A. Mục tiêu: HS biết:
- Rèn HS một số kĩ năng ứng xử trong các tình huống thực tế thông qua các bài đã học.
- Có kĩ năng ứng xử tốt với các tình huống đã học.
- Giáo dục HS thực hiện tốt những điều đã học.
B. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Một số tình huống ứng xử cho HS.
18 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 983 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 18- Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
..
..................................................................................................................................................
_____________________________________
CHÍNH TẢ Tiết 35
Ôn tập các bài Tập đọc và đọc thêm tuần 17. Ôn Luyện từ và Câu.
Tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng đọc thành tiếng, đọc trơn toàn bài. Giọng đọc rõ ràng. Đọc đúng các từ khó. Biết ngắt, nghỉ hơi ở chỗ có dấu chấm, dấu phẩy, cụm từ dài. HS trả lời được các câu hỏi trong bài.
- Ôn các bài Luyện từ và Câu đã học từ tuần 10 đến tuần 17.
B. Đồ dùng dạy – học: SGK.
C.Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: GV hỏi về nội dung ôn tập ở tiết trước.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ôn Tập đọc.
- GV đọc mẫu, HS đọc lại nối tiếp đoạn, GV sửa sai cho HS. GV hỏi câu hỏi cho HS trả lời (Thực hiện lần lượt từng bài).
1/ Tìm ngọc.
2/ Gà “tỉ tê” với gà.
3/ Thêm sừng cho ngựa.
Hoạt động 2: Ôn Luyện từ và Câu.
- HS nhắc lại các bài LT & C đã học: GV ôn lại cho HS các kiểu câu và các loại dấu câu đã học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà đọc lại các bài TĐ cho lưu loát hơn và TLCH sau từng bài.
- Xem lại các kiểu câu và các loại dấu câu đã ôn.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
_____________________________________
THỂ DỤC Tiết 36
Sơ kết học kì I.
SGV: 86 Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- Biết và thực hiện cơ bản đúng các nội dung đã học trong học kỳ.
B. Địa điểm và phương tiện:
- Sân trường sạch sẽ, khăn.
C. Các hoạt động dạy – học:
Nội dung
Định lượng
PP tổ chức
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Đi thường và hát (trên địa hình tự nhiên).
* Trò chơi do GV chọn.
2. Phần cơ bản:
- Sơ kết học kỳ I: GV và HS điểm lại những kiến thức, kĩ năng đã học ở học kỳ I; những ưu điểm và tồn tại cần khắc phục.
- GV cho HS ôn lại bài thể dục phát triển chung.
* Trò chơi “Bịt mắt bắt dê”.
3. Phần kết thúc:
- Cúi người thả lỏng.
- Nhảy thả lỏng.
* Đứng vỗ tay và hát.
* Trò chơi do GV chọn.
1 – 2 phút
2 – 3 phút
1 phút
8 – 10 phút
1 – 2 lần
6 – 8 phút
5 – 6 lần
5 – 6 lần
1 – 2 phút
1 phút
Hàng dọc
Hàng dọc
Hàng dọc
Hàng dọc
Hàng ngang
Vòng tròn
Vòng tròn
Vòng tròn
Vòng tròn
Vòng tròn
D. Phần bổ sung
…………………………………………………………………………..................................
………………………………………………………………………………………………..
_________________________________________________________________________
Thứ sáu ngày 25 tháng 12 năm 2009.
ÂM NHẠC Tiết 17
Học hát: Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu: Tập biểu diễn một vài bài hát đã học.
B. Đồ dùng dạy – học: GV chuẩn bị: Nhạc cụ, băng nhạc, máy nghe.
C. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Biểu diễn bài hát.
- Sử dụng các bài hát đã học, GV cho từng nhóm hoặc cá nhân lên biểu diễn trước lớp. Thành lập “Ban giám khảo” HS để chấm điểm tiết mục. Khi biểu diễn, GV động viên HS sáng tạo các động tác phụ họa tùy theo từng bài hát.
Hoạt động 2: Trò chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi như hướng dẫn ở SGV trang 40. GV có thể thêm trò chơi khác.
3. Củng cố, dặn dò:
- Hát lại một vài bài hát đã biểu diễn.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
_____________________________________
TẬP LÀM VĂN Tiết 17
Ngạc nhiên, thích thú. Lập thời gian biểu.
Sgk: 146 Tgdk: 40’
A. Mục tiêu:
- Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp (BT1, 2).
- Dựa vào mẩu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã học (BT 3).
B. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Tranh minh hoạ BT 1, phiếu cho HS làm BT 3.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ:
- 1HS đọc đoạn văn đã viết kể về con vật nuôi trong nhà (BT 2).
- 1 HS lập thời gian biểu buổi tối (BT 3).
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS làm bài tập: VBT/73:
Bài tập 1/SGK: (Miệng).
- HS đọc yêu cầu bài tập và lời bạn nhỏ trong tranh.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- GV cùng lớp nhận xét.
GV chốt: Lời của bạn nhỏ trong tranh thể hiện thái độ ngạc nhiên, thích thú khi thấy món quà mẹ tặng.
Bài tập 2/VBT: (Miệng).
- HS đọc yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn HS nắm yêu cầu của bài tập.
- HS nối tiếp nhau nói câu thể hiện sự ngạc nhiên và thích thú.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
- Tuyên dương HS nói câu hay.
Bài tập 3/VBT: (Viết).
- HS đọc yêu cầu bài tập
- 1 HS đọc mẩu chuyện - Lớp theo dõi SGK.
- GV đọc lại mẫu chuyện.
- GV nhắc lại cách trình bày 1 thời gian biểu.
- GV cho HS nhìn lại cách trình bày thời gian biểu của bạn Phương Thảo trong bài tập đọc.
- HS tự viết thời gian biểu vào VBT – 2 HS viết phiếu BT.
- GV kèm HS yếu làm bài.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa bài trên bảng.
- GV ghi điểm HS lập được thời gian biểu theo mẫu chuyện.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS tự lập thời gian biểu và thực hiện giờ giấc học tập, sinh hoạt đúng giờ.
- Về nhà viết lại thời gian biểu BT 3.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
_____________________________________
TOÁN Tiết 88
Luyện tập chung.
Sgk: 89 Tgdk: 40’
Điều chỉnh: Giảm bớt cột 3 bài 2 SGK trang 89; bài 5 SGK trang 90.
A. Mục tiêu:
- Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản.
- Biết tìm một thành phần chưa biết của phép cộng hoặc phép trừ.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn một số đơn vị.
B. Đồ dùng dạy - học:
- GV: Phiếu ghi bài tập.
C. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng làm bài tập về nhà.
- GV kiểm tra bài về nhà - Nhận xét.
- Nhận xét bài trên bảng – ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
HS làm bài tập: VBT/94.
Bài 1/VBT: Đặt tính rồi tính.
- HS làm VBT – GV kèm HS yếu
- HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 2/VBT: Ghi kết quả phép tính
- HS nhắc lại cách tính: tính từ trái sang phải.
- HS làm bài VBT – GV kèm HS yếu.
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 3/VBT: Viết số thích hợp vào ô trống:
- HS nhắc lại qui tắc tìm số hạng chưa biết, tìm số trừ và tìm số bị trừ.
- GV cùng lớp nhận xét, sửa sai.
- HS tự làm bài vào VBT – GV kèm HS yếu làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài - Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 4/VBT: Gọi HS đọc bài toán – GV tóm tắt lên bảng
- HS nêu cách giải bài toán – GV nhận xét.
- HS làm vở bài tập - GV kèm HS yếu làm bài - 1 em làm phiếu bài tập.
- Lớp nhận xét, sửa bài.
Bài 5/VBT: HS vẽ đoạn thẳng trong VBT - GV chấm bài.
- GV kết điểm toàn bài - Tuyên dương những em làm tốt.
3.Củng cố, dặn dò: HS nhắc lại nội dung bài.
- Ghi nhớ các qui tắc tìm số hạng chưa biết, số bị trừ và số trừ.
- GV cho BTVN.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
_____________________________________
TẬP VIẾT Tiết 17
Chữ hoa Ô, Ơ.
Tgdk: 35’
A. Mục tiêu:
- Viết đúng 2 chữ hoa Ô, Ơ (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ).
- Chữ và câu ứng dụng Ơn (1 dòng cỡ vừa và 1 dòng cỡ nhỏ), Ơn sâu nghĩa nặng (3 lần).
B. Đồ dùng dạy – học:
- GV: Mẫu chữ hoa Ô, Ơ. Phiếu viết chữ Ơn, cụm từ Ơn sâu nghĩa nặng trên dòng kẻ ô li.
- HS: Vở tập viết (VTV 1), bảng con.
C. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài cũ: Cả lớp viết bảng con chữ hoa O - GV nhận xét.
- HS đọc câu ứng dụng, nêu ý nghĩa của câu.
- 2 HS lên bảng viết từ Ong – Cả lớp viết bảng con – GV nhận xét.
- GV nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: Giới thiệu bài : Chữ hoa Ô, Ơ.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét chữ hoa Ô, Ơ.
Bước 1: GV gắn chữ mẫu Ô, Ơ – HS nhận xét và so sánh hai con chữ.
- GV hướng dẫn cách viết chữ hoa Ô, Ơ – HS viết trên không.
Bước 2: GV viết lên bảng chữ Ô, Ơ và hướng dẫn cách viết – HS theo dõi.
Bước 3: Hướng dẫn HS viết bảng con.
- GV yêu cầu HS viết lần lượt chữ Ô, Ơ (2 – 3 lần) – GV uốn nắn HS yếu.
- GV hướng dẫn HS viết chữ Ô, Ơ cỡ nhỏ - HS viết bảng con.
- GV chọn bảng viết của HS nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng : Ơn sâu nghĩa nặng.
- 3 HS đọc câu ứng dụng - GV giải nghĩa câu ứng dụng.
Bước 1: GV đưa câu ứng dụng đã viết trong dòng kẻ li – HS nhận xét và trả lời:
+ Các chữ cao 2, 5 li là: Ơ, g, h + chữ cao 1,25 li: s.
+ Các chữ còn lại cao 1 li.
+ Khoảng cách giữa các chữ bằng khảng cách viết 1 chữ o.
Bước 2: GV viết mẫu chữ Ơn và hướng dẫn HS viết
Hoạt động 3: HS viết vở tập viết.
- GV nhắc nhở tư thế ngồi viết.
- GV nêu yêu cầu cần viết của bài: viết đúng cỡ chữ, đúng độ cao các con chữ, khoảng cách giữa các chữ.
- GV theo dõi, uốn nắn, sửa sai cho HS yếu.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhắc HS ghi nhớ cách viết chữ hoa Ô, Ơ.
- GV chấm bài, khen HS giữ vở sạch - viết chữ đẹp.
- Luyện viết thêm bài ở nhà, cẩn thận khi viết bài.
4. Nhận xét tiết học:
D. Phần bổ sung:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
File đính kèm:
- TUẦN 18.doc