. Mục tiêu:
- Nhận biết một ngày có 24 giờ, 24 giờ trong 1 ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước
đến 12 giờ đêm hôm sau.
- Biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày.
- Nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.
- Biết xem giờ đúng trên đồng hồ.
- Nhận biết thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm.
- HS khá, giỏi: Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.
B. Đồ dùng: GV và HS đều có mô hình đồng hồ.
C. Hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ: HS lên chữa bài về nhà.
19 trang |
Chia sẻ: badger15 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 15 - Môn Toán: Tiết 76: Ngày, giờ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m gia chơi được các trò chơi
B. Địa điểm, phương tiện:
GV: một còi, hai đến ba cờ nhỏ.
C. Nội dung và phương pháp lên lớp:
I. Phần mở đầu.
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung.
- Tập hợp ba hàng dọc.
- Xoay các khớp tay chân.
- Ôn bài thể dục phát triển chung.
II. Phần cơ bản.
+ Ôn trò chơi “ Nhanh lên bạn ơi”.
- GV nhắc laị cách chơi.
- Lần 1: chơi thử.
- Lần 2: chơi chính thức.
à Chia nhóm chơi.
+ Ôn trò chơi “Vòng tròn”.
- HS tự chơi, lớp trưởng điều khiển.
III. Phần kết thúc.
- Yêu cầu thực hiện.
- Cúi người thả lỏng
- Nhảy thả lỏng.
- Đứng vỗ tay hát.- Nghe nhận xét bài
****************************
Toán
Tiết 79: Thực hành xem lịch (tr 80)
A. Mục tiêu:
Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là
thứ mấy trong tuần lễ.
B. Đồ dùng dạy học: - Lịch tờ tháng 1, 4 (Sách giáo khoa)
C. Hoạt động dạy học.
I. Kiểm tra bài cũ:
? Tháng 11, 10, 2 có bao nhiêu ngày?
II. Bài mới:
Thực hành xem lịch.
+ Trò chơi: Điền ngày còn thiếu.
- HS ghi nhanh vở bài tập để mang nộp.
- G nhận 10 bài nhanh nhất.
+ Bài 2: Treo tờ lịch tháng 4 như SGK và trả lời.
- HS trả lời lần lượt.
III. Củng cố, dặn dò:
Tập xem và đọc lịch quyển.
Dặn chuẩn bị bài tiết sau.
..................................................................
Tập viết
Bài 16: Chữ hoa O (trang 134)
A. Mục tiêu:
Viết đúng chữ hoa O (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Ong (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Ong bay bướm lượn (3 lần).
-Gơi ý HS liên tưởng đến vẻ đẹp của thiên nhiên qua nội dung viết ứng dụng: Ong bay bướm lượn . ( Hỏi: Câu văn gợi cho em nghĩ đến cảnh vật thiên nhiên như thế nào? )
B. Đồ dùng dạy học: Mẫu chữ hoa.
C. Hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Gọi hai HS lên bảng viết N- Nghĩ.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
a, Yêu cầu HS quan sát và nhận xét chữ
O hoa.
b, Cách viết
- HS quan sát.
- Chữ O hoa cao 5 li, gồm một nét cong kín.
- Bảng con.
c, Hướng dẫn viết ứng dụng.
- Giới thiệu câu ứng dụng: Tả cảnh ong bướm bay đi tìm hoa rất đẹp và thanh bình.
- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
- Độ cao, khoảng cách, cách nối.
- Bảng con: Ong.
d, HS viết vở.
đ, Chấm, chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ viết.
- Dặn chuẩn bị bài
*******************
Chính tả (Nghe - viết)
Trâu ơi! (tr135)
A. Mục tiêu:
- Nghe- viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng bài ca dao thuộc thể thơ lục bát.
- Làm được BT2; BT(3) a / b.
B. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập ghi nội dung của BT 1(a)
C. Hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Gọi hai HS thi viết nhanh tiếng có vần ui/uy (dấu hỏi/ngã).
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài
2. Hướng dẫn nghe viết:
a, Hướng dẫn chuẩn bị.
- GVđọc bài viết.
- HD tìm hiểu nội dung:
- Hai đến ba HS đọc.
? Bài ca dao là lời nói của ai nói với ai
- Người nông dân với con trâu.
? Tình cảm của người nông dân với con trâu như thế nào?
- Quý, trò chuyện, tâm tình.
b, HS nhận xét:
-? Bài ca dao có mấy dòng?
- Cách viết, thể thơ?
- Trả lời.
- HS tìm từ hay nhầm lẫn.
- Sử dụng bảng con.
c, GV đọc cho HS viết vào vở.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
+ Bài 2:
- HS đọc đề, xác định yêu cầu.
+ Bài 3: (a)
- HS đọc đề bài.
- GV phát phiếu, đọc nội dung phiếu, giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- GV nhận xét và phân biệt để HS không nhầm lẫn khi viết chữ có phụ âm đầu tr/ch.
- GV cho HS làm nhóm.
- Các nhóm nêu kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét.
- Các nhóm thảo luận làm bài.
- HS dán bài lên bảng.
IV. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- HS về nhà làm bài tập.
...............................................................
Tự nhiên xã hội
Bài 16: Các thành viên trong nhà trường (tr 34)
A. Mục tiêu:
Nêu được công việc của một số thành viên trong nhà trường.
B. Đồ dùng dạy học:
GV: Hình vẽ SGK
C. Hoạt động dạy học:
I. KTBC:
HS tả lại khuôn viên trong trường.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Làm việc với SGK.
- Các nhóm quan sát hình vẽ trang 34, 35, cho biết tên mỗi tranh và công việc của từng ngườiàVai trò của họ.
- Làm việc theo nhóm.
- Đại diện báo cáo.
- Tranh 1à6 vẽ ai?
- Trả lời.
àKết luận
- Nghe.
3. Nói về các thành viên và công việc của họ.
- Kể những thành viên của trường mình.
- Kể
- Nêu vai trò.
- Tình cảm.
- Em đã làm gì để bày tỏ lòng kính trọng...
4. Trò chơi: Đó là ai?
- Làm mũ hoặc bìa gắn vào lưng
- HS lên bảng.
Dưới lớp đặt câu hỏi, HS trả lời.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
- Dặn chuẩn bị tiết sau.
*************************************************************************
Thứ sáu ngày 17 tháng 12 năm 2010
Toán
Tiết 80: Luyện tập chung (tr 81)
A. Mục tiêu:
- Biết các đơn vị đo thời gian: ngày, giờ; ngày, tháng.
- Biết xem lịch.
- HS khá, giỏi: Thi xem giờ đúng trên đồng hồ.
B. Đồ dùng dạy học:
GV và HS: Mô hình đồng hồ, tờ lịch tháng 5.
C. Hoạt động dạy học:
I. Kiểm tra bài cũ:
? Tháng 5 có bao nhiêu ngày.
II. Bài mới:
1. G th b.
2. HD học sinh luyện tập:
+ Bài 1: Đọc lần lượt từng câu hỏi trong SGK.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
+ Bài 2:
a.Yêu cầu HS tự làm.
b. GV cho HS tự thảo luận hỏi đáp.
- HS tự làm vào phiếu học tập.
- HS dán bài lên bảng, cả lớp và GV nhận xét.
- Một vài nhóm lên bảng thực hành hỏi đáp.
+ Bài 3:
- GV tổ chức cho HS thi quay kim đồng hồ.
- Chia lớp thành hai đội.
- Lớp nhận xét, mỗi lần đúng được một điểm.
- GV đọc giờ, hai đội tự quay.
- Tổng kết điểm, phân thắng thua.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- HS về ôn lại bài và chuẩn tiết sau.
...............................................................
Tập làm văn
Khen ngợi. Kể ngắn về con vật. Lập thời gian biểu (tr137)
A. Mục tiêu:
- Dựa vào câu và mẫu cho trước, nói được câu tỏ ý khen (BT1).
- Kể được một vài câu về một con vật nuôi quen thuộc trong nhà (BT2). Biết lập thời
gian biểu (nói hoặc viết) một buổi tối trong ngày (BT3).
-Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bút dạ và 3,4 tờ giấy khổ to cho HS làm BT 3.
C. Hoạt động dạy học.
I. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài 15: Viết về anh, chị, em.
II. Bài mới:
2. Giới thiệu bài.
2. Làm bài tập.
+ Bài 1: Làm miệng.
- Nói: Trình bài ý kiến (ghi vở nháp)
+ Bài 2: Làm miệng
- HS xem tranh minh hoạ các vật nuôi
trong nhà.
- HS kể theo nhóm.
- GV lưu ý cho HS biết kể về đặc điểm nổi bật của mỗi con vật.
- HS nêu tên các con vật mình sẽ chọn kể.
- 1,2 HS giỏi kể mẫu.
- HS tiếp nối kể.
- Cả lớp và GV nhận xét.
+ Bài 3: Viết
- Hướng dẫn
- Đọc thời gian biểu của bạn Thảo.
- HS lập thời gian biểu của mình và
trình bày.àNhận xét.
- GV kiểm tra và chấm một số bài.
III. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học. - Về chuẩn bị bài tiết sau.
...............................................................
SInh hoạt: kiểm điểm cuối tuần16
I. Nhận xét tuần qua:
- Duy trì nền nếp lớp tốt, tham gia các hoạt động ra vào lớp đúng quy định.
- Một số bạn gương mẫu trong học tập, và các hoạt động khác của lớp: Hiền, Linh
- Có nhiều bạn học tập chăm chỉ, đi học đúng giờ, chuẩn bị sách vở chu đáo, làm bài
tập đầy đủ: Hiếu, Hạo
* Tồn tại:
- Còn hiện tượng mất trật tự chưa chú ý nghe giảng: Hinh, Vũ
- Còn có bạn chưa học bài ở nhà, và chưa chuẩn bị bài chu đáo
trước khi đến lớp nên kết quả học tập chưa cao:Lương, Loan
II. Phương hướng tuần tới:
- Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 22/12.
- Duy trì mọi nền nếp lớp cho tốt.
- Khắc phục các hạn chế đã nêu trên.
- Các tổ tiếp tục thi đua học tập, giữ vững nền nếp lớp.
- Thực hiện mặc đồng phục đúng quy định.
- Rèn toán cho em : Hùng, Minh
- Rèn chữ viết cho em : Hiệp, Quý
III. HS sinh hoạt văn nghệ:
......................................................................
Mĩ thuật
Tập nặn tạo dáng. Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật.
( GV chuyên dạy)
-------------------------------------------------------------------------
Toán
Tiết 77: Thực hành xem đồng hồ (trang 78)
A. Mục tiêu
-Biết xem đồng hồ ở thời điểm sáng, chiều, tối.
-Nhận biết số chỉ giờ lớn hơn 12 giờ: 17 giờ: 23 giờ...
-Nhận biết các hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian.
B. Đồ dùng dạy học:GV, HS: Có đồng hồ thực hành.
C. Hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS kể các giờ buổi sáng sáng, trưa, chiều, tối.
? Em thức dậy lúc mấy giờ và đi ngủ lúc mấy giờ.
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Thực hành
+ Bài 1: Đọc yêu cầu của bài
- Tranh 1:
- An đi học lúc 7 giờ sáng/
? Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng.
- Đồng hồ B
- H quay mô hình 7 giờ sáng.
- Thực hành
? 20 giờ còn gọi là mấy giờ.
- 8 giờ tối.
? 17 giờ còn gọi là mấy giờ.
- 5 giờ chiều.
+ Bài 2: Đọc câu hỏi dưới tranh 1.
- H đọc- quan sát.
+ Bài 3: Trò chơi: Thi quay kim đồng hồ.
- Hai đội chơi: G đọc, hai đội quay về
vị trí- đội nào đúng, nhanh được tính điểm.
3. Củng cố, dặn dò:
- Về tập xem giờ trên đồng hồ.
*********************
Chính tả (Tập chép)
Con chó nhà hàng xóm (trang 131)
A. Mục tiêu
B. Đồ dùng dạy học:
GV: Bảng phụ chép sẵn nội dung đoạn chép.
C.Hoạt động dạy học.
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
GVđọc, HS viết vở nháp: chim bay, nhảy, sai trái...
III. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài.
2.2 Hướng dẫn viết chính tả:
a, Ghi nhớ nội dung
- GV treo bảng phụ
- HS đọc.
? Đoạn văn kể về câu chuyện nào.
- Câu chuyện: Con chó nhà hàng xóm
b, Hướng dẫn trình bày
? Từ Bé nào là từ chỉ tên người, từ nào không phải.
- HS trả lời
c, Hướng dẫn từ khó.
- HS tự tìm: nuôi, quấn quýt,...
- Bảng con.
d, Chép bài.
- HS chép bài trên bảng.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập.
- Bài 2: Trò chơi: Thi nhanh các nhóm ghi vào giấy vần “uy/ui”
- Nhóm trưởng dán lên bảng.
- Đại diện nói nhanh
- Bài 3: Lựa chọn.
- Theo bàn: Bàn 1 câu a
Bàn 2 câu b
IV. Củng cố, dăn dò:
- Nhận xét giờ học
.................................................................................................................................
File đính kèm:
- Tuan 16.doc