I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trơn toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi hợp lý sau các dấu câu, giữa các cụm từ dài.
- Biết đọc phân biệt lời kể chuyện với ý nghĩ của hai nhân vật (người em và người anh).
- Hiểu nghĩa các từ : công bằng, xúc động, kì lạ
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tình anh em, anh em yêu thương, lo lắng cho nhau, nhường nhịn nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh họa bài tập đọc trong SGK.
- SGK
54 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1235 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 15+16 - Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng: Hiệu trưởng, hiệu phó, giáo giên, các nhân viên khác và học sinh.
- Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường.
- Giáo dục HS yêu quý, kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ trong SGK trang 34,35.
- Một số bộ thẻ bằng bìa ghi tên một số thành viên trong nhà trường (Hiệu trưởng, hiệu phó, giáo viên, thư viện,...)
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Trường học gồm có những khu vực nào ?
- Nhận xét.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Nội dung:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Biết các thành viên và công việc của họ trong nhà trường.
* Cách tiến hành:
- GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ bìa.
- HD HS quan sát các hình ở trang 34, 35 và làm các việc sau:
+ Gắn từng thẻ bìa vào từng hình vẽ cho hợp với nội dung.
+ Nói về công việc của từng thành viên trong hình và vai trò của họ đối với trường học.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
- Kết luận:
Hoạt động 2: Thảo luận về các thành viên và những công việc của họ trong trường của mình.
* Mục tiêu: Biết giới thiệu các thành viên trong trường mình, yêu quý kính trọng và biết ơn các thành viên trong nhà trường.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận về các nội dung sau:
? Trong trường, bạn biết những thành viên nào ? Họ làm những công việc gì ?
? Nói về tình cảm và thái độ của bạn với từng thành viên đó ?
? Để thể hiện thái độ yêu quý và kính trọng các thành viên trong nhà trường, bạn sẽ làm gì ?
+ Yêu cầu các nhóm trình bày.
+ Kết luận:
3. Củng cố - Dặn dò:
Trò chơi "Đó là ai ?"
- Hướng dẫn cách chơi:
+ 1 HS lên bảng quay lưng lại, em khác treo tấm bìa lên lưng bạn.
+ Những HS khác nói các thông tin về thành viên trên tấm bìa (họ làm gì ? ở đâu? khi nào ?).
+ HS bị treo bìa phải đoán được khi được nghe các thông tin, nếu nghe 3 thông tin mà không đoán được thì bị phạt hát 1 bài.
- Nhận xét giờ học.
- VN ôn bài để nắm thật chắc các thành viên trong nhà trường.
- 1 HS lên bảng trả lời.
- HS khác nhận xét, nhắc lại.
* Làm việc theo nhóm 6:
- Các nhóm nhận yêu cầu của nhóm mình, 1 em nêu lại yêu cầu.
- Các nhóm thực hiện.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Vài em nhắc lại.
* Làm việc theo nhóm 4.
- Các nhóm nhận việc của mình.
- Thảo luận trong nhóm.
- Tập trả lời trong nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- Nhóm khác nhận xét, nhắc lại.
* HS chơi trò chơi:
* Nhận bài tập v/n.
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012.
Toán (80):
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
- Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng.
- Biết xem lịch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tờ lịch tháng 5 có cấu trúc thứ tự như mẫu vẽ trong sách.
- Mô hình đồng hồ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Làm bài tập 2
- 1 HS.
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài, nêu tên đồng hồ ứng với từng câu.
- Làm bài, trình bày.
Câu a - Đồng hồ D
Câu b - Đồng hồ A
Câu c - Đồng hồ C
- Nhận xét, kết luận đúng.
Câu d - Đồng hồ B
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu.
a. Nêu tiếp các ngày còn thiếu trong tờ lịch.
- HS nêu nối tiếp.
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
CN
Tháng 5
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
? Tháng năm có bao nhiêu ngày ?
- 31 ngày.
b. Cho biết:
? Ngày 1 tháng 5 là thứ mấy ?
- Thứ 7.
? Các ngày thứ 7 trong tháng 5 là ngày nào ?
- là ngày 1, 8, 15, 22, 29.
? Thứ 4 tuần này là ngày 12 tháng 5.
Thứ 4 tuần trước là ngày nào ?
Thứ tư tuần sau là ngày nào ?
- Ngày 5/5,
- Ngày 19/5.
Bài 3 (hskg):
- Cho HS thực hành quay kim đồng hồ.
- Nhận xét.
- HS thực hành.
8 giờ sáng, 2 giờ chiều, 20 giờ, 21 giờ, 9 giờ tối, 14 giờ.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Củng cố cách xem giờ đúng.
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS học bài, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe và thực hiện.
Chính tả (32):
Nghe - viết: TRÂU ƠI
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.
- Tìm và viết đúng tiếng có âm, vần, thanh dễ lẫn tr/ch, ao/au, thanh hỏi/thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp ghi nội dung bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- GV đọc cho 2 HS lên bảng thi viết đúng nhanh các từ: múi bưởi, tàu thuỷ, đen thui, khuy áo…
- 2 HS lên bảng.
- Cả lớp viết bảng con.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Nội dung:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nghe - viết:
- GV đọc bài ca dao.
- HS nghe.
- 2 HS đọc.
? Bài ca dao là lời của ai nói với ai ?
- Lời người nông dân nói với con trâu.
? Bài ca cao cho em thấy tình cảm của người nông dân đối với con trâu như thế nào ?
- Người nông dân rất yêu quý con trâu, trò chuyện tâm tình với trâu như người bạn.
? Bài ca dao có mấy dòng ?
- 6 dòng.
? Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào ?
- Viết hoa.
? Bài ca dao viết theo thể thơ nào ?
- Thơ lục bát.
? Nên viết như thế nào ?
- Tính từ lề vở dòng 6 sẽ lùi vào khoảng 3 ô, dòng 8 lùi vào 2 ô.
- Viết từ khó:
- Theo dõi, uốn nắn.
- HS viết bảng con: ruộng, cày, nông gia, quản.
- GV đọc cho HS viết.
- HS viết bài.
- Đọc cho HS soát lỗi.
- HS tự soát lỗi ghi ra lề vở.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở kiểm tra.
- Chấm 5 -7 bài, nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Thi tìm những tiếng chỉ khác ở vần ao hoặc au.
- HS tìm và nêu miệng.
- VD: bào - báu, cao - cáu
cháo - cháu, đao - đau
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 3a:
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Tìm những tiếng thích hợp điền vào chỗ trống tr hay ch
cây tre
che nắng
buổi trưa
chưa ăn
ông trăng
chăng dây
con trâu
châu báu
- Nhận xét, chữa bài.
b. Hướng dẫn tương tự.
nước trong
chong chóng
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS học bài, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thủ công (16):
GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG
CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU (Tiết2)
I. Mục tiêu:
- Củng cố cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
II. Chuẩn bị: - Hình mẫu biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Quy trình gấp cắt dán biển báo giao thông.
- Giấy thủ công, kéo, hồ dán.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS.
2. Bài mới: * Giới thiệu bài, ghi bảng.
* Nội dung:
Hoạt động 1: Củng cố cách gấp, cắt, dán biển báogiao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Yêu cầu HS nhắc lại quy trình.
- Nhận xét, bổ sung.
- Vài HS nêu lại.
Bước 1: Gấp, cắt biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
- Gấp hình tròn màu đỏ có cạnh 6 ô.
- Hình chữ nhật màu trắng dài 4 ô rộng 1 ô.
- Hình chữ nhật màu khác dài 10 ô rộng 1 ô.
Bước 2: Dán biển báo:
- Dán chân biển báo.
- Dán mặt biển báo.
- Dán hình chữ nhật màu trắng.
Hoạt động 2: Tổ chức cho HS thực hành:
- GV quan sát uốn nắn, giúp đỡ những em còn lúng túng.
Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm:
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- HS thực hành gấp, cắt, dán biển báo cấm xe đi ngược chiều.
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình, cử đại diện giới thiệu sản phẩm của nhóm.
3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tinh thần học tập và sự chuẩn bị của học sinh.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Dặn dò: Chuẩn bị cho giờ học sau.
Tập làm văn (16):
KHEN NGỢI. KỂ NGẮN VỀ CON VẬT.
LẬP THỜI GIAN BIỂU.
I. Mục đích yêu cầu:
- Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen.
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà.
- Biết lập thời gian biểu (nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng lớp ghi nội dung các bài tập.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra:
- Bài tập 3 tuần 15 viết về anh, chị, em.
- Vài HS đọc.
2. Dạy bài mới:
* Giới thiệu bài: nêu MĐYC giờ học.
* Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: (Miệng)
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Từ mỗi câu dưới đây.
- Đặt một câu mới tỏ ý khen.
M: Đàn gà rất đẹp ® Đàn gà mới đẹp làm sao !
- Ngoài câu mẫu bạn nào có thể nói câu khác cùng ý khen ngợi đàn gà ?
- Đàn gà thật là đẹp !
- Yêu cầu HS nói với bạn bên cạnh về câu khen ngợi.
- HS thảo luận cặp
- HS nối tiếp nhau nói.
- Chú Cường khoẻ quá !
- Lớp mình hôm nay mới sạch làm sao !
- Nhận xét.
- Bạn Nam học giỏi thật.
Bài 2:
- Kể tên một con vật nuôi trong nhà mà em biết.
- Chó, mèo, chim, thỏ,…
- Yêu cầu 1 số HS kể về con vật mà em biết ?
- GV & HS nhận xét, sửa sai.
- Nhiều HS nối tiếp nhau kể.
Nhà em nuôi một con mèo rất ngoan và rất xinh. Bộ lông nó màu trắng, mắt nó tròn, xanh biếc. Nó đang tập bắt chuột. Khi em ngủ nó thường đến nằm sát bên em, em cảm thấy rất dễ chịu.
Bài 3: (Viết)
- 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm.
- Lập thời gian biểu của em.
- Đọc lại thời gian biểu buổi tối của bạn Phương Thảo.
- Yêu cầu HS tự viết đúng như thực tế. Sau đó đọc cho cả lớp nghe.
- HS viết bài
- 1 số HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS học bài, chuẩn bị bài sau.
- Lắng nghe và thực hiện.
Giáo dục tập thể (16):
SƠ KẾT TUẦN 16. GDKNS: CHỦ ĐỀ 2 ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu:
- Sơ kết đánh giá hoạt động tuần 16.
- Đề ra phương hướng hoạt động tuần 17.
- Gi¸o dôc HS cã ý thøc v¬n lªn trong häc tËp, ý thøc gióp ®ì b¹n cïng tiÕn bé.
II. ChuÈn bÞ:
- GV tæng kÕt thi ®ua cña c¸c tæ.
- ChuÈn bÞ mét sè chuyÖn thiÕu nhi.
III. C¸c ho¹t ®éng:
A. Sơ kết tuần 14:
1. Tổ chức:
2. Tiến hành:
* GV nhận xét tình hình lớp trong tuần:
(Ghi trong sổ chủ nhiệm).
* Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm.
* Đề ra phương hướng, biện pháp cho tuần sau.
* Sinh hoạt sao theo chủ điểm: Chăm học (Phụ trách sao hướng dẫn).
* Hoạt động nối tiếp:
- Nhận xét giờ sinh hoạt.
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt kế hoạch tuần sau.
B. GDKNS : Chủ đề 2
- Hát.
- Cả lớp lắng nghe.
- Nhận xét, bổ sung ý kiến.
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân.
- Học sinh phát biểu.
- Kể chuyện thiếu nhi.
- Chơi trò chơi.
- Lắng nghe, thực hiện.
File đính kèm:
- TUAN 15+16.doc