Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Bản đẹp 2 cột

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; bước đầu đọc phân biệt được lời kể chuyện và lời nhân vật.

 - Hiểu ND: Nhờ quả đào, ông biết tính nết các cháu. Ông khen ngợi các cháu biết nhường nhịn quả đào cho bạn, khi bạn ốm (trả lời được CH trong SGK)

II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

 - Tranh minh họa các bài tập đọc

 - Bảng ghi sãn các từ, các câu cần luyện ngắt giọng

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc22 trang | Chia sẻ: thiennga98 | Lượt xem: 676 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 - Tuần 29 - Bản đẹp 2 cột, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Giáo viên nhận xét tiết học. TẬP VIẾT CHỮ HOA : A (KIỂU 2) I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Viết đúng chữ hoa A – kiểu 2 (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ao (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); Ao liền ruộng cả (3 lần) II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC: - Mẫu chữ hoa đặt trong khung chữ, có đủ các đường kẻ và đánh số các đường kẻ - Viết mẫu cụm từ ứng dụng: Vở tập viết 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên viết chữ Y và cụm từ ứng dụng - Giáo viên nhận xét ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ hoa A. - Cho HS quan sát mẫu chữ hoa A – kiểu 2. - Chữ hoa cao mấy li, rộng mấy li? - Chữ hoa gồm mấy nét? Là những nét nào? - Yêu cầu học sinh nêu cách viết nét cong kín, giống chữ O, Ô, Ơ đã học - Giảng quy trình viết nét móc ngược phải - Giáo viên viết mẫu và giảng quy trình - Yêu cầu học sinh viết chữ A trong không trung và viết vào nháp - Giáo viên nhận xét, sửa lỗi b. Hoạt động 2: Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng. - Yêu cầu học sinh đọc cụm từ ứng dụng - Em hiểu thế nào là: “Ao liền ruộng cả”? - Cụm từ “Ao liền ruộng cả” có mấy chữ? - Những chữ nào có cùng độ cao với chữ A và cao mấy li? - Các chữ còn lại cao mấy li? - Hãy nêu vị trí các dấu thanh có cụm từ - Khoảng cách giữa các chữ như thế nào? - Yêu cầu học sinh viết chữ A, Ao vào nháp - Giáo viên nhận xét c. Hoạt động 3: Hướng dẫn viết vào vở - Yêu cầu học sinh lần lượt viết vào vở - Thu và chấm 1 số bài 3. Củng cố, dặn dò: - Giáo viên nhận xét, tuyên dương. - 2 em lên bảng viết, dưới lớp viết vào nháp. - 2 HS nhắc lại tên bài. - Quan sát , suy nghĩ và trả lời *Gồm 2 nét là nét cong kín và nét móc ngược phải. - HS nêu. - Lắng nghe. - Học sinh viết theo hướng dẫn của giáo viên - Học sinh đọc *Nói về sự giầu có ở nông thôn, nhà có nhiều ao, nhiều ruộng *Có 4 chữ gồm: Ao, liền, ruộng, cả. *Có chữ L, G cao 2,5 li *Dấu huyền đặt trên chữ ê, dấu hỏi đặt trên a *Bằng con chữ o. - HS viết vào nháp. - Học sinh viết vở. Thứ sáu ngày 21 tháng 3 năm 2014 LUYỆN TỪ VÀ CÂU TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ? I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: - Nêu được một số từ ngữ chỉ cây cối (BT1, BT2). - Dựa theo tranh, biết đặt và trả lời câu hỏi với Để làm gì? (BT3) II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC: - Tranh vẽ một cây ăn quả - Giấy kẻ sẵn bảng để tìm từ theo nội dung bài 2. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi học sinh lên bảng +Làm bài tập 2, sách giáo khoa trang 87 - Nhận xét, cho điểm từng học sinh 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Hãy kể tên các bộ phận của một cây ăn quả. *Bài 1, 2: - B ài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Treo tranh vẽ 1 cây ăn quả, yêu cầu học sinh quan sát tranh để trả lời câu hỏi trên - Chia lớp thành 8 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy rô ki to, 2 bút dạ và yêu cầu thảo luận nhóm để tìm từ tả các bộ phận của cây - Yêu cầu các nhóm dán bảng từ của nhóm mình lên bảng, cả lớp cùng kiểm tra từ bằng cách đọc đồng thanh các từ tìm được b. Hoạt động 2: Đặt các câu hỏi có cụm từ: Để làm gì? *Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài - Bạn gái đang làm gì? - Bạn trai đang làm gì? - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp theo yêu cầu của bài, sau đó gọi một cặp học sinh thực hành trước lớp - Nhận xét, cho điểm học sinh 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ. - 4 em lên bảng - 2 HS nhắc lại tên bài. *Bài tập yêu cầu chúng ta kể tên các bộ phận cây ăn quả. * Cây ăn quả có các bộ phận: Gốc cây, ngọn cây, thân cây, cành cây, rễ cây, hoa, quả, lá - Hoạt động theo nhóm + Nhóm 1 tìm từ tả gốc cây + Nhóm 2 tìm từ tả ngọn cây + Nhóm 3 tìm từ tả thân cây + Nhóm 4 tìm từ tả cành cây + Nhóm 5 tìm từ tả rễ cây. + Nhóm 6 tìm từ tả hoa + Nhóm 7 tìm từ tả lá cây + Nhóm 8 tìm từ tả quả - Đại diện các nhóm lên bảng dán kết quả của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét - 1 học sinh đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi bài trong SGK. *Bạn gái đang tưới nước cho cây *Bạn trai đang bắt sâu cho cây - Học sinh thực hành hỏi đáp + Bức tranh 1 Hỏi: Bạn gái tưới nước cho cây để làm gì? + Bức tranh 2 Hỏi :Bạn trai bắt sâu cho cây để làm gì? TOÁN MÉT I. MỤC TIÊU: - Biết mét là một đơn vị đo độ dài, biết đọc, viết kí hiệu đơn vị mét. - Biết được quan hệ giữa đơn vị mét với các đơn vị đo độ dài: dm, cm. - Biết làm các phép tính có kèm theo đơn vị mét. - Biết ước lượng độ dài trong một số trường hợp đơn giản. II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC: Thước mét, phấn màu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Hãy kể tên các đơn vị đo độ dài mà em đã được học 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Giới thiệu mét (m ) - Đưa ra 1 chiếc thước mét , chỉ cho HS thấy rõ vạch 0, vạch 100 và giới thiệu: Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét. Mét là đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là “m” và viết “ m” lên bảng - Yêu cầu học sinh dùng thước loại 1 dm để đo độ dài đoạn thẳng trên và trả lời dài mấy dm? - Giới thiệu: 1m bằng 10 dm và viết lên bảng 1m = 10 dm - Yêu cầu học sinh quan sát thước mét và hỏi: 1 mét dài bằng bao nhiêu xăng-ti-mét? - Nêu : 1mét dài bằng 100 xăng-ti-mét và viết lên bảng: 1m = 100cm b. Hoạt động 2: Luyện tập thực hành *Bài 1: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Viết lên bảng: 1m = cm và hỏi: Điền số vào chỗ trống? Vì sao? - Yêu cầu học sinh tự làm bài *Bài 2: - Yêu cầu học sinh đọc đề bài trong SGK và hỏi: Các phép tính trong bài có gì đặc biệt? - Yêu cầu học sinh tự làm bài - Chữa bài, cho điểm học sinh *Bài 4: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - Muốn điền được đúng, các em cần ước lượng độ dài của vật được nhắc đến trong mỗi phần - Hãy đọc phần a - Yêu cầu học sinh hình dung đến cột cờ trong sân trường và so sánh độ dài của cột cờ với 10 m, 10 cm, sau đó hỏi: Cột cờ cao khoảng bao nhiêu? - Vậy điền gì vào trong phần a? - Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài 3. Củng cố, dặn dò: - Yêu cầu học sinh nêu lại quan hệ giữa mét và đề-xi-mét, xăng-ti-mét - 1 học sinh kể - 2 HS nhắc lại tên bài. - HS quan sát và nghe, ghi nhớ - Một số HS đo độ dài và trả lời *Dài 10 dm. - Nghe và ghi nhớ. *Bằng 100 cm - Học sinh đọc: 1 mét bằng 100 xăngtimét. *Điền số thích hợp vào chỗ trống *Điền số 100, vì 1m bằng 100cm - Tự làm bài và sau đó 2 học sinh ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau - 1 học sinh đọc - Trả lời câu hỏi - 2 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở. *Điền cm hoặc m vào chỗ trống - Nghe và ghi nhớ *Cột cờ trong sân trường cao: 10.. - Một số học sinh trả lời *Cột cờ cao khoảng 10 m *Điền m. - Làm bài - HS nêu TẬP LÀM VĂN ĐÁP LỜI CHIA VUI . NGHE - TRẢ LỜI CÂU HỎI I. MỤC TIÊU: - Biết đáp lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể (BT1) - Nghe GV kể – trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương (BT2) II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC: - Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ - Bài tập 1 trên bảng lớp III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh đọc bài làm của mình ( BT3 tiết trước) - Giáo viên nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới: Giới thiệu bài a. Hoạt động 1: Nói lời đáp của em *Bài 1: - Gọi học sinh đọc yêu cầu bài 1 - Yêu cầu học sinh đọc lại các tình huống được đưa ra trong bài - Gọi học sinh nêu lại tình huống 1 - Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật em, bạn có thể nói như thế nào? - Em sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn ra sao? - Gọi 2 HS lên đóng vai thể hiện lại tình huống này - Yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau, suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài b. Hoạt động 2: Nghe kể chuyện và TLCH: *Bài 2: - GV yêu cầu HS đọc đề bài để học sinh nắm được yêu cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần H: Vì sao cây biết ơn ông lão? H: Lúc đầu cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào? H: Về sau cây hoa xin với Trời điều gì? H: Vì sao Trời lại cho hoa có hương thơm vào ban đêm? - Yêu cầu học sinh thực hành hỏi đáp trước lớp theo câu hỏi trên - Gọi học sinh kể lại câu chuyện 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học - 2 em đọc bài mình. - 2 HS nhắc lại tên bài. *Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau - 1 HS đọc, lớp theo dõi bài trong SGK. *Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh nhật em *Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật. /Chúc bạn sang tuổi mới có nhiều niềm vui./ *Mình cảm ơn bạn nhiều. / Tớ rất thích những bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm./ Ôi những bông hoa này đẹp quá!, cảm ơn bạn đã mang chúng đến cho tớ. / - 2 học sinh đóng vai thể trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét - Học sinh thảo luận cặp đội sau đó 1 số cặp lên thể hiện trước lớp 1 em đọc *Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó *Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông lão *Nó xin đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão *Vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa - Một học sinh kể lại SINH HOẠT LỚP 1. Đánh giá các hoạt động trong tuần: * Tổ chức cho học sinh vui văn nghệ nói về cô , mẹ và bà,. * Nhận xét chung các hoạt động. - Về chuyên cần. - Vệ sinh trường, lớp, thân thể. - Nề nếp chào hỏi thầy cô giáo và những người lớn tuổi. - Xếp hàng ra vào lớp, thể dục ca múa. - Nề nếp học tập. 2. Nhắc nhở HS công việc tuần tới: - Duy trì nề nếp. - Giáo dục HS lòng yêu quê hương đất nước. - Giáo dục HS bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp ở trường cũng như ở nhà. Tiếp tục trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh. - Nhắc nhở HS phòng chống dịch cúm H7N9 và dịch sởi. - Thi đua “Rèn chữ giữ vở”. - Học thuộc bài và làm bài đầy đủ. Có đầy đủ đồ dùng học tập. - Tự quản và truy bài 15 phút đầu giờ. - Hướng dẫn học bài, làm bài ở nhà. - Nhắc nhở HS giỏi kèm HS yếu. BAN GIÁM HIỆU KÍ DUYỆT

File đính kèm:

  • docgiao an buoi 1 cac mon tuan 29.doc
Giáo án liên quan