Giáo án Lớp 2 Tuần 12: Từ ngày 22/11 đến ngày 26/11/2004

I/ Đọc :

- Đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ: cây vú sữa, mỏi mắt, khản tiếng, xuất hiện, căng mịn, óng ánh, dỏ hoe, xòe cành, vỗ về .

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết phân biệt lời kể với lời các nhân vật.

II/ Hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ : vùng vằn, la cà, mỏi mắt chờ mong, lá đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con, cây xòa cành ôm cậu.

- Hiểu nội dung của bài : Truyện cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.

 

doc32 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 967 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 12: Từ ngày 22/11 đến ngày 26/11/2004, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Địa điểm : Sân trường dọn vệ sinh sạch sẽ. Dụng cụ : 1 còi C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt đông học I/ PHẦN MỞ ĐẦU: + GV phổ biến nội dung giờ học. + Yêu cầu HS ra sân tập theo 5 hàng dọc. + Nghỉ, nghiêm, đứng tại chỗ vỗ tay và hát. + Giậm chân tại chỗ đếm to theo nhịp @ Ôn đi đều theo 5 hàng dọc + Cho từng tổ tập luyện . @ Trò chơi: Nhóm ba, nhóm bảy + HS lắng nghe. + Tập hợp thành 5 hàng dọc. + Thực hiện theo yêu cầu của GV + Cả lớp cùng thực hiện + Từng tổ tập luyện theo nhịp hô của tổ trưởng + Cả lớp cùng chơi như tiết trước II/ PHẦN CƠ BẢN: Kiểm tra đi đều Nội dung kiểm tra: Mỗi HS thực hiện đi đều và đứng lại ( Lần 2 : đi và đều) Phương pháp kiểm tra: HS đứng theo đội hình hàng ngang. Tổ nào đến lượt kiểm tra lên đứng theo 1 hàng dọc. ( cách 4 – 5 m). GV dùng khẩu lệnh để điều khiển HS đi đều treong khoản 8 – 10 m. Hô đứng lại, đứng . Tiếp theo hô : bên trái quay và sau đó điều khiển HS đi 1 lượt rồi về sau đó cho HS quay mặt về phía các bạn để GV cùng HS nhận xét. Cách đánh giá: + Hoàn thành : Thực hiện đi đều đúng, đúng nhịp, có thể chưa đều, đẹp và động tác đứng lại đúng kĩ thuật. + Chưa hoàn thành : Đi cùng chân cùng tay hoặc đi không đúng nhịp III/ PHẦN KẾT THÚC : + Cúi người thả lỏng, nhảy thả lỏng. + GV công bố phần đánh giá từng HS + GV nhận xét chung giờ kiểm tra. + Dặn HS về nhà tập luyện và chuẩn bị tiết sau, nhớ đi đều mỗi ngày vào buổi sáng. + HS thực hiện dưới sự giám sát của GV. + Lắng nghe + Nghe để thực hiện. ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ Thứ sáu, ngày 26 tháng 11 năm 2004. TOÁN : LUYỆN TẬP A/ MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố về : Các phép trừ có nhớ dạng : 13 – 5 ; 33 – 5 ; 53 – 15. Giải bài toán có lời văn ( toán đơn giản bằng một phép tính trừ). Bài toán trắc nghiệm có 4 lựa chọn. B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Đồ dùng phục vụ trò chơi. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC : + 2 HS đọc bảng trừ 53 trừ đi một số. + 2 HS thực hiện 2 phép tính. + 1 HS làm bài tìm x + Cả lớp thực hiện bảng con + Chấm 1 số vở của HS làm ở nhà. Nhận xét ghi điểm từng HS, nhận xét chung. II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng. 2/ Hướng dẫn luyện tập: Bài 1 : + Yêu cầu HS tự nhẩm và nêu kết quả. + Nhận xét Bài 2: + Gọi HS nêu yêu cầu của bài và hỏi: + Khi đặt tính phải chú ý điều gì ? + Yêu cầu 3 HS lên bảng trình bày, mỗi HS làm 2 con tính, cả lớp làm vào vở. + Yêu cầu nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính : 33 – 8 ; 63 – 35 ; 83 – 27. Bài 3 : + Yêu cầu HS tự làm bài. + Yêu cầu so sánh 4 + 9 và 13 + Yêu cầu so sánh 33 – 4 – 9 và 33 – 13 Kết luận: Vì 4 + 9 = 13 nên 33 – 4 – 9 bằng 33 – 13 ( trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng + Hỏi tương tự với các trường hợp khác Bài 4 + Gọi HS đọc đề bài + Phát cho nghĩa là thế nào ? + Muốn biết còn lại bao nhiêu ta phải làm gì? + Yêu cầu trình bày bài giải vào vở. Gọi 1 HS lên bảng chữa bài Bài 5 : + Gọi 1 HS nêu yêu cầu của đề + Yêu cầu HS tự làm bài rồi chữa bài. + 2 HS đọc + Đặt tính rồi tính: 63 – 47 ; 83 – 38 + 35 + x = 83 + 53 – 17 Nhắc lại tựa bài + Làm bài, sau đó nối tiếp nhau theo bàn đọc kết quả từng phép tính. + Đặt tính rồi tính. + Sao cho các số cùng hàng đơn vị thẳng cột với nhau. 33 63 83 - 8 - 35 - 27 25 28 56 + Làm bài và thông báo kết quả. + Ta có 4 + 9 = 13 + Có cùng kết quả là 20. + Đọc đề bài. + Nghĩa là bớt đi, lấy đi. + Thực hiện phép tính 63 – 48 + Làm bài vào vở Bài giải : Số quyển vở còn lại là: 63 – 48 = 15 ( quyển) Đáp số : 15 quyển + Đọc đầu bài. + Làm bài và nhận xét III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: Nếu còn thời gian, Gv tổ chức cho HS chơi trò chơi : Kiến tha mồi. Chuẩn bị: Một số mảnh bìa có ghi các phép tính chưa có kết quả. Chẳng hạn: 73 - 5 13 - 6 24 48 Cách chơi : Gọi đại diện các nhóm chọn mỗi nhóm 2 bạn thi tha mồi nhanh ( điền kết quả đúng vào từng phép tính. Nhóm nào thực hiện nhanh và đúng thì nhóm đó thắng. Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tốt để học tiết sau. GV nhận xét tiết học. ;;;¥;;; LUYỆN TỪ VÀ CÂU : MỞ RỘNG VỐN TỪ – TỪ NGỮ VỀ VỀ TÌNH CẢM ; DẤU PHẨY A/ MỤC TIÊU : Mở rộng vốn từ về tình cản cho học sinh. Biết cách đặt câu theo mẫu: Ai ( cái gì, con gì) làm gì ? Biết cách đặt dấu phẩy ngăn cách giữa các bộ phận cùng làm chủ ngữ trong câu. Nhìn tranh nói về hoạt động của người trong tranh. B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2 ; 4. Tranh minh họa bài tập 3. C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC : + Gọi HS lên bảng yêu cầu nêu tên một số đồ dùng trong gia đình và tác dụng của chúng. + Nêu các việc nhà bạn nhỏ đã giúp ông ? + Nhận xét ghi điểm. II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI: 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng. 2/ Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Gọi Hs đọc đề + Yêu cầu HS đọc mẫu. + Yêu cầu suy nghĩ và đọc to các từ tìm được. Khi GV đọc, HS ghi nhanh lên bảng. + Yêu cầu cả lớp đọc các từ vừa tìm được Bài 2 : + Treo bảng phụ và yêu cầu HS đọc đề + Tổ chức cho HS làm từng câu, mỗi câu cho nhiều Hs phát biểu, nhận xét chỉnh sửa. + Yêu cầu HS làm vào vở. Bài 3 : + Treo tranh minh họa và yêu cầu HS đọc đề + Hướng dẫn: Quan sát kĩ tranh xem mẹ đang làm việc gì, em bé đang làm gì, bé gái làm gì và nói lên hoạt động của từng người. + Nhận xét sửa sai Bài 4 : + Gọi 1 HS đọc đề bài và các câu văn . + Cho HS Hoạt động nhóm( 6 nhóm) 2 nhóm 1 nội dung a/ Nhóm 1 và 2 b/ Nhóm 3 và 4 c/ Nhóm 5 và 6. + Cho thảo luận nhóm sau đó gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhận xét sữa chữa. + 3 HS nêu và nhận xét. + 1 HS nêu và nhận xét. Nhắc lại tựa bài. HS đọc đề. + yêu mến, quý mến. + Nối tiếp nhau đọc các từ ghép được. ( Mỗi Hs đọc 1 từ) + Lời giải: Yêu thương, thương yêu, yêu mến, mếm yêu, kính yêu, kính mến,yêu quý, quý mến, mến thương, thương mến. + Đọc đề bài + Mỗi HS nêu 1 câu và nhiều HS được nêu + Làm vào vở, 1 số HS đọc bài của mình.Vdụ: a/ Cháu kính mến ông bà. b/ Con kính yêu cha mẹ. c/ Em mến yêu anh chị + Nhìn tranh, nói 2 đến 3 câu về hoạt động của mẹ và con. + Nhiều HS nói. Chẳng hạn: Mẹ đang bế em bé. Em bé ngủ trong lòng mẹ. Mẹ vừa bế em vừa xem bài kiểm tra của con gái. Con gái khoe với mẹ bài kiểm tra được 10 điểm. Mẹ rất vui. Mẹ khen con gái giỏi quá. + Đọc yêu cầu. + Các nhóm thảo luận theo nội dung yêu cầu, sau đó nhóm này báo cáo, nhóm kia nhận xét a/ Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng. b/ Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn. c/ Giày dép, mũ nón được để đúng chỗ. III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ : Tổ chức cho các nhóm thi đua nhìn tranh vàđặt câu theo mẫu : Ai ( cái gì, con gì) làm gì ? Mỗi nhóm 1 tranh. Tranh 1: Vẽ cô giáo. Tranh 2: Vẽ Lớp 2A. Tranh 3: Vẽ vườn cây. Tranh 4: Vẽ cổng trường và sân trường. Dặn HS về học bài và làm bài, chuẩn bị cho tiết sau. GV nhận xét tiết học. ;;;¥;;; TẬP LÀM VĂN : GỌI ĐIỆN A/ MỤC TIÊU : Đọc và hiểu bài gọi điện. Biết và nhớ một số thao tác khi gọi điện. Trả lời các câu hòi về các việc cần làm và cách giao tiếp khi gọi điện thoại. Viết được 4 đến 5 câu trao đổi qua điện thoại theo tình huống giao tiếp cụ thể. B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Máy điện thoại ( 2 cái). C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU : Hoạt động dạy Hoạt động học I/ KTBC : + Gọi 3 HS lên bảng đọc bức thư hỏi thăm ông bà( bài 3 – tuần II) + Nhận xét ghi điểm. II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI : 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng. 2/ Hướng dẫn làm bài: Bài 1 : + Gọi HS đọc bài: Gọi điện. + Yêu cầu HS làm miệng ý a. ( 1 HS làm, cả lớp nhận xét. + Yêu cầu HS khác làm tiếp ý b. + Đọc câu hỏi ý c và yêu cầu trả lời. + Nhắc nhở cho HS ghi nhớ cách gọi điện Bài 2 : + Gọi HS đọc yêu cầu. + Gọi 1 HS khác đọc tình huống a. + Hỏi: Khi bạn em gọi điện đến, bạn có thể nói gì ? + Hỏi tiếp: Nếu em đồng ý, em sẽ nói gì và hẹn ngày giờ thế nào với bạn? Tiến hành tương tự với ý b. Chú ý nhắc HS từ chối khéo để bạn không phật ý. + Yêu cầu viết vào vở, sau đó gọi 1 số HS đọc bài làm. + Chấm 1 số bài của HS. + 3 HS lần lượt thực hiện. Nhắc lại tựa bài. + 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. + Thứ tự các việc lhải làm khi gọi điện là: a/ Tìm số máy của bạn trong sổ. b/ Nhấc ống nghe lên. c/ Nhấn số. + Ý nghĩa của các tín hiệu: a/Tút ngắn liên tục là máy bận. b/ Tút dài, ngắt quãng là máy chưa có người nhấc không có ai ở nhà. + Em cần giới thiệu tên, quan hệ với bạn( là bạn) và xin phép bác sao cho lễ phép, lịch sự. + HS lắng nghe. + HS đọc + Đọc tình huống a. + Cho HS thực hành. + Tiếp tục thực hành và nhận xét. HS tiếp tục thực hành. + Làm bài vào vở và đọc bài trước lớp. III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ : Nhắc HS ghi nhớ các điều cần chú ý khi gọi điện thoại. Dặn HS chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học. ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩ

File đính kèm:

  • docGA LOP 2 TUAN 12.doc
Giáo án liên quan