I. Mục tiêu :
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
Đọc đúng :Quẫy mạnh ,tẽn tò.
Từ mới:dài thượt ,ti hí, tẽn tò
- Hiểu nội dung: Khỉ kết bạn với Cá Sấu, bị Cá Sấu lừa nhưng Khỉ đã khôn khéo thoát nạn. Những kẻ bội bạc như cá sấu không bao giờ có bạn. (trả lời được CH 1,2,3,5).
- Hs K-G trả lời được (CH4).
27 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 24 buổi sáng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng đọc thuộc bảng chia 4 và 1/4. Hỏi HS về kết quả của một phép chia bất kì trong bảng.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới
a.Giới thiệu:
v Luyện tập, thực hành.
Bài 1: Tính nhẩm
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1
- GV y/c hs trả lời kết quả của phép chia
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 2: Tính nhẩm
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 1
- GV y/c hs trả lời kết quả của phép nhân, phép chia
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
- GV nhận xét
Bài 3: HS tự làm vào vở
Bài 4: Yêu cầu học sinh thảo luận rồi làm vào vở BT
3. Củng cố – Dặn dò
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 4, chia 4.
- Về nhà làm các BT 4 trang 120
- Chuẩn bị bài sau: Bảng chia 5
- 2 HS lên bảng trả lời, cả lớp theo dõi và nhận xét .
- Hs đọc
- Lần lượt từng hs trả lời kết quả.
( 8 : 4 = 2,........, 32 : 4 = 8 )
- Hs theo dõi
- Hs đọc
- Lần lượt từng hs trả lời kết quả.
( 4 x 3 = 12....16 : 4 = 4 )
- Hs theo dõi
- 2 hs đọc
- Hs theo dõi
******************************************
THỦ CÔNG: (24)
ÔN TẬP CHƯƠNG II: PHỐI HỢP CẮT DÁN HÌNH (TIẾT 2)
I. Mục tiêu :
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học.
- Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học.
- Với hs khéo tay: - Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất hai sản phẩm đã học . - Có thể gấp, cắt dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
II. Chuẩn bị :
GV: - Các hình mẫu của các bài 7,8,9,10,11, 12 để hs xem lại.
- Quy trình gấp cắt, dán ở các bài trên.
HS: - Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu , hồ dán , kéo.. .
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1 Kiểm tra
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Tiết học hôm nay, các em sẽ ôn tập chủ đề “ Phối hợp gấp, cắt, dán hình”
*Hoạt động1 : Củng cố lại kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học.
- Em hãy nêu lại quy trình gấp, cắt, dán hình tròn ?
- Em hãy nêu lại quy trình gấp, cắt, dán biến báo giao thông cấm xe đi ngược chiều ?
- Em hãy nêu lại quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe ?
- Em hãy nêu lại quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp (thiệp) chúc mừng ?
- Em hãy nêu lại quy trình gấp, cắt, dán phong bì ?
- GV nhận xét, đánh giá
*Hoạt động2 :Thực hành gấp, cắt, dán .
- GV Y/c hs Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học. Với hs khéo tay: - Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất hai sản phẩm đã học . - Có thể gấp, cắt dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
- Khi hs thực hành GV theo dõi và nhắc nhở thêm đối với những em còn lúng túng và khuyến khích những hs thực hiện tốt.
* Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm
- GV Y/c hs trưng bày sản phẩm trước lớp
- GV hướng dẫn hs nhận xét, đánh giá sản phẩm
- GV tổng kết, tuyên dương, khen những hs hoàn thành 2 sản phẩm đẹp
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc nhở hs ôn lại quy trình gấp, cắt, dán
và tiếp tục thực hành sản phẩm khác.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương...
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Lớp theo dõi giới thiệu bài
-Hai em nhắc lại tên bài học .
- Mỗi Hs trả lời 1 câu hỏi do GV nêu. Nếu chưa đầy đủ HS khác bổ sung.
- Hs lắng nghe.
- Hs cả lớp thực hành.
- Hs nhận xét, đánh giá.
- Hs theo dõi
- Hs theo dõi
*******************************************************************
Thứ sáu ngày 28 tháng 2 năm 2014
TẬP LÀM VĂN: (24)
ĐÁP LỜI PHỦ ĐỊNH. NGHE, TRẢ LỜI CÂU HỎI
I. Mục tiêu
- Biết đáp lời phủ định trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
- Nghe kể, trả lời đúng câu hỏi về mẩu chuyện vui (BT3).
Rèn kĩ năng sống cho HS
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh như câu 1. Bài tập 3 viết trên bảng lớp.
- HS: SGK. Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ Đáp lời khẳng định . Viết nội quy.
- Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2b,c sgk trang 49.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới (
a) Giới thiệu:
b) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 3: Nghe kể và trả lời câu hỏi. Vì sao ?
- Y/c hs đọc bài 3
* GV kể lần 1: (giọng vui, dí dỏm) Vì sao ?
Một cô bé lần đầu tiên về quê chơi. Gặp cái gì, cô cũng lấy làm lạ. Thấy một con vật đang ăn cỏ. Cô hỏi cậu anh họ;
- Sao con bò này không có sừng, hả anh /
Cậu anh đáp:
- Bò không có sừng vì nhiều lí do lắm. Có con bị gãy sừng. Có con còn non, chưa có sừng. Riêng con này không có sừng vì nó...là ngựa
- Y/c hs đọc thầm 4 câu hỏi
- GV kể lại lần 2
- Y/c hs học theo nhóm, trao đổi, thảo luận, trả lời 4 câu hỏi
- Mời đại diện nhóm lên trình bày trước lớp
- Gv nhận xét, tuyên dương nhóm kể tốt
3. Củng cố – Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà thực hành nói lời phủ định. Làm bài 3 vào vở BT
- Chuẩn bị bài sau : Đáp lời đồng ý. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- 2 cặp thực hiện yêu cầu của GV.
- 1 hs đọc y/c câu 3.
- Hs cả lớp làm vào vở BT
- Hs đọc bài làm của mình trước lớp.
- 3-4 hs đọc lại nội quy của nhà trường.
- Hs theo dõi
- Hs đọc thầm 4 câu hỏi
- Hs lắng nghe
- Hs thảo luận nhóm
- Từng nhóm trình bày trước lớp, hs lắng nghe và bổ sung.
a) Lần đầu tiên về quê chơi, cô bé thấy cái gì cũng lạ.
b) Thấy một con vật đang ăn cỏ, cô bé hỏi cậu anh họ: “Sao con bò này không có sừng, hả anh ?
c) Cậu anh họ giải thích bò không có sừng vì nhiều lí do. Riêng con này không có sừng vì nó..là một con ngựa.
d) Thực ra, con vật mà cô bé nhìn thấy là con ngựa.
- Hs theo dõi
******************************************
TOÁN: (120)
BẢNG CHIA 5
I. Mục tiêu
- Biết cách thực hiện phép chia 5.
- Lạp được bảng chia 5
- Nhớ được bảng chia 5.
- Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 5).
- Bài tập cần làm: bài 1, 2 .
II. Chuẩn bị
- GV: 3 miếng bìa hình vuông, mỗi miếng có 4 chấm tròn.
- HS: SGK, vở BT.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ
- Gọi 1 hs lên bảng đọc bảng nhân 5
- Gọi 1 hs lên bảng đọc bảng chia 4
- GV nhận xét và cho điểm
2. Bài mới
a) Giới thiệu:
1) Ôn tập phép nhân 5
- GV gắn lên bảng 4 tấm bìa, mỗi tấm 5 chấm tròn như SGK.
- Hỏi: mỗi tấm bìa có năm chấm tròn ; bốn tấm bìa có tất cả mấy chấm tròn ?
- Để có 20 chấm tròn ta làm phép tính gì ? và nêu phép tính đó ?
- GV chép phép nhân lên bảng: 5 x 4 = 20
2) Hình thành phép chia 5
- GV hỏi: Trên các tấm bìa có 20 chấm tròn, mỗi tấm có 5 chấm tròn. Hỏi có mấy tấm bìa ?
- GV kết luận: Từ phép nhân: 5 x 4 = 20, ta có phép chia: 20 : 5 = 4
3) Lập bảng chia 5:
- Y/c hs lập bảng chia 5
- Tổ chức cho hs học thuộc bảng chia 5.
b) Thực hành:
Bài 1: Số ?
- Y/c từng hs trả lời kết quả.
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
Bài 2:
Có 15 bông hoa cắm đều vào 5 bình hoa. Hỏi mỗi bình mấy bông hoa ?
- Y/c hs đọc đề bài và làm vào vở BT
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
3. Củng cố – Dặn dò
- Yêu cầu HS đọc cá nhân và đồng thanh bảng chia 5
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà làm BT 3 trang 121
- Chuẩn bị bài sau: Một phần năm.
- 1 HS lên bảng đọc bảng nhân 5
- 1 HS lên bảng đọc bảng chia 4
- Hs theo dõi.
-
- Hs quan sát
- (...bốn tấm bìa có 20 chấm tròn.)
- ...ta làm phép nhân. 5 x 4 = 12
- Hs trả lời : ... có 4 tấm bìa.
- Hs đọc
-Hs thực hiện: 5 : 5 = 1, 10 : 5 = 2;....,50 : 5 = 10.
- Hs đọc thuộc bảng chia 5
- Từng hs lần lượt trả lời
SBC
10
20
5
SC
5
5
5
T
2
4
6
8
10
9
7
5
3
1
- Hs đọc đề bài.
- 1 em làm trên bảng, cả lớp làm vào vở BT
Bài giải
Số bông hoa mỗi bình có:
15 : 5 = 3 (bông hoa)
Đs: 3 bông hoa
*****************************************
TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI: (24)
CÂY SỐNG Ở ĐÂU
I. Mục tiêu
- Biết được cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
- Nêu được ví dụ cây sống trên mặt đất, trên núi cao, trên cây khác (tầm gửi), dưới nước.
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh ảnh trong SGK trang 50,51.
- HS: SGK. Sưu tầm một số tranh, ảnh về cây cối.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài cũ Ôn tập: Xã hội
- Em hãy kể về trường học của em ?
- Em hãy kể về cuộc sống xung quanh em ?
- GV nhận xét, tuyên dương.
2. Bài mới
a.Giới thiệu:
- GV nêu câu hỏi: Quan sát xung quanh nơi ở, trên đường, ngoài đồng ruộng, ao, hồ các em thấy cây cối có thể mọc được ở những đâu ?
- GV giới thiệu bài: Cây sống ở đâu ?
v Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Hs nhận ra cây cối có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm
- Chia nhóm và cho hs quan sát các hình trong SGK , nói về nơi sống của cây cối trong từng hình
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- Y/c hs các nhóm cử đại diện trình bày các ý đã thảo luận
- GV nhận xét và đưa ra kết luận
Ø Kết luận: Cây có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
v Hoạt động 2: Triển lãm những hình ảnh về cây cối đã sưu tầm
* Mục tiêu: củng cố lại những kiến thức về nơi sống của cây.
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm (4 nhóm)
- Hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh (đã sưu tầm)
ở địa phương mình hoặc một số loại lá cây để cả nhóm xem. Sau đó phân chúng thành 3 nhóm: nhóm cây sống trên cạn, nhóm cây sống dưới nước, nhóm cây sống trên cây khác (tầm gửi)
+ Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV y/c các nhóm trưng bày sản phẩm
- GV tổng kết, tuyên dương nhóm tìm nhiều nhất
3. Củng cố – Dặn dò:
- Em cho biết cây có thể sống được ở những đâu ?
- Chuẩn bị bài sau: Một số loài cây sống trên cạn.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS trả lời.
- Hs trả lời:......
- Vài Hs nhắc lại đề bài
- Hs quan sát tranh.
- Thảo luận nhóm nói về nơi sống của cây cối.
- Đại diện các nhóm trình bày.
* (Hình 1,3,4 cây sống trên cạn, hình 2 cây sống dưới nước.)
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Hs theo dõi và 2 em nhắc lại
- Làm việc theo nhóm.
- Quan sát tranh ảnh, lá cây đã sưu tầm và xếp thành 3 nhóm vào giấy khổ lớn .
- Lần lượt các nhóm trưng bày sản phẩm trước lớp
- Các nhóm khác xem sản phẩm và đánh giá lẫn nhau
- Vài hs trả lời: Cây có thể sống được ở khắp nơi: trên cạn, dưới nước.
- Hs theo dõi
*****************************************
ÂM NHẠC: (24)
GIÁO VIÊN BỘ MÔN SOẠN GIẢNG
File đính kèm:
- giao an lop 2 tuan 24 buoi sang.doc