1.Bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập.
- Điền dấu thích hợp vào chỗ trống
2 x 3 . 2 x 5 ; 10 : 2 . 2 x 4 ;
12 .20 : 2
-Nhận xét đánh giá bài học sinh .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay các em sẽ biết được tên gọi các thành phần và kết quả phép chia qua bài :“Số bị chia - Số chia-Thương”
31 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 23 Năm học : 2010-2011 Trường Tiểu học Hải Vĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lớp nhận xét bài bạn .
*Bài 2: Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Gọi 1 số HS nêu miệng kết quả.
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
* Bài tập 3: - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Treo bảng phụ : - Trâu cày rất khoẻ.
- Sư tử gầm rung chuyển cả núi rừng.
- Đọc xong nội quy Khỉ Nâu cười khoái chí.
-Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp với bạn bên cạnh một em nêu câu hỏi , một em trả lời.
- Yêu cầu lớp thực hành hỏi đáp .
- Yêu cầu một số em phát biểu ý kiến .
3. Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
- Lắng nghe giới thiệu bài .
- Khoanh tròn vào tên các thú dữ nguy hiểm.
- Lớp làm bài vào vở.
-Các thú dữ nguy hiểm là: hổ; báo; lợn lòi; chó sói; sư tử.
-Một em lên khoanh và đọc tên các loài thú nguy hiểm.
-Viết thêm 1 từ thích hợp cho mỗi chỗ trống sau:
a/ Thỏ chạy rất…
Thỏ chạy rất nhanh .
b/ Sóc chuyền từ cành này sang cành khác rất…
-Sóc chuyền từ cành này sang cành khác rất khéo léo.
c/ Gấu đi rất…
- Gấu đi rất chậm chạp.
d/ Voi kéo gỗ rất…
- Voi kéo gỗ rất khoẻ.
- Lớp lắng nghe và nhận xét .
- Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm.
- Một em đọc bài , lớp đọc thầm theo.
- Câu hỏi : a/Trâu cày như thế nào ?
b/ Sư tử gầm như thế nào ?
c/ Đọc xong nội quy Khỉ Nâu cười như thế nào ?
- Lần lượt từng cặp hỏi đáp trước lớp.
-Hai em nêu lại nội dung vừa học.
-Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại .
------------------- ------------------
Thứ sáu ngày 25 tháng 02 năm 2011
Toán: TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
I/ Mục tiêu: Nhận biết được thừa số, tích, tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia.
Biết tìm thừa số x trong cá bài tập dạng: X x a = b ; a x X = b( với a, b là các sô bé và phép tính tìm x là nhân hoặc chia trong phạm vi bảng tính đã học).
Biết giải bài toán có một phép tính chia ( trong bảng chia 2).
II/ Đồ dùng dạy học: - 3 tấm bìa mỗi tấm gắn 2 chấm tròn .
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
-Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập.
- Vẽ trước một số hình học yêu cầu HS nhận biết các hình đã tô màu một phần ba hình.
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay các em sẽ biết cách tìm thừa số chưa biết trong phép nhân qua bài: “Tìm thừa số chưa biết của phép nhân”
b) Khai thác bài :
*Hướng dẫn : Tìm thừa số chưa biết của phép nhân - GV gắn lên bảng 3 tấm bìa mỗi tấm 2 chấm tròn.
- Nêu : Có 3 tấm bìa như nhau mỗi tấm có 2 chấm tròn . Hỏi tất cả có bao nhiêu chấm tròn ?
- Hãy nêu phép tính giúp em tìm được số chấm tròn trong 3 tấm bìa ?
- Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép nhân trên .
- Dựa vào phép nhân trên hãy lập ra các phép chia tương ứng ?
- Giới thiệu : - Để lập được phép chia : 6 : 2 = 3 ta sẽ lấy tích 6 trong phép nhân 2 x 3 = 6 chia cho thừa số thứ nhất ( 2 ) được thừa số thứ hai ( 3 ).
- Giới thiệu tương tự : 6 : 3 = 2.
- Vậy 2 và 3 là gì trong phép nhân
2 x 3 = 6?
- Vậy ta thấy: Nếu lấy tích chia cho một thừa số thì được thừa số kia.
- Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm như thế nào ?
* Hướng dẫn tìm thừa số x chưa biết:
- Viết lên bảng : x x 2 = 8 yêu cầu HS đọc phép tính này.
- x là gì trong phép nhân x x 2 = 8 ?
- Muốn tìm thừa số x trong phép nhân này ta làm như thế nào ?
-Hãy nêu ra phép tính tương ứng để tìm x ?
- Vậy x bằng mấy ?
- Viết tiếp lên bảng : x = 4 sau đó trình bày bài mẫu.
- Yêu cầu HS đọc lại cả bài toán trên.
* Muốn tìm một thừa số trong phép nhân ta làm như thế nào ?
-Yêu cầu lớp học thuộc lòng quy tắc trên .
c)Thực hành:
-Bài 1: -Gọi HS nêu bài tập 1.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài SGK.
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở.
- Mời 1 em đọc bài làm của mình.
Bài 2 : -Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
- x là gì trong phép tính trên ?
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Mời 2 em lên bảng làm bài .
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng
Bài 3: - Gọi một em đọc đề bài .
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Mời 2 em lên bảng làm bài .
- Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng.
Bài 4: -Gọi HS nêu đề bài .
- Có bao nhiêu học sinh ngồi học ?
- Mỗi bàn có mấy học sinh?
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Muốn tìm số bàn ta thực hiện phép toán gì ?
- Gọi 1 em lên bảng làm bài.
- Yêu cầu học sinh ở lớp làm vào vở.
3. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu HS nêu tên các thành phần phép nhân và cách tìm thành phần chưa biết trong phép nhân.
*Nhận xét đánh giá tiết học.
–Dặn về nhà học và làm bài tập.
-Lớp quan sát hình.
- Một em lên bảng chỉ và nêu các hình tô màu một phần ba.
-Hai học sinh khác nhận xét.
*Lớp theo dõi giới thiệu bài.
-Vài học sinh nhắc lại tựa bài.
- Quan sát và trả lời : - có tất cả 6 chấm tròn
- Phép nhân 2 x 3 = 6
- 2 là thừa số . 3 là thừa số . 6 là tích.
- 6 : 2 = 3 và 6 : 3 = 2
- Lắng nghe và nêu lại cách lập phép chia 6 : 2 = 3 dựa vào phép nhân
2 x 3 = 6.
- Là thừa số.
- Muốn tìm thừa số này ta lấy tích chia cho thừa số kia.
- x nhân 2 bằng 8.
- x là thừa số .
- Ta lấy tích (8) chia cho thừa số còn lại (2).
- Nêu : x = 8 : 2
- x = 4
- Hai em đọc lại bài toán.
x x 2 = 8
x = 8 : 2
x = 4
- Ta lấy tích chia cho thừa số đã biết .
- Hai em nhắc lại, học thuộc lòng quy tắc.
- Một em đọc đề bài 1.
- Tự tìm hiểu đề bài.
- Thực hiện vào vở.
- 1 HS đọc bài làm trước lớp.
- Đề bài yêu cầu tìm x .
- x là thừa số chưa biết trong phép nhân .
- 2 em lên làm bài trên bảng lớp.
x x 3 = 12 3 x x = 21
x = 12 : 3 x = 21 : 3
x = 4 x = 7
-Một em đọc đề .
- Lớp thực hiện vào vở tìm x như bài toán 2.
- Hai em lên bảng làm bài .
- Có 20 HS ngồi học , mỗi bàn có 2 em. Hỏi tất cả có mấy bàn học ?
- Có 20 học sinh.
- Mỗi bàn có 2 học sinh.
-Tìm số bàn học .
- Phép chia 20 : 2
- Giải: Số bàn học có là :
20 : 2 = 10 ( bàn )
Đ/S : 10 bàn học
-Hai học sinh nhắc lại tên gọi các thành phần trong phép nhân.
- Lấy tích chia cho thừa số đã biết.
-Về nhà học bài và làm bài tập.
------------------- ------------------
Tập làm văn: ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH - VIẾT NỘI QUY
I/ Mục đích yêu cầu: * Biết đáp lời phù hợp với tình huống giao tiếp cho trước (BT1, Bt2).
Đọc và chép lại được 2, 3 điều trong nội quy của trường (BT3) .
Giáo dục HS biết tôn trọng nội quy.
* Giáo dục kĩ năng sống:
- Giao tiếp: ứng xử văn hóa với mọi người.
- Lắng nghe tích cực: Biết lắng nghe và nhận xét bạn.
II/ Đồ dùng dạy học: -Tranh minh hoạ bài tập 1 . Bản nội quy nhà trường .
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ :
- Mời 2 em lên bảng đọc bài tập 3 ở tiết trước .
- Nhận xét ghi điểm từng em .
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Bài TLV hôm nay, các em sẽ học cách đáp lời khẳng định. Sau đó viết lại 2 - 3 điều về nội qui nhà trường.
b)Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài1: -Treo tranh minh hoạ và yêu cầu HS đọc các lời của nhân vật trong tranh .
- Khi bạn nhỏ hỏi cô bán vé: - Cô ơi hôm nay có xiếc Hổ không ạ ? Cô bán vé đã trả lời thế nào ?
- Lúc đó bạn nhỏ đáp lại lời cô bán vé thế nào ?
- Theo em tại sao bạn lại nói như vậy ? Khi nói nhu vậy bạn nhỏ đã thể hiện thái độ như thế nào ? - Bạn nào có thể tìm được câu nói khác thay cho lời đáp của bạn học sinh ?
- Gọi một số em lên đóng vai thể hiện lại tình huống này.
*Bài 2: - Treo tờ giấy đã viết sẵn các tình huống .
- Yêu cầu 2 em ngồi gần nhau thể hiện lại tình huống trong bài.
- Gọi một cặp HS lên đóng lại tình huống 1.
- Yêu cầu lớp nhận xét và đưa ra lời đáp khác .
- Có thể cho nhiều cặp lên nói .
- GV nhận xét và ghi điểm
- Tương tự với các tình huống còn lại .
*Bài 3: -Treo bảng phụ và yêu cầu một em đọc.
- Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Mời một số em đọc lại 2 - 3 điều nội qui nhà trường trước lớp.
- Lắng nghe nhận xét ghi điểm học sinh.
3. Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung bài học.
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
-Dặn về viết vào vở chuẩn bị tốt cho tiết sau .
- 2 em lên bảng đọc.
- Lắng nghe nhận xét bài bạn .
- Lắng nghe giới thiệu bài .
- Một em nhắc lại tựa bài .
- Quan sát tranh và đọc lời các nhân vật. .
- Cô bán vé trả lời : Có chứ !
- Bạn nhỏ nói : Hay quá !
- Bạn nhỏ đã thế hiện thái độ lịch sự đúng mức trong giao tiếp .
- Tuyệt thật ! / Ôi thích quá ! / Cô bán cho cháu một vé với .
- Một số em thực hiện đóng vai diễn lại tình huống trong bài . Lớp theo dõi .
- Một em đọc yêu cầu bài tập 2.
- HS làm việc theo cặp.
-Tình huống a : - HS1 : - Mẹ ơi đây có phải con Gà sao không ạ ? Trông nó đẹp quá mẹ nhỉ / Trông nó dễ thương quá ! / Trông nó mới tuyệt làm sao .
- Tình huống b :- Thế hả mẹ ? Nó chẳng bao giờ bị ngã đâu mẹ nhỉ / . -Tình huống c : Bác có thể cho cháu gặp bạn ấy một chút được không ạ?/ Bác vui lòng cho cháu gặp Lan một chút nhé !
- Một em nêu yêu cầu bài tập 3 .
- Thực hành tự viết bài vào vở .
- Một số em đọc trước lớp.
- Nhận xét bài bạn.
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và viết lại các điều nội qui chưa làm xong ở lớp vào vở và chuẩn bị tiết sau.
------------------- ------------------
Sinh hoạt: SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu:
-Giúp HS biết:
-Những ưu và khuyết điểm trong tuần qua.
- Tìm biện pháp để khắc phục cho thời gian tới.
2.Giáo dục HS tinh thần đoàn kết,có ý thức giúp đỡ bạn bè.
II.Các hoạt động dạy học:
1.Đánh giá tuần học vừa qua:
a. Nề nếp:-Các em đi học đúng giờ, đến lớp áo quần sạch sẽ,gọn gàng, vệ sinh lớp học tương đối sạch sẽ.
-Sách vở tương đối đầy đủ.
+ khuyết điểm: Một số bạn chữ viết cẩu thả, chưa tiến bộ: Thông, Niệm, …
b.Học tập:
- Nhiều em đạt điểm 9 – 10 trong tuần vừa qua. Song bên cạnh đó vẫn còn 1 số em điểm còn thấp như bạn: Tú Diễm, ...
2. Phương hướng tuần tới:
-Phát động phong trào thi đua chào mừng các ngày lễ lớn.
- Cố gắng khắc phục những điểm yếu để học kì 2 đạt kết quả cao hơn.
- Duy trì nề nếp của lớp, Thời tiết tốt yêu cầu các em thực hiện đồng phục theo quy định.
- Tích cực học tập nhiều hơn nữa. Giữ gìn sách vở và đồ dùng học tập.
-Tự giác học bài và làm bài ở nhà.
-------------------- ------------------------------------- ------------------
File đính kèm:
- TUAN 2311.doc