I. Mục tiêu: Giúp học sinh biết:
- Số 1 nhân với số nào cũng chính bằng số đó. Số nào nhân với 1 cũng chính bằng số đó.
- Số nào chia cho 1 cũng bằng chính số đó.
30 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 27 Năm 2012, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhà người khác?
- Học sinh tiến hành chơi.
*Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện nếp sống văn minh. Trẻ em biết cư xử lịch sự sẽ được mọi người yêu quý.
- HS trả lời
- Học sinh đọc kết luận
- Dặn học sinh về nhà thực hành thật tốt những điều đã học, chuẩn bị bài sau .
Rút kinh nghiệm giờ dạy
Thủ công ( Tiết: 27)
Làm đồng hồ đeo tay ( tiết 1).
I. Mục tiêu.
- Học sinh biết cách làm đồng hồ đeo tay bằng giấy.
- Làm được đồng hồ đeo tay (bước đầu).
- Thích làm đồ chơi, yêu thích chiếc đồng hồ đeo tay do mình làm ra.
II. Chuẩn bị.
* Giáo viên: Mẫu đồng hồ đeo tay bằng giấy.
- Quy trình làm đồng hồ đeo tay bằng giấy có minh họa từng bước.
- Giấy thủ công, kéo ,hồ, dán.
Học sinh: Giấy thủ công, kéo , hồ, dán.
III. Các hoạt động dạy – học.
Bài cũ.
H: Tiết thủ công tuần trước các em học bài gì?
H: Muốn làm dây xúc xích trang trí ta tiến hành mấy bước? Em hãy nêu nội dung từng bước?
- 1học sinh khác nhận xét, Giáo viên nhận xét ghi điểm xếp loại cho học sinh
-Làm dây xúc xích trang trí.
-Học sinh nêu.
- Cho lớp xem sản phẩm của vài em
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
- Giáo viên cho học sinh xem 1 chiếc đồng hồ đeo tay thật và hỏi: Em nào cho cô biết đây là vật gì?
- Học sinh quan sát.
- …đồng hồ đeo tay
- Giáo viên: Đồng hồ đeo tay được làm từ giấy thủ công. Ngoài ra có thể làm từ các vật liệu đơn giản khác dễ kiếm, em nào cũng có thể làm được. Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách làm đồ chơi là đồng hồ đeo tay từ vật liêïu rất đơn giản.
- Ghi đề bài lên bảng.
2. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét.
a. Giới thiêïu đồng hồ đeo tay bằng giấy và đặt câu hỏi( dán vật mẫu lên bảng).
H: Em nào cho cô biết chiếc đồng hồ đeo tay này được làm bằng gì?
- HS quan sát
- Làm bằng giấy
H: Hãy nêu các bộ phận của chiếc đồng hồ đeo tay ?
- Giáo viên cho học sinh quan sát chiếc đồng hồ đeo tay và giới thiệu:
b. Giáo viên cho học sinh xem vài chiếc đồng hồ có màu sắêc khác nhau rồi bỏ mẫu vật xuống.
3. Giáo viên hướng dẫn mẫu:
a. Giáo viên treo quy trình hướng dẫn làm đồng hồ đeo tay lên bảng và giới thiệu quy trình từng bước.
b. Giáo viên vừa thao tác mẫu vừa hướng dẫn học sinh, kết hợp hỏi học sinh trả lời.
- Giáo viên ghi từng bước và dán vật mẫu lên bảng.
H: Bước 1 ta phải làm gì? Cắt các nan giấy từ đâu?
- HS nối tiếp nêu
+ Vật liệu làm đồng hồ.
+ Các bộ phận của chiếc đồng hồ đeo tay: Mặt đồng hồ, dây đeo, đai cài dây đồng hồ…
- HS quan sát
-HS quan sát
-HS quan sát và trả lời
-….cắt các nan giấy, từ 2 tờ giấy màu
+ Cắt 1 nan giấy màu nhạt dài 24 ô, rộng 3 ô để làm mặt đồng hồ.
+ Cắt và dán nối thành 1 nan giấy khác màu dài 30 ô đến 35 ô, rộng gần 3 ô, cắt vát 2 bên của 2 đầu nan để làm dây đồng hồ.
+ Cắt 1 nan giấy dài 8 ô, rộng 1 ô để làm đai cài dây đồng hồ.
H: Khi cắt nan giấy ta lật mặt nào của tờ giấy lên trên?
- Lâït mặt trái lên trên để nhìn thấy cạnh ô vuông để cắt
- Giáo viên đứng cắt và hướng dẫn tay trái giữ tờ giấy, tay phải cầm kéo cắt. Khi cắt chú ý cắt thẳng mép ô vuông theo chiều dài tờ giấy màu.
H: Bước 2 ta phải làm gì?
- Giáo viên ghi: Làm mặt đồng hồ
H: Bước 3 ta phải làm gì?
- HS quan sát
-Học sinh nêu
+ Gấp 1 đầu nan giấy làm mặt đồng hồ vào 3 ô
+ Gấp cuốn tiếp như hình 2 cho đến hết nan giấy được hình 3(chú ý miết kĩ sau mỗi nếp gấp)
- Gài dây đeo đồng hồ
+ Gài 1 đầu nan giấy làm dây đeo vào khe giữa của các nếp gấp mặt đồng hồ
+Gấp nan này đè lên nếp gấp cuối của mặt đồng hồ rồi luồn đầu nan qua 1 khe khác ở phía trên khe vừa gài. Kéo đầu nan cho nếp gấp khít chặt để giữ mặt đồng hồ và dây đeo.
+ Dán nối 2 đầu của nan giấy dài 8 ô, rộng 1 ô làm đai để giữ dây đồng hồ
H: Bước 4: Ta làm gì tiếp?
- Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ.
GV hướng dẫn
c. Giáo viên chốt lại các bước.
4. Học sinh thực hành
- GV cho HS tập làm đồng hồ đeo tay bằng giấy
5. Tổng kết dặn dò.
H: Để làm được đồng hồ đeo tay ta tiến hành mấy bước?
H: Nêu các bước làm đồng hồ đeo tay?
+ Lấy dấu 4 điểm chính để ghi số: 12; 3; 6; 9 và chấm các điểm chỉ giờ khác.
+ Vẽ kim ngắn chỉ giờ, kim dài chỉ phút
+ Gài dây đeo vào mặt đồng hồ, gài đầu dây thừa qua đai, ta được chiếc đồng hồ hoàn chỉnh
- HS theo dõi
- HS thực hành theo nhóm 4
- 4 bước
- Giáo viên nhận xét giờ học, dặn học sinh về nhà tập làm bằng giấy nháp cho thành thạo( Các em có thể làm bằng lá dừa, lá chuối). Tuần sau ta thực hành tiếp.
Toán
(Tiết: 135)
Luyện tập chung
I. Mục tiêu.
- Giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng. Học thuộc bảng nhân, chia vận dụng vào để tính toán.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có 2 dấu phép tính
- Giải các bài toán có 1 phép tính chia.
II. Các hoạt động dạy – học.
1. Giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn luyện tập.
* Bài 1: Học sinh tính nhẩm theo từng cột.
- Cho học sinh làm vào vở, 3 học sinh nêu kết quả 3 cột.
- GV nhận xét, ghi bảng
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét sự liên quan giữa các phép tính ở cột a.
- Lưu ý học sinh bài b viết tên đơn vị kèm theo sau kết quả.
*Bài 2:
H: Bài tập yêu cầu làm gì?
- Gọi học sinh nêu cách thực hiện tính nhân, chia trước, cộng, trừ sau:
- Học sinh làm bảng con, 2em lên bảng làm.
- Giáo viên nhận xét chữa bài, củng cố 4 phép tính: Tính nhân trước, cộng, trừ sau.
* Bài 3:
- GV ghi tóm tắt lên bảng
H: Bài toán cho biết gì?
H: Bài yêu cầu gì? ( tìm số học sinh của 1 nhóm).
- Học sinh giải vào vở.1 HS lên giải trên bảng
- Giáo viên chấm và chữa bài.
b. Bài tập yêu cầu gì?
(Tìm số nhóm học sinh của 12 em).
- HS giải bài vào vở, 1em lên bảng giải.
- Nhận xét chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò.
H: Tiết học hôm nay các em được ôn luyện những kiến thức về gì?
H: Biểu thức có phép tính cộng, nhân, chia chúng ta thực hiện như thế nào?
1.Tính nhẩm.
a. 2 4 = 8 3 5 = 15
8 : 2 = 4 15 : 3 = 5
8 : 4 = 2 15 : 5 = 3
4 3 = 12
12 : 4 = 3
12 : 3 = 4
- Lấy tích chia cho thừa số này thì được thừa số kia
b. 2 cm 4 = 8 cm
10 : 5 = 2dm
5 dm 3 = 15 dm
12cm : 4 = 3cm
4 l 5 = 20 l
18l : 3 = 6l
2. Tính.
3 4 + 8 = 12 + 8;
= 20
2 : 2 0 = 1 0
= 0
3 10 – 14 = 30 –14
= 16
0 : 4 + 6 = 0 + 6
= 6
- 2 học sinh đọc đề bài, nêu tóm tắt.
3. Tóm tắt
a. 4 nhóm : 12 học sinh.
1 nhóm : …học sinh?
Bài giải
Số học sinh mỗi nhóm có là:
12 : 4 = 3( học sinh)
Đáp số: 3 học sinh.
b. Số nhóm học sinh có là:
12 : 3 = 4 (nhóm)
Đáp số: 4 nhóm
- Tính nhân, chia trước, cộng, trừ sau.
- GV chốt kiến thức từng dạng.Giáo viên nhận xét tiết học,
- Dặn học sinh xem trước bài: Chục trăm.
_________________________________
Sinh hoạt
(Tiết: 27)
Sinh hoạt cuối tuần
I. Mục tiêu.
- Kể chuyện về các anh hùng: Võ Thị Sáu, Kim Đồng
- Giáo dục ý thức tự nhận lỗi, sửa lỗi.Giúp nhau cùng tiến bộ.
- Nắm được phương hướng tuần 28.
II. Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động tập thể: Kể chuyện về các anh hùng: Võ Thị Sáu, Kim Đồng
- GV kể chuyện:
* Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, sinh năm 1928 - dân tộc Nùng. Là người đội trưởng đầu tiên của Đội Nhi đồng Cứu quốc, ở thôn Nà Mạ xã Xuân Hòa. Một lần sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ . Kim Đồng đang trên đường trở về thì nghe tiếng động. Sau khi quan sát Kim Đồng đã nhận thấy bọn lính phục kích đuổi bắt người . Kim Đồng đã đánh lạc hướng địch, bọn lính nổ súng bắn theo bóng người chạy . Kim Đồng không dừng chân, phát súng nổ anh đã ngã xuống lúc 5 giờ sáng ngày 15/ 2/ 1943. Kim Đồng đã anh dũng hi sinh khi vừa tròn 15 tuổi để bảo vệ cán bộ.
* Cho HS sinh hoạt văn nghệ
H: Em nào biết hát những bài hát nói về chị Võ Thị Sáu và anh Kim Đồng?
- HS thi hát
- GV nhận xét, tuyên dương.
1. Sơ kết tuần 27.
- Từng tổ thảo luận xếp thi đua các thành viên trong tổ.
-Từng tổ trưởng báo cáo kết quả theo dõi của tổ mình.
- Lớp trưởng nhận xét chung về tình hình của lớp. Nêu rõ những khuyết điểm từng bạn mắc phải trong tuần.
- Các thành viên mắc lỗi nhận lỗi trước lớp.
- Giáo viên nhận xét chung.
a. Ưu điểm: Các em đi học đều, học bài và làm bài tương đối đầy đủ, thực hiệân tốt nội quy, nề nếp đề ra. Đồ dùng học tập tương đối đầy đủ, vệ sinh cá nhân tương đối sạch sẽ.
- Nhiều em có ý thức ôn tập tốt: ……………………………………………………………………………………….
b. Hạn chế:
- Một số em học tập chưa chăm chỉ, chưa tự giác trong học tập, trong giờ học làm việc riêng: …………………………………………………………………………………………………………………….
- Còn quên, thiếu đồ dùng học tập: ………………………………………………………………………………….
* Tuyên dương: …………………………………………………………………………………………………………………………..
* Phê bình: …………………………………………………………………………………………………………………………………….
2. Phương hướng tuần 28.
- Thực hiện nghiêm túc chương trình của tuần 28.
- Củng cố tốt nề nếp tự học, tự quản cao. Khi giáo viên đi vắng.
- Thực hiện tốt ATGT và ANHĐ
- Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ
- Tăng cường kiểm tra nề nếp, sách vở HS
File đính kèm:
- tuan 27 (2).doc