Giáo án Lớp 2 Tuần 22 đã chỉnh sửa

I.Mục tiêu:

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

-Hiểu bài học rút ra từ câu chuyện: Khó khăn, hoạn nạn, thử thách trí thông minh của mỗi người; chớ kiêu căngxem thường người khác. (trả lời CH1, 2, 3, 5).

-HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 4

II.Đồ dùng:

-Tranh SGK, bảng phụ ghi sẵn câu dài.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 22 đã chỉnh sửa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứng dụng. ?Độ cao các chữ cái ?Dấu thanh đặt ở các chữ cái nào ?Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào -HS trả lời, GV nhận xét. 4.Hướng dẫn HS viết vào vở: (15’) -GV hướng dẫn cách đặt bút viết ở vở tập viết. -HS viết bài vào vở tập viết, GV theo dỏi uốn nắn. 5.Chấm, chữa bài :(7’) -HS ngồi tại chỗ GV đi từng bàn chấm và nhận xét. 6.Củng cố, dặn dò: (1’) -1HS nhắc lại cách viết chữ S hoa -GV nhận xét giờ học -Về viết lại cho đẹp hơn. ==========***============ Thứ 5 ngày 7 tháng 2 năm 2013 Toán Một phần hai I.Mục tiêu: -Nhận biết ( bằng hình ảnh trực quan) “Một phần hai”, biết đọc, viết 1 / 2. -Biết thực hành chia một nhóm đồ vạt thành hai phần bằng nhau. II.Đồ dùng: -Các hình vuông, hình tròn, mảnh bìa. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -5 HS đọc bảng chia 2. -GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Giới thiệu “Một phần hai ” 1 : (12’) 2 -GV gắn hình vuông đã tô màu 1 2 -HS quan sát nhận xét. +Hình vuông được chia thành 2 phần bằng nhau, trong đó có một phần được tô màu. -GV như thế đã tô màu một phần hai hình vuông. -GV hướng dẫn HS viết một phần hai 1 ;đọc là một phần hai. 2 -HS đọc lại. -GV kết luận: Chia hình vuông thành hai phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được một phần hai của hình vuông. *Chú ý: 1còn được gọi là một nửa. 2 3.Thực hành: (20’) Bài 1: (miệng) -2HS nêu yêu cầu: Đã tô màu 1 hình nào? 2 A B C -HS trả lời : Hình A, C -GV cùng HS nhận xét. Bài 2: Hình nào có 1 số hình vuông được tô màu 2 A 1 2 -HS khá, giỏi trả lời hình A, C Bài 3: Hình nào đã khoanh vào số con cá? -HS trả lời miệng: hình B -Lớp cùng GV nhận xét công bố đội thắng. 4.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS nhắc lại tên bài học. -GV nhận xét giờ học. -Về xem bài sau. ==========***========== Tập đọc Cò và Cuốc I.Mục tiêu: -Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc rành mạch toàn bài. -Hiểu nghĩa câu chuyện: Phải lao động vất vả mới có lúầithnh nhàn, sung sướng. (trả lời được cac câu hỏi trong SGK) II.Đồ dùng: -Tranh ở SGK -Bảng phụ ghi sẵn các câu dài. III.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -4HS nối tiếp nhau đọc bài Một trí khôn hơn trăm trí khôn. -GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) -GV cho HS quan sát tranh ở SGK và hỏi bức tranh vẽ gì? -HS trả lời, GV ghi bảng mục bài. 2.Luyện đọc:(15’) a.GV đọc mẫu toàn bài. b.Luyện đọc kết hợp với giải nghĩa từ: -Đọc từng câu. +HS tiếp nối nhau đọc từng câu. +GV ghi bảng : dập dờn, tắm rửa, thảnh thơi. +GV đọc mẫu, HS đọc. -Đọc từng đoạn trước lớp. +GV hướng dẫn HS đọc câu dài ở bảng phụ .Em sống trong bụi cây dưới đất, / nhìn lên trời xanh, / thấy các anh chị trắng phau phau, / đôi cánh dập dờn như múa, / không nghĩ chị cũng có lúc khó nhọc thế này. // .Phải có lúc vất vả lội bùn / mới có khi được thảnh thơi bay lên trời cao. // +HS tiếp nối nhau đọc đoạn trước lớp. +GV nhận xét. +HS đọc phần chú giải. -Đọc đoạn trong nhóm. +HS đọc theo cặp. +Thi đọc giữa các nhóm. +GV nhận xét. 3.Hướng dẫn tìm hiểu bài: (7’) -HS đọc thầm bài và trả lời lần lượt câu hỏi sau. ?Thấy Cò lội ruộng Cuốc hỏi thế nào ( chị bắt tép vất vả thế.....) ?Vì sao Cuốc lại hỏi như vậy (áo Cò tắng phau phau......) ?Cò trả lời của Cuốc như thế nào (Phải có lúc vất vả mới có được thảnh thơi....) ?Câu trả lời của Cò chứa đựng một lời khuyên .Lời khuyên đó là gì 4.Luyện đọc lại: (5’) -GV hướng dẫn cách đọc lại các câu dài ở bảng phụ. -HS đọc theo phân vai mỗi nhóm 3 HS. -HS cùng GV nhận xét. 5.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS nhắc lại lời khuyên: Phải lao động vất vả mới có lúc thảnh thơi, sung sướng. -GV nhận xét giờ học. -Về đọc lại bài. ===========***========== Chớnh tả ( Nghe viết) Cò và Cuốc I.Mục tiêu: -Nghe viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong truyện Cò và Cuốc. -Làm bài tập phân biệt r/ gi/ d, thanh hỏi, thanh ngã. II.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -Tiết trước ta học bài gì? -HS viết bảng con : cuống quýt, reo lên, gậy. -GV nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) -Hôm nay ta sẽ viết một đoạn trong truyện Cò và Cuốc. 2.Hướng dẫn nghe viết: (20’) -GV đọc bài chính tả1 lần. -2HS đọc lại bài chính tả. -GV hỏi: ?Đoạn viết nói chuyện gì ?Câu nói của Cò và Cuốc được đặt sau dấu câu nào? ?Cuối các câu trên có dấu câu gì? -HS trả lời: -GV đọc bài, HS lắng nghe và viết vào vở chính tả. -HS viết xong. -GV đọc thong thả, HS khảo bài. -GV chấm, chữa bài. -GV đi chấm từng bàn và nhận xét. 3.Hướng dẫn làm bài tập: (8’) Bài 2a: HS đọc yêu cầu tìm tiếng có thể ghép với mỗi tiếng sau: riêng ; giêng ; dời ; rơi -HS làm vào vở, GV theo dỏi sửa sai. Bài 3b: HS đọc yêu cầu: Tìm cá tiếng có thanh ngã, thanh hỏi. -HS thi nhau tìm và đọc lên. -GV cùng HS nhận xét. C.Củng cố, dặn dò: (2’) -HS nhắc lại bài viết. -GV nhận xét giờ học. -Về nhà nhớ luyện viết lại cho đẹp. ------------***------------ Thứ 6 ngày tháng 2 năm 2009 Tự nhiên và xã hội Cuộc sống xung quanh(Tiếp theo) I.Mục tiêu: -Nêu được một số nghề nghiệp chính và hoạt động sinh sống của người dân nơi học sinh ở. -Mô tả được một số nghề nghiệp, cáh sinh hoạt của người dân vùng nông thôn hay thành thị. II.Đồ dùng: -Tranh ở SGK (trang 46, 47) III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) -Tiết trước ta học bài gì? -Em hãy kể tên một số nghề mà em biết? -GV nhận xét. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) -Nêu mục đích, yêu cầu giờ học. 2.Hoạt động1: Làm việc với SGK: (12’) *Mục tiêu: Nhận biết về nghề nghiệp và cuộc sống chính ở thành thị. *Cách tiến hành: Bước 1: Làm việc theo nhóm. -HS quan sát tranh ở SGK và nói về những gì các em thấy trong hình. ?Trong tranh vẽ những gì ở thành thị? ?Nghề nghiệp của họ là gì? -HS thảo luận theo cặp. Bước 2: HS ở một số nhóm trình bày. -GV cùng HS nhận xét. GV kết luận: Những bức tranh đó thể hiện nghề nghiệp và sinh hoạt của người dân ở thành phố, thị trấn. 3.Hoạt động 2: Nói về cuộc sống ở địa phương: (12’) Mục tiêu: HS biết nói được tên huyện, xã và nghề nghiệp của người dân. *Cách tiến hànhg: -Gv nêu yêu cầu: Bạn ở huyện, xã nào? -HS trả lời miệng. -GV nhận xét. ?Người dân nơi bạn sống thường làm những nghề gì? -HS thảo luận theo cặp. -GV theo dỏi. -Các nhóm trả lời. GV kết luận: ở nơi các em sống là nghề công nhân, trồng chè, làm nông. C.Củng cố, dặn dò: (2’) -Hôm nay ta học bài gì? -GV nhận xét giờ học. ==========***========== Tập làm văn Đáp lời xin lỗi, Tả ngắn về loài chim I.Mục tiêu: -Biết đáp lại lời xin lỗi trong tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2). - Biết sắp xếp các câu đã cho thành đoạn văn hợp lí (BT3). II.Đồ dùng: -Bảng viết sẵn bài tập 3. III.Hoạt động dạy-học: A.Bài cũ: (5’) -Tiết trước ta học bài gì? -2HS lên bảng thực hành nói lời cảm ơn và lời đáp cảm ơn. -GV nhận xét ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) Nêu mục đích, yêu cầu. 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài tập1: (miệng) -1HS đọc yêu cầu: Đọc lời các nhân vật trong tranh dưới đây. -HS đọc ở SGK. trang 39 -GV nhận xét. Bài tập 2: (miệng) -2HS đọc yêu cầu: Đáp lời xin lỗi trong các trường hợp sau. -HS thực hiện theo cặp: 1HS nói tình huống, 1HS đáp lời xin lỗi. VD: HS1 : Xin lỗi bạn , cho đi trước một chút. HS2 : Mời bạn. -HS lên bảng thực hiện các trường hợp còn lại. -GV nhận xét. Bài tập3: (Viết) -2HS đọc yêu cầu: Hãy sắp xếp lại các thứ tự của chúng tạo thành 1 đoạn văn. -HS viết đoạn văn vào vở. b.Một chú chim gáy sà xuống chân ruộng vừa gặt; a.Cổ điểm những đốm cườm trắng rất đẹp; d.Chú nhẩn nha nhặt thóc rơi bên từng gốc rạ; c.Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù...cù”, làm cho cánh đồng quê thêm yên ả. -HS đọc bài viết, GV phân tích. Câu b: Câu mở đầu: Giới thiệu sự xuất hiện của chú chim gáy. Câu a: Tả hình dáng: Những đốm cườm trắng trên cổ chú. Câu d: Tả hoạt động. Câu c: câu kết. -GV chấm bài. c.Củng cố, dặn dò: (2’) HS nhắc lại tên bài học. Về nhà nhớ làm thêm ở vở. ===========***=========== Toán Luyện tập I.Mục tiêu: -Thuộc bảng chia 2 - Biết giải bài toán có một phép tính chia (trong bảng chia 2). -Biết thực hành chia một nhóm đồ vật thành 2 phần bằng nhau. II.Hoạt động dạy học: A.Bài cũ: (5’) -3HS đọc bảng chia 2. -GV nhận xét, ghi điểm. B.Bài mới: 1.Giới thiệu bài: (2’) 2.Hướng dẫn làm bài tập: (28’) Bài 1: miệng -2HS đọc yêu cầu: Tính nhẩm 8 : 2 = 16 : 2 = 10 : 2 = 6 : 2 = 20 : 2 = HS lần lượt đọc kết quả, GV ghi bảng. Bài 2 : Tính nhẩm 2 x 6=12 12 : 2 = 6 2 x 8 = 16 : 2 = -HS làm bài. -GV nhận xét. Bài 3: HS đọc bài toán và giải vào vở. -1HS lên bảng làm: Số lá cờ của mỗi tổ là: 18 : 2 = 9 (lá cờ) Đáp số: 9 lá cờ -GV nhận xét. Bài 4: HS khá, giỏiđọc bài toán và phân tích bài toán , giải vào vở -GV chữa bài : Có tất cả số hàng là: 20 : 2 = 10 (hàng) Đáp số : 10 hàng Bài 5: miệng. -HS đọc yêu cầu: Hình nào 1 số chim đang bay? 2 -HS quan sát hình ở SGK và trả lời. a. Có 4 con đậu, 4 con đang bay. Có 1 số con chim đang bay. 2 c. Có 3 con đậu, 3 con đang bay. Có 1 số con chim đang bay. 2 -GV chấm, chữa bài cho HS . 3.Củng cố, dặn dò: (2’) -3HS đọc bảng chia 2. -GV nhận xét giờ học. -Về nhà nhớ luyện lại và xem trước bài sau. ===========***========== Hoạt động tập thể Sinh hoạt lớp I.Mục tiêu: -HS biết được ưu, nhược điểm của tổ mình cũng như các thành viên trong tổ. trong tuần. -Qua đó HS có ý thức hơn ở tuần sau. -Kế hoạch trong tuần tới. -HS làm vệ sinh lớp học. II.Hoạt động dạy-học: 1.Đánh giá: -GV cho HS sinh hoạt tổ. -Ba tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thảo luận. -Tổ trưởng của từng tổ lên báo cáo những ưu điểm, nhược điểm của tổ mình ở sổ theo dỏi các thành viên. -Tổ khác nhận xét. -GV nhận xét chung: - Nề nếp; -Học tập +Vệ sinh: 2.Kế hoạch tuần tới: -Duy trì nề nếp. -Nhớ học tốt các bài tập đọc để dành nhiều điểm 10 -Vệ sinh sạch sẽ. -Tiếp tục rèn đọc và viết cho em :Thuý, Hoà, Tú 3.Làm vệ sinh lớp học: -GV nêu nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ. -Tổ trưởng điều khiển các thành viên trong tổ thực hiện. -GV theo dỏi -HS nhận xét lẫn nhau. -GV nhận xét chung.

File đính kèm:

  • docTuan 22 da chinh sua.doc
Giáo án liên quan