Giúp HS:
- Nắm được cách đọc, viết, cấu tạo các số từ 111 đến 200.
- Biết cách so sánh các số từ 111 đến 200.
- Biết viết các số từ 111 -> 200 vào đúng vạch trên tia.
- Đếm số trong phạm vi 200.
- Những bài tập cần làm: Bài 1, bài 2(a), bài 3 trang 145
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1200 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 29 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chữa bài, nhận xét
- Làm bảng con
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
tập viết
Chữ hoa: A( kiểu 2)
I. mục đích yêu cầu:
- HS viết chữ A (kiểu 2) cỡ nhỡ, cỡ nhỏ đúng mẫu.
- HS biết viết ứng dụng: “Ao liền ruộng cả” đúng mẫu, nối đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Chữ mẫu A
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 2- 3’
- Viết 1 chữ hoa O, 1chữ Ong cỡ vừa
- Nhận xét:
+ Sửa những nét sai cụ thể.
+ Nêu gương bài viết đẹp để cả lớp học tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1- 2'
b. Hướng dẫn viết chữ hoa: A kiểu 2( 3- 5’)
+ Trực quan chữ mẫu( Chữ hoa A kiểu 2 đặt trong khung chữ)
- ? Nhận xét chữ hoa A cỡ vừa? So sánh chữ hoa A với các chữ hoa khác đã học?
- GV chỉ chữ mẫu và nêu cấu tạo chữ hoa A gồm 2 nét: Nét 1: Cong kín; Nét 2: Móc dưới
à GV hướng dẫn quy trình viết chữ hoa A( tô chữ mẫu và nêu): Đặt bút trên ĐK6 viết nét cong kín ( giống chữ O hoa). Từ điểm dừng bút của nét 1 đưa bút thẳng lên ĐK6 viết nét móc ngược phải từ trên xuống dưới, dừng bút ở ĐK2 được chữ hoa A
- Giáo viên viết thêm 1 chữ hoa A cỡ vừa.
- GV tô khan
à Cho học sinh luyện viết chữ hoa A cỡ vừa
à Nhận xét bảng con(độ cao, độ rộng, cách viết các nét…sửa những lỗi sai học sinh mắc.)
c. Hướng dẫn viết ứng dụng: 5- 7’
- Hướng dẫn viết chữ : Ao
? Chữ Ao gồm mấy con chữ? Nhận xét độ cao các con chữ ?
à GV hướng dẫn viết chữ Ao cỡ vừa( tô chữ mẫu và nêu): Đặt bút ...
- Yêu cầu cả lớp viết bảng con chữ Ao cỡ vừa
* Hướng dẫn cụm từ: Ao liền ruộng cả
à GV giải nghĩa cụm từ
- Cách viết cụm từ Ao liền ruộng cả như thế nào chuyển sang phần viết vở cô sẽ hướng dẫn.
d. Viết vở: 15- 17’’
- Dòng thứ nhất viết thêm mấy chữ hoa A cỡ vừa?-> Cho HS xem vở mẫu. Lưu ý HS cách viết và viết chữ sau đẹp hơn chữ trước.
à Theo dõi, uốn nắn.
- 2 dòng tiếp theo, mỗi dòng viết thêm mấy chữ hoa A cỡ nhỏ? Lưu ý độ cao, điểm đặt bút và dừng bút của chữ hoa A cỡ nhỏ.
à Theo dõi, uốn nắn.
- Dòng chữ Ao cỡ vừa viết thêm được mấy chữ?-> Cho HS xem vở mẫu. Lưu ý nét nối con chữ A và con chữ o
à Theo dõi, uốn nắn.
- Yêu cầu HS viết dòng chữ Ao cỡ nhỏ tiếp theo( theo chấm) à Theo dõi, uốn nắn.
- Quan sát cụm từ ứng dụng, dựa vào dấu chấm chuẩn viết thêm mấy lần?
- Nhận xét độ cao các con chữ trong cụm từ?
- Nhận xét khoảng cách các chữ và vị trí dấu thanh?
- Độ rộng câu ứng dụng là mấy ô to?
? Chữ nào trong cụm từ có con chữ viết hoa? Vì sao?
à GV hướng dẫn viết cụm từ(Chú ý viết liền nét + vị trí dấu thanh)-> Cho HS xem vở mẫu.
Lưu ý số lần viết cụm từ ứng dụng đến từng đối tượng học sinh trong lớp( HS TB- Yếu có thể hoàn thành phần viết còn lại vào giờ Tự học)
à Theo dõi, uốn nắn.
e. Chấm, chữa bài: 4’
- Chấm điểm khoảng 12 - 15 bài.
g. Củng cố dặn dò: 3’
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương, nhắc nhở
- Viết bảng con
- Nhận xét
+ HS quan sát.
- HS nhận xét về độ cao, độ rộng, các nét của chữ hoa A kiểu 2 cỡ vừa
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS tô khan theo
à HS viết bảng con 1 dòng chữ hoa A
- HS nhận xét bài viết của bạn
- Đọc từ ứng dụng: Ao
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS viết bảng con chữ Ao
+ HS đọc cụm từ
- HS mở vở ngồi đúng tư thế.
- HS đọc nội dung bài viết
- 4 chữ
- HS viết dòng 1 theo hiệu lệnh.
- 6 chữ
- HS viết vở
- 3 chữ
- HS viết vở
- HS viết bài
- 5 lần
- HS nhận xét
- Chữ Ao vì đứng ở đầu câu.
- HS viết bài
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Tự nhiên và xã hội
Một số loài vật sống dưới nước
I - Mục tiêu: H biết
- Nêu tên một số loài vật sống dưới nước, loài sống ở nước ngọt, nước mặn.
- Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
II - Đồ dùng:
- H vẽ SGK/60,61
- Tranh, ảnh các con vật sống dưới nước.
III - Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK ( 10’)
- Mục tiêu: H nói tên một số loài vật sống dưới nước và lợi ích của chúng.
- Tiến hành:
+ H làm việc theo cặp
+ H quan sát H1….H6/60,61: chỉ nói tên, lợi chí của từng con vật.
+ H trình bày, nhận xét.
=> G kết luận: Có nhiều loài vật sống dưới nước (nước ngọt, nước mặn, để chúng tồn tại và phát triển tốt cần giữ sạch nguồn nước).
2. Hoạt động 2: Làm việc với tranh (ảnh) sưu tầm. ( 13’)
- Mục tiêu: Hình thành kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
- Tiến hành:
+ H lấy tranh (ảnh) ra quan sát => phân loại (tiêu chí tự chọn)
+ H trưng bày sản phẩm => xem sản phẩm nhóm khác => đánh giá.
3. Hoạt động 3: Kể tên những con vật sống ở nước mặn, nước ngọt.(10’)
* Cách chơi: G chia lớp thành 2 nhóm => G là trọng tài.
Nhóm 1: Kể tên cá nước mặn.
Nhóm 2: Kể tên cá nước ngọt.
+ 2 đội thi đua nêu tên con vật => đội nào không nêu được tiếp => thua.
4. Củng cố,dặn dò ( 1-2’)
- GV nhân xét giờ học
**********************
Thứ sáu ngày 29 tháng 3 năm 2013
Toán
Tiết 145 : Mét
I. Mục tiêu:
Giúp HS nắm được:
- Tên gọi, ký hiệu, độ lớn của đơn vị mét. Làm quen với thước mét.
- Nắm được quan hệ giữa dm, cm với m. Làm tính (+) , (-) có đơn vị đo.
- Bước đầu tập đo độ dài và ước lượng theo đơn vị m.
- Những bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 4 trang 150.
II. Đồ dùng dạy học:
- Thước mét, băng giấy dài 1m, 2 m.
III. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: 5’
- Vẽ đoạn thẳng có độ dài 10cm.
10cm = ... dm?
- Lấy ví dụ 1 vật dài 1dm.
2. Hoạt động 2 : Dạy bài mới (15’)
a. H quan sát thước mét à giới thiệu thước mét:
- Mỗi vạch trên thước mét = 1cm.
- G: Độ dài từ 0 cm đến 100 cm là 1m.
- G: vẽ đoạn thẳng dài 1m và giới thiệu đ/t dài 1m.
- G: mét là đơn vị đo độ dài, viết tắt là “m”
b. Quan hệ giữa m, dm, cm:
- HD HS thực hành chia băng giấy có độ dài 1 m thành các đoạn dài 10 cm(1 dm)
à1m = 10dm; 10dm = 1m.
- HD quan sát và nhận xét: Trên thước có 100 vạch, 1 vạch dài 1cm
à 1m = 100cm; 100cm = 1m.
- HD HS nêu: độ dài 1m tính từ vạch 0 đến vạch 100.
àThực hành đo đoạn dây dài 2 m.
3.Hoạt động 3: Luyện tập ( 17-18’)
a. Làm SGK:
*Bài 1 (2-3’)
- Kiến thức: Củng cố quan hệ giữa dm, cm, với m.
1 m =...dm ?; 1m =…cm?
*Bài 4 (3- 4’)
- Kiến thức: Tập ước lượng theo đơn vị m.
b. Làm bảng con:
*Bài 2 (4- 5’)
- Kiến thức: Làm tính cộng, trừ kèm đơn vị mét.
- Khi thực hiện các phép tính bài 2 cần chú ý gì?
c. Làm vở:
* Bài 3( 4-5’)
- Kiến thức: Giải bài toán đơn liên quan đến đơn vị đo mét
- Khi giải toán cần chú ý gì?
*Dự kiến sai lầm HS thường mắc:
- Lúng túng khi chuyển đổi đơn vị đo
4.Hoạt động 4 : Củng cố (3’)
- 1m =... cm ... dm = 1m
- Làm bảng con
- HS lấy ví dụ
+ HS quan sát và thực hiện trên đồ dùng
+ HS nhắc lại
àHS thực hiện
- HS nhắc lại
- HS nêu nhận xét
- HS đọc kết luân SGK
- HS thực hành đo
- Đọc và xác định yêu cầu
- Làm SGK
- Đổi sách kiểm tra
- Đọc và xác định yêu cầu
- Làm SGK
- Chữa bài, nhận xét
- Đọc và xác định yêu cầu
- Làm bảng con
- Chữa bài, nhận xét
- Đọc bài toán
- Làm vở + 1 HS làm bảng phụ
- Chữa bài
- Làm bảng con
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
chính tả (nghe- viết)
Hoa phượng
I. mục đích - yêu cầu:
- Nghe viết chính xác, trình bày đúng bài thơ 5 tiếng.
- Luyện viết đúng các tiếng có âm đầu x/s.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ
iiI. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 2 - 3'
- Viết: xuân, hoa, vườn.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1- 2'
b. Hướng dẫn nghe - viết:
* GV đọc đoạn chính tả.
* Hướng dẫn chính tả: 10 - 12’
+ Nhận xét chính tả:
- Tìm các dấu câu có trong bài chính tả?
+ Tập viết chữ ghi tiếng khó:
chen, bừng, lửa thẫm ( GV ghi bảng)
- GV xóa bảng.
à Nhận xét bảng con.
c. Viết chính tả: 15’
- Kiểm tra tư thế ngồi viết
- GV đọc chính tả cho HS viết.
d. Chấm, chữa bài: 3 -5’
- GV đọc cho HS soát lỗi.
à Chấm điểm một số bài.
e. Làm bài tập: 5 -7’
+ Bài 2 (vở)
- Chốt: Phân biệt đúng tiếng có âm đầu s/x
+ Bài 2b (VBT):
- Chốt : Để điền đúng cần dựa vào nghĩa của từ.
3. Củng cố dặn dò: 3’
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại bài cho đẹp.
- HS viết bảng con
* HS theo dõi SGK.
- HSTL
- HS đọc + phân tích chữ khó.
- HS viết bảng con
- HS mở vở ngồi đúng tư thế,
- HS nghe - viết bài vào vở.
- HS soát lỗi và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
+ HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở+ 1 HS làm bảng phụ.
- HS chữa bài.
+ HS đọc yêu cầu
- HS làm SGK + 1 HS làm bảng phụ.
- HS chữa bài trước lớp
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Tập làm văn
Đáp lời chia vui . Nghe-trả lời câu hỏi
I. mục đích yêu cầu:
- Tiếp tục rèn cách đáp lời chia vui.
- HS nghe kể chuyện “ Sự tích cây hoa dạ lan hương”, nhớ và trả lời về nội dung câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh hoạ SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 2- 3’
- HS đọc đoạn văn tả Quả măng cụt
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1- 2'
b. Hướng dẫn làm bài tập: 28 -29’
*Bài 1/98 - Miệng (12-13’).
- Tình huống 1 à HS đáp lại lời chia vui.
- Tình huống 2,3 làm tương tự.
+ Chốt: Đáp lại chia vui ngắn gọn, đúng cách, lịch sự, giọng nói vui vẻ, nét mặt tươi vui.
*Bài 2/98 - Miệng (18-19’).
- GV kể chuyện:
+ Lần 1: Kể chậm, cho HS quan sát tranh.
+ Lần 2: Vừa kể vừa giới thiệu tranh.
+ Kể lần 3.
- GV nêu câu hỏi
à nhận xét, sửa .
3. Củng cố dặn dò: 3’
- Câu chuyện ca ngợi điều gì?
- GV nhận xét giờ học
- 2HS
- HS đọc yêu cầu bài - Lớp đọc thầm.
- HS đọc tình huống 1 à HS đáp lại lời chia vui.
+ Từng cặp HS lên đóng vai.
- 2 HS đọc yêu cầu.
- HS quan sát, nêu nội dung tranh.
- HS đọc 4 câu hỏi.
à HS trả lời từng câu.
- Từng cặp HS hỏi và trả lời.
- 2HS kể lại cả câu chuyện
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Ngày 25 tháng 3 năm2013
Khối trưởng
Nguyễn Thị Hồng Lựu
Phần kiểm tra của ban giám hiệu
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Hue2a1-t29.doc