Giáo án Lớp 2 Tuần 26 - Thủy

A.Mục tiêu:

 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ có vần khó dễ lẫn. Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ. Phân biệt được lời của các nhân vật.

-Hiểu nghĩa các từ mới: búng càng, nắc nỏm, mái chèo.

 

-Hiểu nội dung bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm Càng và Cá Con.

 

doc20 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 26 - Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ dài các cạnh vì chu vi chính là tổng độ dài các cạnh của hình. -Mở SGK trang 130 -3 em lên bảng làm 3 bài. -Nhận xét bổ sung. -Học sinh làm bài vào vở ô li. -Thực hành đo. Kể chuyện: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON. A.Mục tiêu: - Dựa vào tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện với giọng kể tự nhiên. - Biết kể lại truyện theo vai phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, ngôn ngữ phù hợp. - Lắng nghe bạn kể chuyện - Biết nhận xét,đánh giá lời bạn kể. Kể tiếp được lời kể của bạn. B- Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ ở sách giáo khoa. - Hình thức : HĐ nhóm, lớp, cá nhân C.Các hoạt động: HĐ1. KT bài cũ Gọi HS kể lại câu chuyện: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. -Nhận xét, ghi điểm HĐ2. * Giới thiệu bài chủ điểm 2. Hướng dẫn học sinh kể . a. Kể lại từng đoạn truyện câu truyện theo tranh. -Hướng dẫn HS quan sát tranh để nhận biết nội dung từng tranh. -GV theo dõi, có thể gợi ý nếu thấy HS còn lúng túng. b.Kể lại câu chuyện theo vai. - Tổ chức cho các nhóm thi kể. - Nhận xét và tuyện dương các nhóm kể tốt. -Gọi 1 HS khá kể lại toàn bộ câu chuyện. -Nhận xét, ghi điểm. HĐ3 : Củng cố - Dặn dò - Về nhà kể lại cho cả nhà cùng nghe. -3 em HĐ nhóm, lớp, cá nhân -HS quan sát tranh, thảo luận nhóm đôi. -Luyện kể chuyện trong nhóm. -Kể trước lớp. -Nhận xét, bổ sung. -HS tập kể trong nhóm. -Tự phân vai để kể. -Thi kể, nhận xét. Thứ 6 ngày 11 tháng 3 năm 2011 Toán: LUYỆN TẬP. A.Mục tiêu: Giúp HS: - Củng cố biểu tượng về chu vi của hình tam giác, hình tứ giác. - Rèn luyện kĩ năng tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác thông qua việc tính tổng độ dài các cạnh của hình đó. - Củng cố kĩ năng vẽ hình qua các điểm cho trước. B- Chuẩn bị: - Các hình vẽ như SGK. - Hình thức : HĐ nhóm, lớp, cá nhân C.Các hoạt động: HĐ1: KT bài cũ. Tính chu vi của hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: 3cm, 4cm, 5cm. -Nhận xét, ghi điểm HĐ2: *Giới thiệu bài. *Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1. Nối các điểm để được.... -GV chấm sẵn các điểm. Yêu cầu học sinh nối để thành đường gấp khúc. -GV chốt bài đúng. Bài 2. Tính chu vi hình tam giác... -GV chốt bài đúng. ? Em hãy nêu lại cách tính chu vi của hình tam giác. Bài 3. Tiến hành tương tự như bài 2. Bài 4. -Gọi HS đọc yêu cầu của bài. -GV chốt bài đúng. ? Em hãy so sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tứ giác ABCD. -Chấm bài, nhận xét. HĐ3: Củng cố, dặn dò. - Hệ thống bài. -Nhận xét tiết học dặn dò bài sau. - Hoàn thành phần bài tập ở vở bài tập. -1 em lên bảng làm bài. -Nhận xét, bổ sung. HĐ nhóm, lớp, cá nhân -HS mở SGK (Trang 131 ) -3 em đại diện 3 dãy lên làm bài. -Nhận xét, bổ sung. -2 em đọc yêu cầu. -1 em lên bảng làm bài, lớp làm vào vở nháp. -Nhận xét, so sánh. -Muốn tính chu vi hình tam giác ta tính tổng độ dài của các cạnh. -HS tự làm bài vào vở ô li. -Đọc kết quả bài làm. -Nhận xét, bổ sung. -HS thảo luận nhóm đôi. -Nêu cách tính độ dài đường gấp khúc. -Nhận xét, bổ sung. …độ dài các đường gấp khúc bằng độ dài các cạnh của hình tứ giác. Tập làm văn: ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý, TẢ NGẮN VỀ BIỂN. A.Mục tiêu: - Biết đáp lại lời nói của mình trong các tình huống giao tiếp đồng ý. - Trả lời và viết được đoạn văn ngắn về biển. - Biết đánh giá, nhận xét lời của bạn. B- Chuẩn bị: Tranh vẽ phục vụ bài học. Các tình huống viết vào giấy. - Hình thức : HĐ nhóm, lớp, cá nhân C.Các hoạt động: HĐ1: KT bài cũ. -Yêu cầu học sinh thực hành đóng vai đáp lời đồng ý. HS1: Hỏi mượn bạn cái bút. HS2: Nói đồng ý. HS1: Đáp lại lời đồng ý của bạn. -Nhận xét, ghi điểm HĐ2: *Giới thiệu bài. *Hướng dẫn làm bài tập Bài 1. (m) Viết lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau. ?Khi đáp lại lời đồng ý em cần có thái độ như thế nào. -Nhận xét chốt tình huống đúng. Bài 2. Viết câu trả lời của bài 3 tiết tập làm văn tuần 25. Treo bức tranh. ? Tranh vẽ cảnh gì. ? Sóng biển như thế nào. ? Trên mặt biển có những gì. ? Trên bầu trời có những gì. -Luyện viết vào vở. -Nhận xét, tuyên dương cho điểm những bài văn hay. HĐ3: Củng cố - Dặn dò. -Nhận xét tiết học dặn dò bài sau. -2 thực hành trên bảng lớp. -HS dưới lớp theo dõi và nhận xét. HĐ nhóm, lớp, cá nhân -HS mở vở bài tập trang 33. -Đọc yêu cầu ...biết ơn vui vẻ. -Hoạt động nhóm đôi. -Trình bày trước lớp. -Nhận xét, bổ sung. HS quan sát. -Đọc yêu cầu. -Luyện miệng. …vẽ cảnh biển buổi sáng. …Sóng biển xanh tung bọt trắng xóa/ Sóng biển nhấp nhô trên mặt biển xanh. …có những cánh buồm đang lướt sóng và những chú hải âu đang chao lượn. …Mặt trời đang dần nhô lên, những đám mây đang trôi nhẹ nhàng. -Thực hành viết bài. -Đọc bài, nhận xét. Tập viết: CHỮ HOA X. A.Mục tiêu: - Rèn kĩ năng viết đúng chữ hoa X cỡ vừa và nhỏ đúng quy định. - Viết câu ứng dụng : Xuôi chèo mát - Viết đúng mẫu chữ, đúng kiểu chữ , nối chữ đúng quy định, khoảng cách giữa các chữ. - Viết đẹp, trình bày sạch sẽ. B- Chuẩn bị: - Mẫu chữ X hoa. - Hình thức : HĐ nhóm, lớp, cá nhân C.Các hoạt động: HĐ1: KT bài cũ. -Yêu cầu viết chữ V, Vượt. -Nhận xét, ghi điểm HĐ2: *Giới thiệu bài *Hướng dẫn tập viết. *Trực quan chữ mẫu: X ? Chữ X hoa cao mấy li. ? Chữ X hoa gồm mấy nét? Là những nét nào. -GV giảng quy trình. -Viết bảng: X *Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Xuôi chèo mát mái. ? Em hiểu cụm từ Xuôi chèo mát mái nghĩa là gì. - Viết mẫu. Xuôi -Lưu ý cách nối nét. HĐ3: Hướng dẫn viết vở. - Theo dõi HS viết bài. -Chấm bài, nhận xét HĐ3: Nhận xét tiết học- dặn dò. Về nhà luyện viết trang sau của bài. -1 em lên bảng cả lớp viết bảng con. -Nhận xét, bổ sung -Quan sát.Nhận xét độ cao của chữ X …cao 5 li. …gồm 1 nét viết liền, là nét kết hợp của 3 nét cơ bản, đó là: 2 nét móc hai đầu và một nét xiên. -HS viết chữ X vào không trung 2 lần -2 em lên bảng , lớp viết bảng con. -Nhận xét, bổ sung. -2 em đọc lại. …nghĩa là gặp nhiều thuận lợi. - Nhận xét độ cao,khoảng cách các con chữ trong cụm từ. -Quan sát -Viết vào bảng con. -Nhận xét. -Cả lớp viết bài vào vở theo lệnh của cô. -Thu vở. Chiều. THToán: LUYỆN ÔN. A.Mục tiêu: - Củng cố thêm cho HS về kỹ năng tính chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác. - Rèn luyện kĩ năng làm bài cho HS ở vở bài tập. B- Chuẩn bị: - Hình thức : HĐ nhóm, lớp, cá nhân C.Các hoạt động: HĐ1: Giới thiệu bài. HĐ2: Luyện làm bài tập Bài 1. Nêu yêu cầu. ? Bài tập yêu cầu gì. -GV chốt bài đúng. Bài 2. Hướng dẫn tương tự bài 1. GV bao quát chung cả lớp. -GV chốt bài đúng : a. Chu vi hình tứ giác là : 5 + 6 + 7 + 8 = 26 ( dm ). Đáp số : 26 dm. b. Chu vi hình tứ giác là : 20 + 20 + 30 + 30 = 100 ( cm ). Đáp số : 100 cm. Bài 3. Đọc yêu cầu bài toán. -GV chốt bài đúng. Chu vi hình tứ giác ABCD là : 3 + 3 + 3 + 3 = 12 ( cm ). Đáp số : 12 cm. *Chấm bài, nhận xét HĐ4: Củng cố, dặn dò. Dặn dò học bài ở nhà. -Mở vở bài tập ( T 43 ) -2 em. …tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh cho trước. -3 em lên bảng giải bài. -HS dưới lớp làm vào vở. -Đọc kết quả bài làm. -Nhận xét, so sánh. -HS làm bài. -Đổi vở KT kết quả lẫn nhau. -Báo cáo kết quả cho cô giáo. -3 em. -HS thực hành theo yêu cầu của GV. -Đọc bài làm, nhận xét. Bồi dưỡng phụ đạo: LUYỆN TỪ VÀ CÂU. A.Mục tiêu: - Củng cố và hệ thống hoá cho HS vốn từ về sông biển. - Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi với cụm từ: Vì sao? Đối với HS trung bình: Nêu được các từ về sông biển, trả lời được câu hỏi và biết đặt câu hỏi có cụm từ: Vì sao? Đối với HS khá, giỏi: Thực hiện các yêu cầu trên với mức độ cao hơn. B- Chuẩn bị: 3 tờ giấy khổ to và 3 cái bút màu. - Hình thức : HĐ nhóm, lớp, cá nhân C.Các hoạt động: HĐ1. KT bài cũ Nhắc lại nội dung bài học. HĐ2. *Giới thiệu bài. * Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1. Tìm các từ ngữ có tiếng biển. -Nhận xét và ghi điểm cho HS. Bài 2. Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống. a.Dòng nước chảy tự nhiên ở đồi núi là… b. Nơi này thuyền bè đi lại được một cách dễ dàng là… c. Vùng đất trũng chứa nước tương đối rộng và sâu ở trong đất liền là… Bài 3. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm sau: -Dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng vì những đêm trăng sáng. -Không đem quà vặt đến trường ăn vì mất vệ sinh. +GV chốt bài đúng. Bài 4. Dựa vào bài tập đọc Sông Hương trả lời các câu hỏi sau: Vì sao Hương Giang bỗng tay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng hồng? Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế? -Nhận xét, tuyên dương những em có câu trả lời hay. HĐ3 : Củng cố - Dặn dò . -Nhận xét tiết học dặn dò bài sau. - 3 em -Thảo luận nhóm 2. -Tiếp sức nêu các từ theo yêu cầu. -Nhận xét, bổ sung. -Thảo luận nhóm đôi. -Trình bày Hỏi – Đáp trước lớp. -Nhận xét bổ sung. -Đọc yêu cầu bài. Tiếp nối đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm. -Nhận xét. -Đọc bài tập đọc. - Thảo luận theo cặp đôi. -Trình bày trước lớp. -Nhận xét, bổ sung. Sinh hoạt: NHẬN XÉT TUẦN. I.Mục tiêu: - Giúp HS thấy được ưu, khuyết điểm của cá nhân và lớp trong tuần để từ đó tiếp tục phát huy những ưu điểm, khắc phục những tồn tại - Vạch kế hoạch cho tuần sau. II.Tiến hành: GV nhận xét hoạt động của tuần qua. - Học tập, chuyên cần, vệ sinh, ý thức chấp hành kỉ luật. Tuyên dương những điển hình tốt trong tuần. - Phương hướng tuần sau: - Tiếp tục thi đua học tập tốt dành nhiều bông hoa điểm tốt MỪNG NGÀY 26 - 3 Cụ thể: - Xây dựng tác phong quân sự hóa trong trường học. - Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp. - Trong giờ học hăng say phát biểu xây dựng bài, có nhiều ý kiến hay. - Quan tâm đến khâu giữ vệ sinh cá nhân, tập thể, vệ sinh trường lớp. - Luôn có ý thức “ rèn chữ, giữ vở”. - Hoạt động tập thể sôi nổi đặc biệt là sinh hoạt sao. - Thực hiện tốt An toàn giao thông. + Bình bầu cá nhân xuất sắc đề nghị tuyên dương, khen ngợi dưới cờ. Kí duyệt ngày /3/ 2011 Tổ trưởng:

File đính kèm:

  • docgiaoanlop2jdhfiahisfdagadghh (26).doc
Giáo án liên quan