I. Mục tiêu
-Luyện đọc bài : Bông hoa niềm vui .
- Học sinh thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng bài đọc. Nắm được nội dung của bài.
-Rèn kỉ năng đọc, đọc bài trôi chảy, rõ ràng.
II. Chuẩn bị : Sách, câu hỏi
5 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 2139 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 2 Tuần 13 Buổi chiều Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Ngày soạn : 27 tháng 11 năm 2009
Ngày dạy : Thứ 2 ngày 30 tháng 11 năm 2009
Tiếng Việt : LUYỆN ĐỌC : BÔNG HOA NIỀM VUI
I. Mục tiêu
-Luyện đọc bài : Bông hoa niềm vui .
- Học sinh thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung từng bài đọc. Nắm được nội dung của bài.
-Rèn kỉ năng đọc, đọc bài trôi chảy, rõ ràng.
II. Chuẩn bị : Sách, câu hỏi
III. Các hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ : 2 học sinh đọc bài : Bông hoa niềm vui
Giáo viên nhận xét- Ghi điểm
2. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề
a. Luyện đọc :
1Học sinh khá đọc toàn bài : Bông hoa niềm vui
Học sinh nối tiếp đọc từng câu- Gv chú ý luyện đọc đúng cho các em.
-Đọc từng đoạn trước lớp
- Đọc từng đoạn trong nhóm
Các nhóm thi đọc :
b. Tìm hiểu bài :
?Em nêu nội dung bài ?
? Em rút ra được bài học gì ?
3. Củng cố, dặn dò :
Giáo viên nhận xét tiết học.
Tuyên dương học sinh đọc tốt.
Về nhà luyện đọc lại bài và tập kể chuyện.
2 học sinh đọc bài
1 học sinh khá đọc
Học sinh đọc nối tiếp câu 2 lượt
4 học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn.
Các nhóm đọc từng đoạn : 5 phút
2-3 nhóm thi đọc, các nhóm khác nhận xét
Bạn học sinh trong bài rất hiếu thảo với cha mẹ.
Chúng em cần kính trọng, thương yêu, lễ phép... vơi cha mẹ.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
Toán: LUYỆN BẢNG 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ; GIẢI TOÁN
I. Yêu cầu
-Ôn luyện kiến thức đã học: 14 trừ đi 1 số; đặt tính; giải toán...
- Học sinh vận dụng làm tốt các bài tập.
- Rèn kỹ năng tính toán nhanh , cẩn thận, chính xác trong làm bài.
II. Chuẩn bị: Bảng, phấn, vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Học sinh lên bảng làm, lớp làm vở nháp
Giáo viên nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Bài 1: Tính nhẩm( HS nêu miệng)
14-5= ; 14-6= ;14-7= ; 14-8= ; 14-9=
Bài 2: Đặt tính rồi tính( HS làm bảng con)
34-6; 44-7; 54-9; 94-8; 84-9
Nhận xét, ghi điểm
Bài 3: Cô giáo có 24 quyển vở, cô phát cho học sinh 9 quyển vở. Hỏi cô còn lại bao nhiêu quyển vở?
-1-2 HS đọc bài toán rồi giải vào vở
1 HS lên bảng chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
Giáo viên chấm bài của tổ 2 nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
GV hệ thống nội dung tiết học
Nhận xét tiết học, dặn dò
2 học sinh làm
X+19=53 x-15=48
X =53-19 x =48+15
X =34 x =63
Học sinh nêu kết quả, lớp nhận xét:
14-5=9; 14-6= 8; 14-7=7; 14-8= 6;14-9=5
2 HS lên bảng
- - - - -
28 37 46 86 75
Bài giải
Số vở cô còn lại là:
24-9= 15( quyển vở)
Đáp số: 15 quyển vở
Học sinh lắng nghe.
Mỹ thuật: TẬP NẶN
Giáo viên bộ môn dạy
Hoạt động ngoài giờ lên lớp: GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
Tìm hiểu đường phố
I. Yêu cầu
-HS kể tên và mô tả đường phố nơi em ở, biết được sự khác nhau của đường phố, ngõ, ngã ba, ngã tư.
-Nhớ tên và nêu được đường phố nơi em ở, nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và đường không an toàn.
- Học sinh thực hiện đúng quy định đi trên đường phố.
II. Chuẩn bị: Tranh vẽ đường phố, biển báo
III.Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1: Kiểm tra và giới thiệu bài mới:
- Khi đi bộ trên đường em thường đi ở đâu để được an toàn?
- Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm đường phố nhà em( hoặc trường em)
Chia nhóm giao nhiệm vụ, mỗi nhóm thảo luận một tình huống:
- Hàng ngày đến trường em đi qua những đường nào?
- Trường chúng ta nằm trên đường nào?
- Đặc điểm của đường tới trường?
- Xe máy, ô tô, xe đạp... đilại trên đường nhiều hay ít?
- Khi đi trên những con đường đó, em cần chú ý điều gì?
KL: Các em cần nhớ đường nơi em ở và những đặc điểm đường em đi học. Khi đi trên đường phải cẩn thận, quan sát kỹ khi đi trên đường.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đương an toàn và đường chưa an toàn
Học sinh quan sát tranh và thảo luận
GV nhận xét và kết luận:
T1: Đường an toàn
T2: Đường an toàn
T3: Đường chưa an toàn
T4:Đường không an toàn
KL: Đường là nơi đi lại của mọi người, có
đường an toàn và cũng có đường không
an toàn. Vì vậy khi đi học, đi chơi các em
nên đi trên những co đường an toàn.
3. Củng cố, dặn dò:
Cần nhớ đi trên đường an toàn
Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường để tránh các loại xe đi trên đường.
Mỗi nhóm 4 học sinh
Học sinh kể, lớp và giáo viên nhận xét.
- Nằm trên đương quốc lộ 1
- Có ngã 3, ngã tư.
- Xe máy, ô tô... đi lại trên đường rất nhiều.
- Đi sát vào lề đường.
Học sinh ghi nhớ
Học sinh quan sát tranh và thảo luận
Lớp nhận xét bổ sung
Học sinh ghi nhớ
*****************************************************************************
Ngày soạn: 1 tháng 12 năm 2009
Ngày dạy: Thứ 6 ngày 4 tháng 12 năm2009
Âm nhạc: LÀM QUEN VỚI ĐÀN PHÍM ĐIỆN TỬ
Giáo viên bộ môn dạy
Tiếng Việt: TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TUẦN 13
I. Mục đích yêu cầu :
- Biết kể về gia đình của mình theo gợi ý cho trước ; Viết được một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu ) theo nội dung .
- Rèn kỹ năng nói, viết thành câu để có được một đoạn văn nói về ngươì thân của mình.
- Giáo dục học sinh luôn có tình cảm tốt đẹp về gia đình mình.
II. Chuẩn bị : Bảng viết gợi ý
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ :
- 1 -2 học sinh kể về gia đình mình
-GV nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới:
* Hướng dẫn luyện tập :
*Bài 1: Kể về gia đình em
-Nhắc học sinh kể về gia đình theo gợi ý chứ không phải trả lời theo các câu hỏi .
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ .
- Mời lần lượt học sinh nói về gia đình mình trước lớp .
- Nhận xét sửa câu, từ cho học sinh .
- Nhận xét tuyên dương những em nói tốt .
Bài 2 Viết.
-H viết vào vở.
-Gv theo dõi, hướng dẫn.
-Chấm 1/2 lớp, nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau
-H thực hiện theo yêu cầu
- Lắng nghe nhận xét bài bạn .
- Một em đọc đề bài .
-Tập nói trong nhóm 5 phút , tự chỉnh sửa cho nhau .
- Gia đình em có ba người . Ba em làm giáo viên , mẹ em cũng làm giáo viên . Em rất yêu quí gia đình của mình .
-Lần lượt từng em kể về gia đình của mình trước lớp .
- Viết bài vào vở ( dựa vào những điều đã nói ở bài tập 1 để viết thành đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về gia đình của mình )
- Chọn một số bài viết hay đọc trước lớp – lớp nhận xét .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Thể dục : BÀI 26
I. Mục đích yêu cầu : - Ôn điểm số 1-2,1-2. theo vòng tròn; ôn trò chơi: Bịt mắt bắt dê.
- Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động . – Giáo dục học sinh chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao.
II. Địa điểm phương tiện :- Sân bãi sạch sẽ đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi , khăn.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp phổ biến nội dung tiết học.
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát
- Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên 80m
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu 6-8 lần.
- Ôn bài thể dục phát triển chung 1 lần, mỗi động tác 2x8 nhịp theo đội hình vòng tròn . Giáo viên điều khiển.
2. Phần cơ bản:
- Điểm số 1-2;1-2 theo đội hình vòng tròn: 2 lần
- Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
GV hướng dẫn lại trò chơi. Học sinh chọn ra H làm dê, làm người đi tìm dê.
GV theo dõi, hướng dẫn thêm.
3.Phần kết thúc:
-Cúi người thả lỏng 5 - 6 lần
-Nhảy thả lỏng ( 6 - 10 lần )
- Trò chơi hồi tĩnh ( do giáo viên chọn )
-Giáo viên hệ thống bài học
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học .
-GV giao bài tập về nhà cho học sinh .
Học sinh lắng tai nghe
Học sinh làm theo hiệu lệnh
Cán sự điều khiển lớp tập bài thể dục phát triển chung
Lần 1: Cán sự điều khiển
Lần 2: Tổ trưởng điều khiển tổ mình tập
Học sinh tổ chức trò chơi và chơi, chú ý giữ trật tự.
Học sinh làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
File đính kèm:
- l2T13Chieu.doc