Giúp HS:
- Củng cố kỹ năng xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6.
- Tiếp tục phát triển các biểu tượng về thời gian, thời điểm, khoảng thời gian, đơn vị đo thời gian, gắn với việc sử dụng thời gian trong đời sống hàng ngày.
- Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2; Bài 3
21 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 26 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3: Câu lời giải chưa đầy đủ
4.Hoạt động 4: Củng cố (3’).
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác?
- Làm bảng con
à HS đọc tên hình, đọc tên các cạnh, nêu độ dài mỗi cạnh
à HS làm bảng con
à HS nhắc lại.
- HS nêu
- HS quan sát hình tứ giác, đọc tên hình, tên các cạnh, số đo.
- HS tính độ dài các cạnh hình tứ giác vào bảng con.
- HS nhắc lại
- HS nêu
- Đọc và xác định yêu cầu
- Nêu yêu cầu
- Làm bảng con
- Chữa bài, nhận xét
- Đọc và xác định yêu cầu
- Nêu yêu cầu
- Làm bảng con
- Chữa bài, nhận xét
- Đọc và xác định yêu cầu
- Nêu yêu cầu
- Làm SGK( a); Vở(b)+ 1 HS làm bảng phụ
- Chữa bài, nhận xét
- HS nêu
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
…………………………………………………………………………………………
tập viết
Chữ hoa X
I. mục đích yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết chữ:
1. Biết viết chữ X hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
2. Biết viết ứng dụng cụm từ “Xuôi chèo mát mái” theo cỡ nhỏ; chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Chữ mẫu X đặt trong khung chữ( như SGK)
- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài viết như mẫu vở Tập viết
- Vở viết mẫu.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 2- 3’
- Viết 1 chữ hoa V, 1chữ Vượt cỡ vừa
- Nhận xét:
+ Sửa những nét sai cụ thể.
+ Nêu gương bài viết đẹp để cả lớp học tập.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1- 2'
- ? Theo bảng chữ cái, sau chữ hoa V là chữ hoa nào?
- GV giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn viết chữ hoa: X ( 3- 5’)
+ Trực quan chữ mẫu( Chữ hoa X đặt trong khung chữ)
- ? Nhận xét chữ hoa X cỡ vừa?
- GV chỉ chữ mẫu và nêu cấu tạo chữ hoa X
à GV hướng dẫn quy trình viết chữ hoa X( tô chữ mẫu và nêu): Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét 1.... dừng bút ở đường kẻ 2 được chữ hoa X
- Giáo viên viết thêm 1 chữ hoa X cỡ vừa.
- GV tô khan
à Cho học sinh luyện viết chữ hoa X cỡ vừa
à Nhận xét bảng con(độ cao, độ rộng, cách viết các nét…sửa những lỗi sai học sinh mắc.)
c. Hướng dẫn viết ứng dụng: 5- 7’
- Hướng dẫn viết chữ : Xuôi
? Chữ Xuôi gồm mấy con chữ? Nhận xét độ cao các con chữ ?
à GV hướng dẫn viết chữ Xuôi cỡ vừa( tô chữ mẫu và nêu): Đặt bút ...
- Yêu cầu cả lớp viết bảng con chữ Xuôi cỡ vừa
* Hướng dẫn cụm từ: Xuôi chèo mát mái
à GV giải nghĩa cụm từ: Gặp nhiều thuận lợi
- Cách viết cụm từ Xuôi chèo mát mái như thế nào chuyển sang phần viết vở cô sẽ hướng dẫn.
d. Viết vở: 15- 17’’
- Dòng thứ nhất viết thêm mấy chữ hoa X cỡ vừa?-> Cho HS xem vở mẫu. Lưu ý HS cách viết và viết chữ sau đẹp hơn chữ trước.
à Theo dõi, uốn nắn.
- 2 dòng tiếp theo, mỗi dòng viết thêm mấy chữ hoa X cỡ nhỏ? Lưu ý độ cao, điểm đặt bút và dừng bút của chữ hoa X cỡ nhỏ.
à Theo dõi, uốn nắn.
- Dòng chữ Xuôi cỡ vừa viết thêm được mấy chữ?-> Cho HS xem vở mẫu. Lưu ý nét nối con chữ V và con chữ ư
à Theo dõi, uốn nắn.
- Yêu cầu HS viết dòng chữ Xuôi cỡ nhỏ tiếp theo( theo chấm) à Theo dõi, uốn nắn.
- Quan sát cụm từ ứng dụng, dựa vào dấu chấm chuẩn viết thêm mấy lần?
- Nhận xét độ cao các con chữ trong cụm từ?
- Nhận xét khoảng cách các chữ và vị trí dấu thanh?
- Độ rộng câu ứng dụng là mấy ô to?
? Chữ nào trong cụm từ có con chữ viết hoa? Vì sao?
à GV hướng dẫn viết cụm từ(Chú ý viết liền nét + vị trí dấu thanh)-> Cho HS xem vở mẫu.
Lưu ý số lần viết cụm từ ứng dụng đến từng đối tượng học sinh trong lớp( HS TB- Yếu có thể hoàn thành phần viết còn lại vào giờ Tự học)
à Theo dõi, uốn nắn.
e. Chấm, chữa bài: 4’
- Chấm điểm khoảng 12 - 15 bài.
g. Củng cố dặn dò: 3’
- Nhận xét giờ học
- Tuyên dương, nhắc nhở
- Viết bảng con
- Nhận xét
- Chữ hoa X
+ HS quan sát. X
- HS nhận xét về độ cao, độ rộng, các nét của chữ hoa X cỡ vừa
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS quan sát.
- HS tô khan theo
à HS viết bảng con 1 dòng chữ hoa X
- HS nhận xét bài viết của bạn
- Đọc từ ứng dụng: Xuôi
- HS trả lời
- HS quan sát
- HS viết bảng con chữ Xuôi
+ HS đọc cụm từ
- HS mở vở ngồi đúng tư thế.
- HS đọc nội dung bài viết
- 4 chữ
- HS viết dòng 1 theo hiệu lệnh.
- 6 chữ
- HS viết vở
- 2 chữ
- HS viết vở
- HS viết bài
- 5 lần
- HS nhận xét
- Chữ Xuôi vì đứng ở đầu câu.
- HS viết bài
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Tự nhiên và xã hội
Một số loài cây sống Dưới nước
I - Mục tiêu:
Sau bài học, H biết
- Nói tên và ích lợi của một số loài cây sống dưới nước
- Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả
II - Đồ dùng :
- Tranh SGK (52,53) các loại cây lá sống ở mọi môi trường.
III - Các hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Quan sát cây cối xung quanh (16’)
- Mục tiêu: + Nói tên và ích lợi của 1 số loài cây sống dưới nước
+ Nhận biết một số loài cây sống nổi trên mặt nước và nhóm có rễ bám sâu vào bùn ở dưới đáy nước
- Tiến hành: + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi ( HS làm việc nhóm)
+ Tìm hiểu tên cây và ích lợi - Ghi vào phiếu bài tập
+ Trong 3 loài cây (SGK), loài cây nào sống nổi trên mặt nước, loài cây nào có rễ bám sâu vào bùn ở dưới đáy nước
+ Đại diện nhóm báo cáo , nhận xét
2. Hoạt động 2: Làm việc với vật thật và tranh ảnh sưu tầm (20’)
- Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả, HS thích sưu tầm và bảo vê loài cây có ích
- Tiến hành: + GV chia mỗi bàn 1 nhóm
+ HS quan sát cây và trả lời ra giấy
. Nêu tên cây ?
. Thuộc loại nào sống nổi hay bám xuống bùn ?
. Chỉ ra các bộ phân của nó?
. Đặc điểm giúp cây có thể sống nổi hoặc dưới đáy nước ?
. ích lợi của từng loài cây?
- GV nhận xét về việc phân loại và cách trình bày
- Dặn HS về sưu tầm thêm các loại cây
**********************
Thứ sáu ngày 8 tháng 3 năm 2013
Toán
Tiết 130: Luyện tập
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố về nhận biết, tính độ dài ĐGK, chu vi hình tam giác, tứ giác.
- Những bài tập cần làm: Bài 1, bài 2, bài 3, bài 4 trang 131
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ
IIi. Các hoạt động dạy học:
1.Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ(3’
- Tính chu vi tam giác biết độ dài các cạnh là: 11cm, 15cm, 19cm.
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác?
2.Hoạt động 2: Luyện tập
a. Làm SGK:
*Bài 1 /131 ( 6-7') :
- Kiến thức: Củng cố kỹ năng vẽ đường gấp khúc, hình tam giác, tứ giác.
- Khi vẽ hình cần chú ý gì?
b. Làm bảng con:
*Bài 4 /131 (9-10)':
- Kiến thức: Củng cố kỹ năng tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tứ giác.
- Nhận xét về độ dài các cạnh của hình tứ giác?
- Nêu cách khác để tính chu vi hình tứ giác đã cho?
c. Làm vở:
*Bài 2 /131(7- 8') :
- Kiến thức: Củng cố kỹ năng tính chu vi hình tam giác.
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác ?
*Bài 3 /131(7- 8') :
- Kiến thức: Củng cố kỹ năng tính chu vi hình tứ giác.
- Nêu cách tính chu vi hình tứ giác ?
*Dự kiến sai lầm HS thường mắc:
- Lời giải của bài toán chưa rõ.
3.Hoạt động 3: Củng cố(3’)
- Nêu cách tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác?
- Làm bảng con
- Đọc thầm bài tập và nêu y/c
- Làm SGK+ 1 HS làm bảng phụ
- Chữa bài
- Đọc thầm bài tập và nêu y/c
- Làm bảngcon
- Chữa bài
- Đọc thầm bài tập và nêu y/c
- Làm vở + 1 HS làm bảng phụ
- Chữa bài
- Đọc bài toán
- Làm vở+ 1 HS làm bảng phụ
- Chữa bài, nhận xét
- Làm bảng con
*Rút kinh nghiệm giờ dạy:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
chính tả (nghe- viết)
Sông Hương
I. mục đích - yêu cầu:
- Nghe viết đoạn:“Mỗi mùa hè…. dát vàng” trong bài Sông Hương
- Làm bài tập phân biệt gi/ d/ r; ưt/ưc.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ
iii. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 2 - 3'
- Viết: cá cảnh, ngậm, miệng
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1- 2'
b. Hướng dẫn nghe - viết:
* GV đọc đoạn chính tả.
* Hướng dẫn chính tả: 10 - 12’
+ Nhận xét chính tả:
- Tìm tên riêng trong bài?
+ Tập viết chữ ghi tiếng khó:
phượng, xanh, chiếc ( GV ghi bảng)
- GV xóa bảng.
à Nhận xét bảng con.
c. Viết chính tả: 15’
- Kiểm tra tư thế ngồi viết
- GV đọc chính tả cho HS viết.
d. Chấm, chữa bài: 3 -5’
- GV đọc cho HS soát lỗi.
à Chấm điểm một số bài.
e. Làm bài tập: 5 -7’
+ Bài 2a/76 (vở)
- Chốt: Phân biệt đúng tiếng có âm đầu d/r/gi
+ Bài 3a/76 (Miệng):
- Chốt các đáp án đúng
3. Củng cố dặn dò: 3’
- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà viết lại bài cho đẹp.
- HS viết bảng con
* HS theo dõi SGK.
- HSTL
- HS đọc + phân tích chữ khó.
- HS viết bảng con
- HS mở vở ngồi đúng tư thế,
- HS nghe - viết bài vào vở.
- HS soát lỗi và ghi tổng số lỗi ra lề vở.
+ HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào vở+ 1 HS làm bảng phụ.
- HS chữa bài.
+ HS đọc yêu cầu
- HS tìm tiếng có nghĩa phân biệt gi/d
- HS chữa bài trước lớp
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Tập làm văn
Đáp lời đồng ý - Tả ngắn về biển
I. mục đích yêu cầu:
- HS biết nói lời đồng ý phù hợp
- Viết đoạn văn tả ngắn về biển (dựa bài miệng tuần 25)
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
1. KTBC: 2- 3’
- HS hỏi đáp theo tình huống: Em quên bút ở nhà, mượn bạn, bạn đồng ý.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 1- 2'
b. Hướng dẫn làm bài tập: 28 -29’
Bài 1/76:
- GV nêu tình huống
=> Chốt: Khi được người khác giúp đỡ, cần đáp lại lịch sự, biết ơn
Bài 2/76:
- GV nhận xét, sửa từ
- GV chấm bài
=>Chốt: Viết thành câu, đầu câu viết hoa, cuối câu ghi dấu chấm, tránh lặp lại từ
3. Củng cố dặn dò: 3’
- Nhận xét, giờ học.
- Thực hành: Đáp lời đồng ý trong giao tiếp thông thường.
- 2 – 3 nhóm
- 2HS đọc yêu cầu => lớp đọc thầm
- HS đọc thầm từng tình huống
=> HS trả lời, đóng vai, diễn lại tình huống
- 2HS đọc yêu cầu => lớp đọc thầm
- HS đọc thầm câu hỏi - trả lời (lần 1: nhìn tranh, lần 2: nhớ)
- HS trả lời liền 4 câu hỏi tạo thành đoạn văn ngắn (3-5HS)
- HS viết vở - 3HS đọc bài viết
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
**********************
Ngày 4 tháng 3 năm2013
Khối trưởng
Nguyễn Thị Hồng Lựu
Phần kiểm tra của ban giám hiệu
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- Hue2a1-t26.doc