I. Mục tiêu:
- Ôn hai trò chơi :” Bịt mắt bắt dê “ và “Nhanh lên bạn ơi“.
- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động .
II. Địa điểm :
- Sân bãi vệ sinh, đảm bảo an toàn nơi tập.
- Một còi,khăn để tổ chức trò chơi.
44 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 19 Năm 2012-2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Làm như thế sẽ không chỉ mang lại niề vui cho người khác mà còn mang lại niềm vui cho bản thân mình .
c) Hoạt động 3:Trò chơi : “ Nếu ....thì”
- GV phổ biến cách chơi. HS chơi.
3) Củng cố dặn dò :
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Dặn học sinh về nhà hoàn thành phiếu điều tra để tiết sau báo cáo trước lớp .
- HS hát.
- Hai bạn Hải và Nam vào cửa hàng mua sách vở . Môt người phụ nữ sau khi mua đánh rơi ví tiền . Trong lúc đó quầy sách rất đông khách , chẳng ai đẻ ý đến hai bạn cả .
- nhóm thảo luận hoàn thành các tình huống.
- Cử một số đại diện lên sắm vai
- Các nhóm khác nhận xét và bổ sung .
- Hai em nhắc lại .
- Các nhóm thảo luận .
-Lần lượt cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Hai em nhắc lại ghi nhớ .
Lớp thực hành thảo luận sau đó cử đại diện lên bảng dán.
-Về nhà sưu tầm , các mẩu chuyện về việc làm nhặt được của rơi tìm người trả lại của bản thân em hoặc của người khác.
Rút kinh nghiệm :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Luyện từ và câu
TỪ NGỮ VỀ CÁC MÙA
ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: KHI NÀO?
I. Mục tiêu :
- Biết gọi tên các tháng trong năm (BT1). Xếp đươcác ý theo lời bà Đất trong Chuyện bốn mùa phù hợp với từng mùa trong năm (BT2 ).
- Biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Khi nào?
II. Chuẩn bị :
Bảng phụ kẻ sẵn bảng thống kê bài tập 2
. Mẫu câu bài tập 3 .
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu về từ chỉ các mùa trong năm và tập đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi về thời gian theo mẫu : Khi nào ?
b)Hướng dẫn làm bài tập:
* HĐ 1/Hướng dẫn làm bài tập 1 :
- Gọi một em đọc đề bài .
- Yêu cầu lớp làm việc theo nhóm thảo luận để thực hiện yêu cầu bài tập 1 .
- Mời đại diện các nhóm lên bảng kể về các tháng trong năm ( GV lắng nghe và ghi bảng các từ ).
- Hỏi : Mùa xuân bắt đầu từ tháng nào và kết thúc vào tháng nào ?
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở .
- Nhận xét bài làm học sinh .
* HĐ 2/Hướng dẫn làm bài tập 2
-Mời một em đọc nội dung bài tập
- Mùa nào cho chúng ta hoa thơm quả ngọt.
-Vậy chúng ta sẽ viết vào cột mùa hạ cho hoa thơm trái ngọt .
- Yêu cầu lớp làm vào vở các cột còn lại.
- Mời 1 em lên làm bài trên bảng .
- Mời nhiều em lần lượt nêu về thời gian của từng mùa . Nhận xét bài làm học sinh .
*Kết luận : Mỗi mùa trong năm đầu có khoảng thời gian riêng và vẻ đẹp riêng . Các em siêng quan sát thiên nhiên các em sẽ phát hiện được nhiều điều thú vị , bổ ích .Việc quan sát sẽ giúp các em hiểu và viết được những bài văn hay về bốn mùa .
* HĐ 3/Hướng dẫn làm bài tập 3:
- Yêu cầu một em đọc đề bài .
- Tổ chức lớp chơi trò chơi hỏi đáp .
- Yêu cầu lớp chia thành hai dãy .
- Lần 1 : cả 2 dãy cùng trả lời câu hỏi :
-Tết cổ truyền dân tộc ta vào mùa nào ? .
Đội nào trả lời đúng hơn thì đội đó là người hỏi trước
- Lần lượt hỏi- đáp sau khi kết thúc trò chơi đội nào trả lời đúng nhiều hơn là đội chiến thắng .
* Kết luận : Khi muốn biết thời gian xảy ra của một việc gì đó chúng ta đặt câu hỏi với từ : Khi nào ?
3 Củng cố - Dặn dò
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Dặn về nhà học bài xem trước bài mới
- Nhắc lại tên bài
- Một em đọc đề , lớp đọc thầm theo.
- Lớp chia thành 4 nhóm để thảo luận
- Các nhóm cử đại diện lên bảng kể trả lời về thời gian các tháng trong năm .
- Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng ( một ) và kết thúc vào tháng ba .
- Lớp thực hiện làm bài vào vở .
- Nhận xét bài bạn trên bảng .
- Một em đọc bài tập 2 , lớp đọc thầm theo
- Mùa hạ làm cho hoa thơm trái ngọt
- Hai em nhắc lại ý này .
- Thực hành làm vào vở .
- Một em lên làm trên bảng .
- Một số em tập nói trước lớp :
Mỗi năm có bốn mùa : Xuân - hạ - thu - đông .Mùa xuân bắt đầu từ tháng giêng và kết thúc vào tháng ba hắng năm . Vào mùa xuân , cây lá đua nhau đâm chồi nảy lộc ,...
- Lớp nhận xét lời bạn nói .
- Một em đọc đề bài .
-Lớp tiến hành chia hai dãy .
- Lắng nghe câu hỏi trả lời để giánh quyền được hỏi trước .
- Tết cổ truyền dân tộc ta vào mùa xuân .
- Hai dãy thi đặt và trả lời câu hỏi .
- Chắng hạn : Chúng ta bước vào năm học mới vào mùa nào ?
- Chúng ta bước vào năm học mới vào mùa thu
- Mùa nào là HS nghỉ học ?
- HS nghỉ học vào mùa hè ( nghỉ hè )
-Hai em nêu lại nội dung vừa học
-Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại
Tập làm văn
ĐÁP LỜI CHÀO, LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I. Mục tiêu :
-Biết nghe và đáp lại lời chào, tự giới thiệu pjù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1, BT2).
- Điền đúng lời đáp vào ô trống đoạn đối thoại (BT3)
*GDKNS : Giao tiếp ứng xử văn hĩa, lắng nghe tích cực
PP tích hợp : thực hành đáp lời chào theo tình huống .
II. Chuẩn bị :
Tranh vẽ minh họa bài tập 1 .
Bài tập 3 viết trên bảng lớp .
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ :
2.Bài mới:
a) Giới thiệu bài :
-Bài TLV hôm nay , các em sẽ thực hành “ Đáp lời chào - Nói lời tự giới thiệu “
b)Hướng dẫn làm bài tập :
* HĐ 1/Hướng dẫn làm bài tập1
-Treo bức tranh yêu cầu quan sát
- Gọi một em đọc đề
-Bức tranh 1 minh hoạ điều gì ?
- Theo em các bạn nhỏ trong tranh sẽ làm gì ?
-Hãy cùng nhau đóng lại tình huống này và thể hiện cách ứng xử mà các em cho là đúng .
- Gọi một nhóm lên trình bày .
* HĐ 2/Hướng dẫn làm bài tập 2
-Mời một em đọc nội dung bài tập
- Nhắc lại tình huống để HS hiểu . Yêu cầu lớp suy nghĩ và đưa ra lời đáp với trường hợp khi bố mẹ vắng nhà .
- Nhận xét sau đó chuyển tình huống .
- Dặn HS cảnh giác khi ở nhà một mình không nên cho người lạ vào nhà .
*HĐ 3/Hướng dẫn làm bài tập 3
-Mời một em đọc nội dung bài tập .
- Mời 2 em lên bảng đóng vai .
- Một em đóng vai mẹ Sơn và một em đóng vai bạn Nam để thể hiện lại tình huống trong bài .
- Yêu cầu tự viết bài vở .
- Đọc lại bài làm của mình trước lớp .
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
3) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
- Lắng nghe giới thiệu bài .
- Một em nhắc lại tên bài
- Quan sát tranh .
- Theo em các bạn trong 2 bức tranh dưới đây sẽ đáp lại thế nào ?
- Một chị lớn tuổi đang chào các em nhỏ . Chị nói : Chào các em !
Chị phụ trách đang giới thiệu mình với các em nhỏ .
- Lớp chia thành 4 nhóm lên đóng vai diễn lại cảnh đó .
* Ví dụ : Lan nói : Chào các em !
- Một nhóm HS : Chúng em chào chị .
- Hương nói : Chị tên là Hương chị được cử phụ trách sao của các em .
- HS : Ôi vui quá ! Mời chị vào lớp .
- Một em đọc yêu cầu đề bài .
- HS suy nghĩ sau đó nối tiếp nhau nói lời đáp :
-Ví dụ : Cháu chào chú ạ . Chú chờ một chút để cháu bảo với ba mẹ .
- Tương tự nói lời đáp trong tình huống không có ba mẹ ở nhà :
- Cháu chào chú . Thưa chú , hiện nay ba mẹ cháu đi vắng , chú có nhắn gì không ạ ?
- Một em nêu yêu cầu đề bài .
- 2 em thực hành nói lời đáp trước lớp .
-Chào cháu .
- Cháu chào cô ạ !
- Cháu cho cô hỏi đây có phải nhà bạn Nam không ?
- Thưa cô , cháu chính là Nam đây ạ .
- Tốt quá . Cô là mẹ bạn Sơn đây .
- ....
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
Rút kinh nghiệm :
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TUAN 19CKNKTTICH HOP.doc