-Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài. Biết đọc phân biệt giọng người kể với giọng các nhân vật (Ngựa, Sói). Biết tả lại cảnh Sói bị Ngựa đá.
-Hiểu : Hiểu các từ ngữ: khoan thai, phát hiện, bình tĩnh, làm phúc .
+Hiểu ý nghĩa: Sói gian ngoan đầy mưu kế định lừa Ngựa để ăn thịt, không ngờ bị Ngựa thông minh dùng mẹo trị lại.
- Giáo dục HS nên sống khiêm tốn, thật thà.
51 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 23 Năm 2011 Trường tiểu học Hùng Vương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạt động 4:Củng cố dặn dò
-Nhận xét tiết học.
- Về nhà quan sát các loài cây, tìm hiểu bài Cây sống ở đâu?
-Cuộc sống xung quanh/ tiết1.
-Tiến hành :
-HS lần lượt từng em lên hái hoa, đọc kĩ câu hỏi và trả lời đúng chính xác.
-Bạn nào trả lời đúng, được chỉ định bạn khác lên .
-Tiếp tục cho đến hết.
-Chia 4 nhóm
- Quan sát. Sưu tầm tranh ảnh về chủ đề Xã hội.
-Đại diện nhóm nhận giấy bút.
-Nhóm trưởng tập hợp tất cả tranh, ảnh của các bạn trong nhóm.
-Các nhóm cùng suy nghĩ và phân loại, xếp dán các ảnh một cách có logic.
-Đại diện các nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác bổ sung và đưa ra
suy luận riêng.
-Nhómkhác lắng nghe và đặt câu hỏi để nhóm trình bày trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi
+ Vùng nông thôn: Nhiêøu cây cối, có vườn rộng, nhà cửa thưa thớt, đường nhỏ hẹp, người dân thường làm nghề nông, trồng trọt, chăn nuôi, . . .
+ Vùng thành thị: Đường phố rộng, nhà cửa san sát, nhà cao tầng, có nhiều cửa hàng, siêu thị lớn, người dân thường làm việc ở các công sở, nhà máy, . . .
LUYỆN TẬP LÀM VĂN
ĐÁP LỜI KHẲNG ĐỊNH.
VIẾT NỘI QUY .
I/ MỤC TIÊU :
- Biết đáp lại lời khẳng định phù hợp với tình huống giao tiếp . Biết viết lại được 2,3 điều trong nội quy của trường.
- Rèn kĩ năng nói, viết được nội quy của trường.
- Giáo dục HS thái độ giao tiếp lịch sự nhẹ nhàng. Tuân thủ nội quy của nhà trường.
II/ CHUẨN BỊ :
- Bản nội quy nhà trường. Bảng phụ ghi bài 2a. Tranh, ảnh hươu sao, con báo.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
A. Bài mới :
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1 : Yêu cầu gì ?
-Bức tranh thể hiện nội dung trao đổi giữa ai với ai ?
-Trao đổi về việc gì ?
-GV cho từng nhóm HS trả lời theo cặp.
-Theo dõi giúp đỡ.
-Giáo viên nhắc nhở : Không nhất thiết phải lập lại nguyên văn từng lời nhân vật mà chỉ cần hỏi- đáp
với thái độ vui vẻ, niềm nở, lịch sự.
- Khi đáp lại lời khẳng định cần đáp lại với thái độ như thế nào ?
Bài 2 : Yêu cầu gì ?
-Giáo viên hướng dẫn.
-Ghi nội dung bài 2.
-GV yêu cầu học sinh đóng vai theo cặp .
-Trong mọi trường hợp, cần thể hiện thái độ vui vẻ, lịch sự.
-Nhận xét.
Bài 3 : (Bài viết) Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài.
-Giáo viên treo bảng nội quy :
-Hướng dẫn cách trình bày : Tên bảng nội quy viết giữa dòng. Xuống dòng, viết lần lượt từng điều, đánh số thứ tự cho mỗi điều.
-Giáo viên kiểm tra, chấm vở.
C.Củng cố dặn dò: -Nhận xét tiết học.
-Thực hành đáp lời khẳng định với thái độ lịch sự, lễ phép. Ghi nhớ và tuân theo nội quy nhà trường.
-1 em nhắc tựa bài.
-Quan sát tranh đọc lời các nhân vật trong tranh.
-Cuộc trao đổi giữa các bạn học sinh với cô bán vé.
-1 em đọc lời các nhân vật.
-2 em thực hành đóng vai.
+Các bạn : Cô ơi, hôm nay có xiếc hổ không ạ?
+Cô đáp : Có chứ.
-Từng cặp 2 học sinh thực hành tiếp :
+Thưa cô, chương trình biểu diễn hôm nay có tiết mục xiếc hổ không ạ?
+Tất nhiên là có cậu bé ạ!
+Hay quá! Tuyệt quá! Cô bán cho cháu một vé.
-Khi đáp lại lời khẳng định cần đáp lại với thái độ vui vẻ, niềm nở, lịch sự.
-Nói lời đáp của em trong từng tình huống a.b.c.
-Quan sát tranh sgk.
-Từng cặp HS thực hành hỏi-đáp:
a/Mẹ ơi!Đây có phải con hươu sao không ạ!
-Phải đấy con ạ.
-Con đáp lại lời khẳng định với thái độ tán thưởng :Trông nó dễ thương quá! Nó giống con hươu trong phim thế, mẹ nhỉ ? Nó xinh quá!
b/Thế cơ ạ ? Nó giỏi quá mẹ nhỉ?Vào rừng mà gặp nó thì nguy mẹ nhỉ ?
c/May quá, cháu xin gặp bạn ấy một chút ạ! Cháu xin phép gặp bạn ấy được không ạ?
- Đọc và chép lại từ 2-3 điều trong nội quy của trường em.
-1-2 em đọc nội quy (đọc rõ ràng rành mạch)
-Học sinh tự chọn và làm bài vào vở.
-5-6 em đọc lại bài (rõ ràng rành mạch từng điều), giải thích lí do vì sao chọn điều này mà không chọn điều khác.
-Nhận xét.
LUYỆN TOÁN
TÌM MỘT THỪA SỐ CỦA PHÉP NHÂN
I/ MỤC TIÊU :
- Củng cố về tìm một thừa số bằng cách lấy tích chia cho thừa số kia. Biết giải bài toán có một phép tính chia( trong bảng chia 2 )
Rè kĩ năng : Tìm thừa số của phép nhân đúng, nhanh, chính xác.
- Giáo dục HS tích cực , chủ động trong học toán.
II/ CHUẨN BỊ :
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: Tìm x
a. X x 3 = 18 b. X x 3 = 24
- GV ghi bài tập lên bảng
- Yêu cầu HS làm trên bảng con
- Gọi 2 em lên bảng làm
- GV nhận xét chữa bài tập, yêu cầu hS nêu lại quy tắc tìm một thừa số
Bài 2: Tìm y
a. Y x 3 = 15 b. Y x 2 = 12
- Hướng dẫn tương tự bài 1
So
Bài 3. Số ?
- Tổ chức cho HS làm thi đua giữa 3 tổ, mỗi tổ cử 4 em làm tiếp sức, tổ nào làm nhanh đúng thì thắng cuộc.
- GV nhận xét chữa bài tập, phân thắng thua.
Bài 4. Viết số có 2 chữ số, biết rằng tích của 2 chữ số là 18 và có một chữ số là 3.
- Yêu cầu HS đọc bài toán
- Gv hướng dẫn phân tích bài toán
- Cho HS làm vào vở. Gọi 1 em làm trên bảng. GV nhận xét chữa bài tập
Bài 5. Trong bãi để xe có 1 o âtô 4 bánh và một số xe máy 2 bánh. Số bánh xe có tất cả là 18 bánh xe. Hỏi trongbãi để xe có bao nhiêu xe máy?
- Hướng dẫn tìm hiểu đề
- Cho HS làm vào vở
- Gv chấm chữa bài.
3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài, học thuộc bảng chia 5.
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài theo yêu cầu của GV
1.a X x 3 =18 b. X x 3 = 24
X = 18 : 3 X = 24 : 3
X = 6 X = 8
- Muốn tìm một thừa số ta lấy tích chia cho thừa số kia.
2.a Y x 3 = 15 b. Y x 2 = 12
Y = 15 : 3 Y = 12 : 2
Y = 5 Y = 6
21
5
3.
: 3
+6
x 3
:2
7
15
10
- HS đọc tìm hiểu đề
- HS làm vào vở, 1 em làm bảng lớp
Giải
Chữ số kia là:
18 : 3 = 6
Số đó là 36 hoặc 63
Đáp số: 36 hoặc 63.
- HS đọc đề, tìm hiểu đề
- HS giải bài toán
Bài giải
Số bánh xe máy có là:
18 – 4 = 14 (bánh xe)
Số xe máy có trong bãi giữ xe là:
14 : 2 = 7 (xe máy)
Đáp số: 7 xe máy
SINH HOẠT TUẦN 23
I.Mục tiêu: - Giúp HS nắm được ưu khuyết điểm của tuần qua.
- Biết được phương hướng và nhiệm vụ của tuần tới.
- Giáo dục học sinh tính mạnh dạn trong phê và tự phê.
II. Nội dung:
- GV nêu yêu cầu của giờ sinh hoạt.
- Cán sự lớp báo cáo tình hình của lớp trong tuần 23.
- Gv tổng hợp các ý kiến và nhận xét bổ sung.
1. Hạnh kiểm: - Đa số các em chấp hành tốt nội quy của nhà trường, của lớp.
- Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định, trang phục gọn gàng sạch sẽ.
- Tham gia các hoạt động đầy đủ: thể dục buổi sáng,thể dục giữa giờ, ca múa sân trường. Nghỉ tết đúng quy định.
- Chấp hành tốt ATGT, ANHĐ.Thực hiện ăn ngủ tại trường nghiêm túc.
2. Học tập: Đi học đầy đủ. Có đầy đủ dụng cụ học tập.
- Tích cực , tự giác trong học tập. Học và làm bài đầy đủ, ghi chép bài cẩn thận, có ý thức rèn chữ viết đẹp.
3. Phương hướng tuần 24: - Oån định mọi nề nếp sau tết.
- Tiếp tục hưởng ứng phong trào thi đua ở học kì 2. Chấp hành tốt nội quy của trường, lớp. Tham gia tích cực các hoạt động trong nhà trường. Có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch đẹp. Không được ăn quà vặt.
- Đi học đúng giờ và chuyên cần. Phát huy tính tích cực , tự giác trong học tập. Học và làm bài đầy đủ, ghi chép bài cẩn thận, rèn chữ viết đẹp chuẩn bị thi viết chữ đẹp cấp trường. Học thuộc các bảng nhân, bảng chia đã học. Tiếp tục luyện viết chữ đẹp.
LUYỆN TOÁN: BẢNG CHIA 3
I. Mục tiêu:
- Củng cố bảng chia 3, thuộc bảng chia 3, vận dụng vào làm tính giải toán.
- Rèn kĩ năng tính nhẩm nhanh, chính xác.
- Giáo dục HS tự giác tích cực làm bài tập.
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt đông của HS
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu tiết học
2. Hướng dẫn luyện tập:
a)Ôn bảng chia 3
- Tổ chức thi đọc thuộc bảng chia 3
- GV nhận xét tuyên dương.
b) Hướng dãn làm bài tập:
Bài 1: Tính nhẩm
- Yêu cầu HS tính nhẩm và nêu kết quả.
- GV ghi bảng, nhận xét chữa bài tập.
Bài 2: Tính
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở, gọi 4 em lên bảng làm.
- GV nhận xét chữa bài, lưu ý về thứ tự thực hiện các biểu thức.
Bài 3: Lớp 2A có 27 học sinh, cô giáo chia đều làm 3 tổ. Hỏi mỗi tổ có mấy học sinh?
- Chấm chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
- Gọi HS đọc thuộc bảng chia 3.
- Nhận xét tiết học. Về nhà học thuộc bảng chia 3 và ôn lại các bảng nhân đã học.
- HS nhắc lại bài học.
- HS học thuộc bảng chia 3
- HS thi đọc trước lớp
- Lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu
- HS tính nhẩm nối tiếp nhau nêu kết quả.
12 : 3 = 4 18 : 3 = 6 12 : 2= 6
27 : 3 = 9 21 : 3 = 7 18 : 2= 9
15 : 3 = 5 24 : 3 = 8
9 : 3 = 3 6 : 3 = 2
- HS nêu yêu cầu
- Cả lớp làm vở, 4 em làm trên bảng lớp.
a) 15 :3+38=5 +38 c) 3 x 9 + 18= 27+18
= 43 = 45
b) 9 :3 – 2 =3 – 2 d)2 x 10+35= 20+35
= 1 = 55
- Học sinh đọc đề bài toán, HS phân tích bài toán. Sau đó làm bài vào vở.
- 1 em lên bảng giải
Bài giải:
Số học sinh của mỗi tổ có là:
27 : 3 = 9 ( học sinh)
Đáp số : 9 học sinh.
File đính kèm:
- uiyfaieaidjiowfrdhfjahsfioaosdfuaoisdf (17).doc