A-YÊU CẦU:
- Đọc rành mạch toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.
- Hiểu ND: Ai quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3, 5 ). HS khá, giỏi trả lời được CH4.
- Rèn kĩ năng đọc.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
14 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1165 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 28 Trường tiểu học Trần Văn Ơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
eo nhóm đôi.
- GV theo dõi các nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
Câu 1: Các bộ phận của cây dừa (lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?
(+ Lá / tàu dừa: như bàn tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh
+ Nhọn dứa: như cái đầu của người, biết gật gật để gọi trăng.
+ Thân dừa: mặc tấm áo bạc phếch, đứng canh trời đất.
+ Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu.)
Câu 2: cây dừa gắn bó với thiên nhiên (gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) như thế nào? (+ Với gió: dang tay đón, gọi gió đến cùng múa reo
+ Với trăng: gật đầu gọi trăng.
+ Với mây: là chiếc lược chải vào mây xanh
+ Với nắng: làm diịu mát nắng trưa.
+ Với đàn cò: hát rì rào cho đàn cò đánh nhịp, bay vào bay ra.)
Câu 3: Em thích những câu thơ nào? Vì sao? ( HS trả lời và giải thích.)
4. Hướng dẫn HTL bài thơ:
- HS đọc thuộc 8 dòng thơ đầu của bài thơ.
- GV nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- 1 HS đọc lại bài thơ,
- Tiếp tục học thuộc bài thơ. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=&=-------------------------
Toán: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM.
A- YÊU CẦU:
- Biết cách so sánh các số tròn trăm.
- Biết thứ tự các số tròn trăm.
- Biết tìmđiền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở BT
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: 1 em đọc các số từ 100 - 1000
1 em viêt các số từ 100 - 1000
T: 1000 là số có mấy chữ số?
- GV, lớp nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. So sánh các số tròn trăm
T: Gắn các hình vuông biểu diễn số như SGK.
H: Ghi số ở dưới hình vẽ. So sánh 2 số và điền tiếp các dấu > <
Lớp đọc: Hai trăm bé hơn ba trăm.
Ba trăm hơn hai trăm.
T và H làm việc tiếp như vậy với các số 200 & 400
b) T viết lên bảng
200....300 500... 600
300... 200 600... 500
400.... 500 200...100
- Gọi 2 em điền dấu so sánh. Lớp nhận xét.
3. Thực hành:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài.
- GV cho HS quan sát hình vẽ
- Điền dấu
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài.
- HS làm vào vở.
- GV thu chấm, gọi HS chữa bài
100 300
300 > 200 700 < 800
500> 400 900 = 900
Bài 3: T gợi ý HS tìm cách điền các số thích hợp vào ô trống. Các số điền phải là số tròn trăm theo chiều tăng dần.
Lớp đọc tên các số tròn trăm tiếp theo từ bé đến lớn và ngược lại.
T: Vẽ tia số lên bảng. H điền
T/c: Sắp xếp các số tròn trăm.
Cách chơi: SHD
T: Tổ chức cho HS chơi.
Lớp cùng GV thống nhất xếp hàng từng tổ.
III - DẶN DÒ:.
- Nhận xét giờ học. Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau
------------------------=&=-------------------------
Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:
ĐỂ LÀM GÌ? DẤU CHẤM PHẨY.
A- YÊU CẦU:
- Nêu được một số từ ngữ về cây cối (BT1).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì? (BT2); điền đúng dấu chấm, dấu phẩy vào đoạn văn có chỗ trống (BT3).
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bảng phụ
- Vở bài tập.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 1 HS làm BT2:
- Lớp + GV nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T: Nêu MĐ, yêu cầu tiết học.
2. HD làm bài tập:
a) Bài tập 1: (miệng)
H: 1 em đọc thành tiếng yêu cầu của bài.
3 em làm bảng lớp.
Cả lớp làm vở bài tập.
T + Lớp nhận xét, chốt lời giải đúng
Giảng thêm: Có cây vừa cho quả, vừa cho bóng mát, lấy gỗ:
b) Bài tập 2: (miệng)
- Yêu cầu dựa vào kết quả bài 1, đặt và TLCH với cụm từ: Để làm gì?
H: 2 em làm mẫu.
HS1: Người ta trồng lúa để làm gì?
HS2: Người ta trồng lúa để có gạo ăn.
Từng cặp HS thực hành hỏi đáp theo yêu cầu của BT.
c) Bài tập 3: (Viết)
H: 1 em đọc yêu cầu.
Lớp làm giấy nháp.
H: 3 em thi làm đúng, nhanh trên bảng lớp.
Lớp + GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
- III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhận xét giờ học.
- Chú ý dùng dấu phẩy khi viết câu.
- Chuẩn bị bài sau
------------------------=&=-------------------------
Thủ công: LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY(tiết 2).
A- YÊU CẦU:
- Biết cách làm đồng hồ đeo tay.
- Làm được đồng hồ đeo tay.
- HS yêu thích môn học.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình mẫu dây xúc xích.
- Kéo, hồ dán, giấy màu.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- T: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Cho HS bổ sung (nếu thiếu).
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài
2. HS thực hành làm đồng hồ đeo tay.
- HS nhắc lại quy trình:
+ Bước 1: Cắt thành các nan.
+ Bước 2: Làm mặt đồng hồ.
+ Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ.
+ Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ.
- HS thực hành làm đồng hồ bằng giấy thủ công.
- GV theo dõi, nhắc nhở, hướng dẫn những em còn lúng túng.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Đánh giá sản phẩm của HS.
III- CỦNGCỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét thái độ học tập
- Chuẩn bị đầy đủ ĐDHT Cho bài: Làm vòng đeo tay.
------------------------=&=-------------------------
Ngày soạn: 29/3/2010
Ngày dạy: Thứ năm ngày1 tháng 4 năm 2010
Thể dục: TRÒ CHƠI: “TUNG VÒNG VÀO ĐÍCH” VÀ
“CHẠY ĐỔI CHỖ VỖ TAY NHAU”
(Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
------------------------=&=-------------------------
Tập viết: CHỮ HOA Y.
A-YÊU CẦU:
- Viết đúng chữ hoa Y (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng Yêu (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Yêu luỹ tre làng (3 lần).
- Rèn kĩ năng viết chữ:
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ cái viết hoa Y
- Viết sẵn: Yêu luỹ tre làng
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Lớp viết bảng con: Y - Yêu
- GV nhận xét.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS quan sát- nhận xét:
a) Chữ Y
T: Chữ Y cao mấy li? Gồm mấy nét?
H: Chữ Y cao 8 li, gồm 2 nét là nét móc hai đầu và nét khuyết ngược.
T: HD cách viết.
T: Viết mẫu trên bảng. Vừa viết vừa HD cách viết.
Chữ Y: 3 lượt.
T: Uốn nắn, sửa chữa.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
3.1. Giới thiệu câu ứng dụng:
- HS đọc 1 lần.
- Nêu cách hiểu: Tình cảm yêu làng xóm, quê hương của người Việt Nam ta.
3.2. Hướng dẫn HS quan sát câu ứng dụng - Nhận xét.
- H: Nêu độ cao các con chữ.
- T: Viết mẫu Yêu trên dòng kẻ.
3.3. Hướng đẫn HS viết chữ “Yêu” vào bảng con.
- T: Theo dõi, uốn nắn
4. Hướng dẫn HS viết vào vở TV:
- GV nêu yêu cầu viết
- HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở HS
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 10 bài, nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
- Luyện viết phần ở nhà.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=&=-------------------------
Toán: CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200.
A-YÊU CẦU:
- Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200
- Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200.
- Biết so sánh các số tròn chục.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Bộ đồ dùng thực hành
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT 2/139
T: Nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
2. Số tròn chục từ 110 đến 200
a) Ôn tập các số tròn chục đã học.
T: Gắn hình vẽ lên bảng như SGK.
- Gọi vài HS lên bảng điền vào bảng số tròn chục đã biết.
H: Nêu tên số tròn chục cùng cách viết.
T: Viết lên bảng 10, 20, 30... 100
H: Nêu nhận xét đặc điểm số tròn chục.
"Tận cùng bên phải là chữ số 0"
b) Học tiếp các số tròn chục:
T: Nêu tiếp các số tròn chục và trình bày trên bảng
Hình vẽ cho biết có mấy trăm? Mấy chục? Đơn vị?
H: 1 em điền kết quả trên bảng.
T: Hướng dẫn cách đọc số: 110 đọc: Một trăm mười
H: Đọc tiếp các số:
H: Nhận xét: Số này là số có mấy chữ số? Là những số nào?
Cả lớp đọc lại các số tròn chục từ 110 - 200
3. So sánh số tròn chục:
T: Gắn lên bảng (Như SGK)
T: Yêu cầu HS điền số vào chỗ chấm, so sánh 2 số 120 và 130 điền dấu
H: Cả lớp đọc: 120 bé hơn 130
130 lớn hơn 120
Nhận xét: Hàng trăm: đều là 1
Hàng chục 3 > 2 cho nên 130 > 120
4 Thực hành:
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài tập
- HS điền các số thích hợp vào bảng
- Lớp đọc lại
Bài 2: So sánh 110 và 120
H: QS hình vẽ trên bảng - Nhận xét điền dấu
Bài 3: HS đọc yêu cầu của BT
- GV yêu cầu HS làm vào vở.
- GV gọi HS chữa bài. Thu vở chấm
100 170
140 = 140 190 > 150
150 130
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị bài sau.
------------------------=&=-------------------------
Chính tả (Nghe - viết): CÂY DỪA.
A-YÊU CẦU:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng các câu thơ lục bát.
- Làm được BT2(a); viết đúng tên riêng trong BT3
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phiếu bài tập.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: 2 em viết bảng lớp, lớp viết bảng con: Voi huơ vòi, mùa màng, thuở nhỏ, chanh chua
T: Nhận xét, ghi điểm.
II- DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc lần 1.
- H: 2 em đọc lại
+ Bài thơ miêu tả gì? (Tả các bộ phận lá, ngọn, thân, quả của cây dừa; làm cho cây đừ có hình dáng, hoạt động như con người).
- Hướng dẫn HS nhận xét:
- Tìm từ khó: GV hướng dẫn phân tích .
- HS đọc lại các chữ khó. GV xoá
- GV đọc cho HS viết bảng con: sao, toả, gật đầu, bạc phếch, hũ rượu,
- GV nhận xét.
3. GV đọc cho HS viết chính tả:
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng cụm từ cho HS viết.
- Đọc cho HS dò bài.
4. Chấm, chữa bài:
- Thu bài chấm, chữa lỗi nhiều HS viết sai.
- Trả bài cho HS đối chiếu.
5. HD làm bài tập:
Bài 2a:
- HS đọc bài tập
- HS làm vào phiếu BT.
- GV thu chấm, gọi HS lên bảng chữa bài.
- Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Tên cây bắt đầu bằng s
Tên cây bắt đầu bằng x
sắn, sim, sung, si, sen, súng, sâm, sấu, sồi, sến, sậy, ...
Xoan, xà cừ, xoài, ...
Bài 3:
- HS đọc yêu cầu của bài và đoạn thơ của Tố Hữu
- GV mở bảng phụ đã viết đoạn thơ; nhắc HS đọc kĩ để phát hiện những tên rieng chưa viết hoa; sửa lại cho đúng.
- Lớp làm vào giấy nháp
- GV gọi HS lên bảng chữa bài.
Lời giải: (Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên)
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Tuyên dương những HS có nhiều tiến bộ.
- Nhận xét giờ học.
- Nhắc HS nhớ quy tắc viết hoa tên riêng Việt Nam: viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng trong tên riêng.
------------------------=&=-------------------------
File đính kèm:
- Tuan 28(S).doc