn thẳng này dài 1m. Nêu : - Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m”. Yêu cầu HS dùng thước loại 1dm để đo độ dài đoạn thẳng trên. H: Đoạn thẳng trên dài mấy đêximét ? -Vậy 1mét dài mấy đêximet? -1mét dài mấy xăngtimet ? HĐ2. Thực hành : Bài 1/ 150 Gọi 1HS lên bảng, cả lớp làm bài vào bảng con. Bài 2/ 150 Yêu cầu 2HS lên bảng, lớp làm vào vở. Bài 3/150 (HS khá giỏi) - Bài toán cho biết gì ? - Bài toán hỏi gì ? - Gọi 1 HS lên bảng, cho cả lớp làm bài vào vở. Bài 4/ 150 - Yêu cầu HS ước lượng độ dài của vật.Điền đơn vị vào chỗ chấm thích hợp. HĐ3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS nêu lại mối quan hệ giữa mét với đê-xi-mét, xăng-ti-mét. - 2 HS lên bảng làm bài. - HS dùng thước có vạch chia đêximét để đo đoạn thẳng GV đã vạch trên bảng lớp. Đoạn thẳng dài 10dm. 1m = 10dm 1m = 100cm - Đọc yêu cầu bài tập. - Làm bài trên bảng con. 1HS lên bảng làm bài. - HS làm bài vào vở. 2HS lên bảng làm bài. - Cây dừa cao 8m, cây thông cao hơn cây dừa 5m. - Cây thông cao bao nhiêu mét ? - HS làm bài vào vở, 1HS lên bảng trình bày bài giải. - Đọc yêu cầu. - Ước lượng, điền đơn vị vào chỗ chấm. a/ Cột cờ trong sân trường cao 10m. b/ Bút chì dài 19cm. c/ Cây cau cao 6m. d/ Chú Tư cao 165cm. Luyện Toán: LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Luyện tập nhận biết các số từ 111 đến 200. Biết được thứ tự các số từ 111 đến 200. Thực hành đọc, viết, so sánh các số từ 111 đến 200. - Nhận biết được các số có ba chữ số, biết các số có ba chữ số gồm số trăm, số chục, số đơn vị. Luyện tập đọc, viết chúng. - Luyện tập sử dụng cấu tạo của số và giá trị theo vị trí các chữ số trong một số để so sánh các số có ba chữ số. II/ Các hoạt động dạy học : - Hướng dẫn hS làm bài tập 1 đến 5 trang 81 sách thực hành toán 2 Hoạt động tập thể : SINH HOẠT LỚP I.Mục tiêu : - Tổng kết, đánh giá các hoạt động trong tuần 29 - Kế hoạch tuần 30 II.Nội dung sinh hoạt: - Hát tập thể Nêu lí do Đánh giá các mặt học tập tuần qua : học tập, nề nếp, vệ sinh, giờ ra vào lớp Các tổ trưởng lên nhận xét đánh giá. Các lớp phó phụ trách lần lượt lên đánh giá Lớp phó học tập ( hồ sơ kèm theo) Lớp phó lao động ( hồ sơ kèm theo) Lớp phó văn thể mĩ ( hồ sơ kèm theo) Lớp trưởng tổng kết xếp loại chung III. Kế hoạch tuần 30 - Dạy và học chương trình Tuần 30 - Tham gia xây dựng phong trào “ Trường học thân thiện- Học sinh tích cực” : Thực hiện các trò chơi dân gian, giữ vệ sinh trường lớp, quan hệ đối xử tốt với bạn, … - Duy trì kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu. + Ôn luyện các bài hát múa tập thể theo kế hoạch. - Thực hiện trò chơi dân gian, chăm sóc khu di tích lịch sử miếu Thừa Bình. - Sinh hoạt văn nghệ

File đính kèm:

  • docgiao an tuan 29.doc
Giáo án liên quan