A-YÊU CẦU:
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu ND: Truyện giải thích nạn lũ lụt ở nước ta là do Thuỷ Tinh ghen tức Sơn Tinh gây ra, đồng thời phản ánh việc nhân dân ta đắp đê chống lụt. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 4 ). HS khá, giỏi trả lời được CH3.
- Rèn kĩ năng đọc.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc.
15 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1217 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 25 Trường tiểu học Trần Văn Ơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
------------------=&=-------------------------
Tập viết: CHỮ HOA V.
A-YÊU CẦU:
- Viết đúng chữ hoa V (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng Vượt (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Vượt suối băng rừng (3 lần).
- Rèn kĩ năng viết chữ:
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ cái viết hoa V
- Viết sẵn: Vượt suối băng rừng
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Lớp viết bảng con: Ư -Ươm
- GV nhận xét.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
T: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
2. Hướng dẫn HS quan sát- nhận xét:
a) Chữ V
T: Chữ V cao mấy li? Gồm mấy nét?
H: Chữ V cao 5 li, gồm 3 nét ( nét 1 là kết hợp của nét cong trái và nét lượn ngang ; nét 2 là nét lượn dọc; nét 3 là nét móc xuôi phải)
T: HD cách viết.
T: Viết mẫu trên bảng. Vừa viết vừa HD cách viết.
Chữ V: 3 lượt.
T: Uốn nắn, sửa chữa.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
3.1. Giới thiệu câu ứng dụng:
- HS đọc 1 lần.
- Nêu cách hiểu: Vượt qua nhiều đoạn đường, không quản ngại khó khăn, gian khổ.
3.2. Hướng dẫn HS quan sát câu ứng dụng - Nhận xét.
- H: Nêu độ cao các con chữ.
- T: Viết mẫu Vượt trên dòng kẻ.
3.3. Hướng đẫn HS viết chữ “Vượt” vào bảng con.
- T: Theo dõi, uốn nắn
4. Hướng dẫn HS viết vào vở TV:
- GV nêu yêu cầu viết
- HS viết vào vở. GV theo dõi, nhắc nhở HS
5. Chấm, chữa bài:
- Chấm 10 bài, nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Tuyên dương những HS viết đúng, đẹp.
- Luyện viết phần ở nhà.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=&=-------------------------
Toán: GIỜ, PHÚT.
A-YÊU CẦU:
- Biết 1 giờ có 60 phút.
- Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 12, 3, 6.
- Biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút.
- Biết thực hiện phép tính đơn giản với các số đo thời gian.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mô hình đồng hồ.
- Đồng hồ điện tử và đồng hồ để bàn
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Gọi 4 HS lên bảng làm BT 2
- 1 HS đọc bảng nhân 5 và 1 HS đọc bảng chia 5.
T: Nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài.
2. Giới thiệu cách xem giờ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6)
a) – GV nói: “ta đã học đơn vị đo thời gian là giờ. Hôm nay ta học thêm một đơn vị đo thời gian khác, đó là phút. Một giờ có 60 phút”.
- GV viết: 1 giờ = 60 phút.
- GV sử dụng mô hình đồng hồ, kim đồng hồ chỉ vào 8 giờ. Hỏi HS: “Đồng hồ đang chỉ mấy giờ?’
- GV quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: “Đồng hồ đang chỉ mấy giờ? (Nếu HS không trả lời được GV nói đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút rồi viết: 8 giờ 15 phút.
- Sau đó tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 6 và nói: “Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi”.
GV ghi: 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi.
b) GV gọi HS lên bảng làm lại các công việc như nêu trên để cả lớp theo dõi và nhận xét.
c) GV yêu cầu HS tự làm trên các mô hình đồng hồ của từng cá nhân, lần lượt theo các lệnh, chẳng hạn:
“ Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ, 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút”
2. Thực hành:
Bài 1: HS đọc bài.
- GV lần lượt quan sát các mô hình đồng hồ để nêu đúng số giờ trên mô hình
- HS làm vào bảng.
- GV gọi HS chữa bài.
Bài 2: HS đọc bài.
- GV yêu cầu HS xem đồng hồ.
- Lựa chọn giờ thích hợp cho từng tranh.
- Trả lời câu hỏi của bài.
+ Tranh vẽ Mai ngủ dậy lúc 6 giờ thì ứng với đồng hồ C
Bài 3: HS đọc đề bài
- GV hướng dẫn mẫu.(Chú ý đơn vị đo)
- HS làm vào vở. GV thu chấm, nhận xét.
- Gọi 2 HS chữa bài.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV có thể vẽ các mặt đồng hồ được tô màu ¼ hay ½ mặt đồng hồ để giúp HS thất được kim phút quay ¼ vòng tròn (từ số 12 đến số 3) trong 15 phút; kim phút quay ½ vòng tròn (từ số 12 đến số 6) trong 30 phút.
- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò quay kim đồng hồ
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm các bài tập còn lại. Chuẩn bị bài sau.
------------------------=&=-------------------------
Chính tả (Nghe - viết): BÉ NHÌN BIỂN.
A-YÊU CẦU:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 3 khổ thơ 5 chữ.
- Làm được BT2(a)
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh, ảnh về các loài cá.
- Vở bài tập.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: 2 em viết : Bé ngã. Em đỡ bé dậy, dỗ bé nín khóc rồi ru bé ngủ.
T: Nhận xét, ghi điểm.
II- DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS chuẩn bị:
- GV đọc lần 1.
- H: 2 em đọc lại
+ Bài chính tả cho em biết bạn nhỏ thấy biển như thế nào? (biển rất to và có những hành động giống như một con người).
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Mỗi dòng thơ có mấy tiếng? (4 tiếng)
+ Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở (ô thứ 3)
- H: Viết bảng con: nghỉ, sông, giằng....
3. GV đọc cho HS viết chính tả:
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng cụm từ cho HS viết.
- Đọc cho HS dò bài.
4. Chấm, chữa bài:
- Thu bài chấm, chữa lỗi nhiều HS viết sai.
5. HD làm bài tập:
Bài 2 a:
- HS đọc bài tập
- HS làm vào VBT.
- GV gọi HS nêu, GV ghi bảng. Lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
(cá chim, cá chuồn, cá chép, cá chẻm...)
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Tuyên dương những HS có nhiều tiến bộ.
- Nhận xét giờ học.
- Chuẩn bị bài sau
------------------------=&=-------------------------
Ngày soạn: 5/3/ 2010
Ngày dạy: Thứ ba ngày9 tháng 3 năm 2010
Kể chuyện: SƠN TINH, THUỶ TINH.
A- YÊU CẦU:
- Xếp đúng thứ tự các tranh theo nội dung câu chuyện (BT1)
- Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện (BT2)
- HS khá, giỏi kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT3)
- HS rèn luyện kĩ năng kể chuyện. Biết nhận xét đúng lời kể của bạn.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 4 tranh minh hoạ SGK.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2 em nối tiếp nhau K/c Một trí khôn hơn trăm trí khôn và TLCH.
- GV nhận xét, ghi điểm
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. Dựa vào tranh kể lại từng đoạn câu chuyện
- 1 HS đọc yêu cầu của bài. cả lớp quan sát tranh minh hoạ.
- GV treo tranh, hướng dẫn HS quan sát sự việc vẽ trong tranh:
+ Tranh 1 vẽ cảnh gì? (Ngựa gặm cỏ, Sói đang rỏ dãi vì thèm thịt Ngựa)
+ Ở tranh 2, Sói đã thay đổi hình dáng như thế nào? (Sói mắc áo trắng, đội mũ thêu chữ thập đỏ, đeo ống nghe, giả làm bác sĩ)
+ Tranh 3 vẽ cảnh gì? (Sói ngon ngọt dụ dỗ, mon men tiến lại gần Ngựa, Ngựa nhón chân chuẩn bị đá)
+ Tranh 4 vẽ cảnh gì?(Ngựa tung vó đá một cú trời giáng, Sói bật ngửa, bốn cẳng huơ giữa trời, mũ văng ra)
- HS nhìn tranh, tập kể lại từng đoạn của câu chuyện trong nhóm.
- Thi kể chuyện giữa các nhóm
- Lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể tốt nhất
2.2.Phân vai dựng lại câu chuyện.
+ Người dẫn chuyện: vui, pha chút hài hước.
+ Ngựa: điềm tĩnh, giả bộ lễ phép, cầu khẩn.
+ Sói: vẻ gian xảo nhưng giã bộ nhân từ. Khi đến gần Ngựa, vẽ mặt mừng rỡ, đắc ý.
- HS Khá, giỏi được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm 3 em dựng lại truyện.
- Lớp nhận xét, GV tuyên dương những HS kể hay, nhóm kể hay.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học
- Về nhà kể cho người thân nghe.
------------------------=&=-------------------------
Toán: LUYỆN TẬP.
A- YÊU CẦU:
- Thuộc bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép chia (trong bảng chia 5)
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Các mảnh bìa , mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn..
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
- 2HS lên bảng làm BT3/117.
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: - Ghi đề
2. Giới thiệu phép chia 4.
a) Ôn tập phép nhân 3
- GV gắn lên bảng 3 tấm bìa, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn
- Hỏi: Mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn; 3 tấm bìa có tất cả bao nhiêu chấm tròn?
- HS trả lời và viết phép nhân 4 x 3 = 12. Có 12 chấm tròn.
b) Hình thành phép chia 4
- Trên các tấm bìa có 12 chấm tròn, mỗi tấm bìa có 4 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa? – HS trả lời rồi viết 12 : 4 = 3. Có 3 tấm bìa.
c) Nhận xét:
- Từ phép nhân 4 là 4 x 3 = 12 ta có phép chia 4 là 12 : 4 = 3.
từ 4 x 3 = 12 ta có 12 : 4 = 3.
3. Lập bảng chia 4.
- GV cho HS lập bảng chia 4. Hình thành một vài phép chia bằng các tấm bìa có 4 chấm tròn, sau đó cho HS tự thành lập bảng chia.
- Tổ chức cho HS đọc và học thuộc bảng chia 4.
4. Thực hành.
Bài 1: HS tính nhẩm.
- Có thể gắn phép chia với phép nhân tương ứng
- HS đọc kết quả.
- GV nhận xét
Bài 2: HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt
- HS làm vào vở.
- GV thu chấm , nhận xét
- Gọi HS chữa bài.
Bài giải:
Số HS trong mỗi hàng là:
32 : 4 = 8 (HS)
ĐS: 8 HS
Bài 3:
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Đọc lại bảng chia 4:
- Nhận xét - dặn dò, tuyên dương một số em.
- Về nhà làm BT ở VBTT.
------------------------=&=-------------------------
Mĩ thuật: VẼ TRANG TRÍ: TẬP VẼ HOẠ TIẾT DẠNG HÌNH VUÔNG, HÌNH TRÒN.
(Giáo viên bộ môn soạn và dạy)
------------------------=&=-------------------------
Chính tả (Nghe - viết): SƠN TINH, THUỶ TINH.
A- YÊU CẦU:
- Chép chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có lời nhân vật.
- Làm được BT2(a).
- Rèn kĩ năng viết chính tả.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở bài tập.
- Bảng phụ viết ND BT2(a)
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: 3 em viết bảng lớp - Lớp viết bảng con: Tây Nguyên, Ê-đê, Mơ-nông
- 3 tiếng mang vần ươt hoặc ươc
- GV nhận xét, ghi điểm.
II- DẠY BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu giờ học.
2. Hướng dẫn nghe - viết:
2.1. HDHS chuẩn bị:
T: Đọc bài chính tả.
H: 2 em đọc lại.
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?(Cá Sấu, Khỉ vì tên riêng, Bạn, Vì, Tôi, Từ vì là những chữ đứng đầu câu)
+ Tìm lời của Khỉ và của Cá Sấu. Những lời nói ấy đặt sâu dấu gì?
- Tập viết bảng con chữ khó: Cá Sấu,
2.2. GV đọc cho HS viết bài vào vở:
- GV nhắc nhở HS tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng cụm từ cho HS viết.
- Đọc cho HS dò bài.
2.3. Chấm, chữa bài:
- Chấm bài tổ 1- Nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
Bài 2a:
- HS đọc yêu cầu của bài:
- HS làm vào bảng con.
- GV gọi HS chữa bài, GV nhận xét.
- Đáp án: say sưa, xay lúa
- xông lên, dòng sông
III- DẶN DÒ:
- Nhận xét giờ học. Tuyên dương những em có tiến bộ.
- Chuẩn bị bài sau.
------------------------=&=-------------------------
File đính kèm:
- Tuan 25s.doc