A. Mục tiêu:
- HS biết cách lựa chọn xử lí tình huống cụ thể.
- HS tự nhận biết thêm về lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Có thói quen thực hiện giờ giấc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ bài tập 4, bài tập 5.
HS: Thẻ màu.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1023 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 2- Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hét, ghép, ghe, ghẹ, ghê..
+ G: gà, gồ, gỗ, gánh, gồng.......
Bài tập 3/19:
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập – 1 HS đọc tên các tên trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS nhớ lại thứ tự bảng chữ cái và viết lại tên các bạn theo thứ tự bảng chữ cái.
- HS tự làm bài – 1 HS làm bài bảng phụ.
- HS nhận xét, sửa bài: An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách đọc tên các chữ cái.
- Về nhà rèn thêm chữ viết cho đúng chính tả và đẹp .
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
____________________________________
THỂ DỤC Tiết: 3
DÀN HÀNG NGANG, DỒN HÀNG.
TRÒ CHƠI : “NHANH LÊN BẠN ƠI”.
SGV/35 Thời gian dự kiến: 35 phút.
A. Mục tiêu:
- Ôn một số kĩ năng ĐHĐN đã học ở lớp 1, cách chào báo cáo khi GV nhận lớp.
- Ôn trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”.
B. Địa điểm và phương tiện:
GV : Kẻ sân chơi.
HS : Dọn vệ sinh nơi tập.
C. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Định lượng
PP tổ chức
1. Phần mở đầu:
-Tập hợp lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Ôn tập cách báo cáo và HS chúc GV khi nhận lớp.
- Đứng vỗ tay và hát.
- Ôn giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- Ôn bài Thể dục lớp 1
2. Phần cơ bản:
- Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, nghiêm, nghỉ, điểm số, quay phải, trái (xoay).
- Dàn hàng ngang, dồn hàng.
- Trò chơi: “Nhanh lên bạn ơi”.
3. Phần kết thúc:
- Đi thường theo nhịp 2 – 3.
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét giờ học, giao việc về nhà.
1– 2 phút
2 – 3 lần
1– 2 phút
1– 2 phút
1 lần
2 – 3 lần
2 lần
6 – 8 phút
2 – 3 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút
Hàng dọc
Hàng dọc
Hàng dọc
Hàng dọc
Hàng ngang
Hàng dọc
Hàng ngang
Hàng dọc
Hàng dọc
Hàng dọc
Hàng dọc
D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………...
………………………………………………………………………………………….
________________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 4 tháng 9 năm 2009.
ÂM NHẠC Tiết: 2
HỌC HÁT BÀI: THẬT LÀ HAY.
(Nhạc và lời: Hoàng Lân).
SGK/4,5 Thời gian dự kiến: 35 phút.
A. Mục tiêu:
- Thuộc bài hát. Hát đúng nhịp điệu.
- Rèn kĩ năng hát đúng kết hợp phụ hoạ.
- Giáo dục HS yêu thích âm nhạc.
B. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Trống, thanh phách, song loan…
- HS: Các dụng cụ học nhạc.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ : 2 HS tự chọn bài hát lớp 1 để hát.
2. Bài mới: Giới thiệu bài .Ghi bảng
* Hoạt động 1: Dạy bài hát.
Mục tiêu: Giúp hs hát đúng giai điệu và lời bài hát.
GV hát lần 1.Giới thiệu lời hát. HS đọc lời ca 1-2 lần .
GVdạy hát từng câu-đoạn –bài.
HS hát cả lớp -Nhóm – Cá nhân.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm .
Mục tiêu: Giúp HS vừa hát vừa gõ đệm theo bài hát.
- GV hướng dẫn HS gõ theo phách
Nghe véo von trong vòm cây hoạ mi với chim oanh.
* * * * * * **
- Tương tự cả lớp cùng hát – Cá nhân – Nhóm.
3. Củng cố: Cho HS hát và gõ đệm hoặc vỗ tay.
Cho hs nghe lại bài hát ở băng nhạc.
Về nhà tập hát lại bài hát.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
____________________________________
TẬP LÀM VĂN Tiết: 2
CHÀO HỎI. TỰ GIỚI THIỆU .
SGK/20 Thời gian dự kiến: 40 phút.
A. Mục tiêu:
- HS biết cách chào hỏi và tự giới thiệu.
- HS có khả năng nghe bạn phát biểu và nhận xét ý kiến của bạn, biết viết một bản tự thuật ngắn.
- Giáo dục HS có thái độ xưng hô lễ phép với người lớn.
B. Đồ dùng dạy – học:
GV: Bảng phụ các câu hỏi BT1/SGK, BT 3 cho 1 HS làm bài.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: GV gọi 2 HS lên bảng.
+ HS 1: Hỏi về bản thân bạn của mình.
+ HS 2: Đáp lại lời hỏi và ngược lại.
- HS nhận xét – GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài
* Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1: ( Làm miệng) Nói lời chào của em:
- 3HS nối tiếp nhau đọc tất cả các yêu cầu của bài tập.
- GV đặt câu hỏi để HS nói được câu chào (lễ phép, lịch sự...) với mọi người.
- HS nói lời chào của mình – HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS biết nói được những câu chào lễ phép ( với cha mẹ, thầy cô) lịch sự ,thân thiện với bạn bè của mình.
* GV kết luận :Lời chào lịch sự, lễ phép còn được biểu hiện qua hành động, nét mặt, giọng nói.. của mình. Nói sao cho người nghe thấy dễ chịu và vui vẻ.
Bài tập 2: (Miệng) Nhắc lại lời các bạn trong tranh:
- HS quan sát tranh sgk- trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Mỗi bạn đã tự giới thiệu về mình như thế nào? Các bạn ấy đã chào nhau như thế nào?
- HS đọc lời chào và trả lời câu hỏi.
- HS Nêu nhận xét về cách chào hỏi và tự giới thiệu của ba nhân vật trong tranh.
- GV nhận xét, chốt ý: (SGV/71)
Bài tập 3: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS tự viết bản tự thuật vào VBT – GV xuống lớp theo dõi, hướng dẫn HS yếu.
- 1 HS làm bảng phụ.
- HS nối tiếp nhau đọc bản tự thuật của mình.
- Cả lớp nhận xét, sửa bài trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Chúng ta nên có thái độ chào hỏi người lớn như thế nào là đúng?
- Em có thường chào bố mẹ và các anh chị mỗi khi đi học không?
- Nhắc nhở HS phải biết chào hỏi không chỉ người thân mà cả những người chưa quen biết.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
____________________________________
TOÁN Tiết : 9
LUYỆN TẬP CHUNG
SGK/10 Thời gian dự kiến: 40 phút.
Bỏ cột 3 bài 3 SGK/11.
A. Mục tiêu: Giúp HS :
- Củng cố đọc, viết số có hai chữ số tròn chục, số liền trước, số liền sau của một số.
- Củng cố về phép cộng trừ không nhớ các số có hai chữ số và giải toán có lời văn.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi làm toán.
B. Đồ dùng dạy học: GV: Phiếu ghi bài tập.
C.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập về nhà. GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Luyện tập.
Bài 1: Viết các số:
- GV hướng dẫn, HS làm bài. Sửa bài.
a) 90, 91, 92, 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100.
b) 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70.
Bài 2: Số ? - Học sinh làm bài và nêu kết quả.
- HS nhận xét, sửa sai.
Bài 3: Đặt tính rồi tính.
- GV nhắc HS đặt tính các đơn vị thẳng cột với nhau để tính kết quả đúng.
- HS tự làm bài - 4 HS lên bảng làm bài.
*GV kèm HS yếu làm bài – HS nhận xét, sửa bài.
Bài 4: Gọi 1 HS đọc bài toán – GV tóm tắt:
Mẹ hái: 32 quả cam.
Chị hái: 35 quả cam.
Hỏi: Cả mẹ và chị hái…quả cam?
- 1 HS nêu lời giải và phép tính giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vở bài tập – GV kèm HS yếu làm bài.
- HS nhận xét, sửa bài.
Bài giải
Cả mẹ và chị hái được số quả cam là:
32 + 35 = 67 (quả)
Đáp số: 67 quả.
Bài 5: GV hướng dẫn, HS làm bài, sửa bài (0 + 0 = 0).
3. Củng cố, dặn dò: GV cho BTVN: Bài 3, 4 SGK/11.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
____________________________________
TẬP VIẾT Tiết 2
CHỮ HOA: Ă. Â.
SGK/17 Thời gian dự kiến: 40 phút.
A. Mục tiêu: Giúp HS rèn kĩ năng :
- Biết viết các chữ hoa Ă, Â theo cỡ vừa và nhỏ.
- Biết viết ứng dụng cụm từ Ăn chậm nhai kĩ theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng qui định.
- Có ý thức cẩn thận, chăm chỉ rèn luyện chữ viết.
B. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Mẫu chữ hoa Ă, Â. Phiếu viết sẵn từ Ăn, cụm từ Ăn chậm nhai kĩ trên 5 li.
- HS: Vở tập viết (Tập 1), bảng con.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: GV kiểm tra vở viết bài ở nhà – Cả lớp viết bảng con chữ A.
- GV nhận xét- 1 HS nhắc lại câu ứng dụng đã viết (nêu ý nghĩa)
- 2 HS lên bảng viết Anh – cả lớp viết bảng con.
- HS nhận xét - GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa Ă, Â
* Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa Ă, Â.
Bước 1: GV gắn chữ mẫu Ă , Â – HS so sánh (điểm giống và khác) của hai chữ.
- GV đặt câu hỏi về cỡ chữ của hai chữ hoa Ă, Â.( SGV/64).
- GV chốt ý : SGV/ 64
Bước 2: GV viết lại chữ Ă, Â và hướng dẫn lại cách viết.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết lần lượt các chữ Ă, Â ( 2 – 3 lần)
- GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Ăn chậm nhai kĩ.
- GV gắn phiếu viết sẵn - 5 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng.
Bước 1: HS quan sát và nhận xét các chữ viết của câu ứng dụng:
+ Những chữ nào tronng câu có độ cao 2,5 li ? ( Ă, h, k)
+ Những chữ nào trong câu ứng dụng có độ cao 1 li ? ( n, c, â, m, a, i)
+ Cách đặt dấu thanh ở các chữ? ( dấu thanh nặng dưới chữ â, thanh ngã trên chữ i)
+ Các chữ cách nhau một khoảng bằng chừng nào? (1 chữ o).
- GV viết bảng và hướng dẫn HS viết nối nét của chữ Ăn ( SGV/65)
Bước 2: HS viết bảng con chữ Ăn – GV nhận xét, sửa sai.
* Hoạt động 4: HS viết vở Tập viết.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ....(SGV/65).
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu – GV chấm bài, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ Ă, Â hoa.
- Về nhà viết cho hoàn thành bài.
- Luôn rèn thêm chữ viết ở nhà, cẩn thận khi viết bài.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
File đính kèm:
- TUẦN 2.doc