Giáo án Lớp 2 Tuần 11+12 - Lan

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; bước đầu biết đọc bài văn với giọng kể nhẹ nhàng.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: rau cháo nuôi nhau, đầm ấm, màu nhiệm, hiếu thảo.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi tình cảm bà cháu quý hơn vàng bạc, châu báu.

II. Đồ dung dạy học:

- Tranh minh hoạ (SGK).

 

doc56 trang | Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1141 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 11+12 - Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iệu cụm từ ứng dụng. - 2 HS đọc Kề vai sát cánh. - Cụm từ muốn nói điều gì ? - Chỉ sự đoàn kết bên nhau để gánh vác một việc. + Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét. ? Những chữ cái nào cao 2, 5 li ? - Chữ k, h. ? Chữ nào cao 1,5 li ? - Chữ t. ? Chữ nào cao 1,25 li ? - Chữ s. ? Chữ cái còn lại cao mấy li ? - Cao 1 li. ? Cách đặt dấu thanh ở các chữ ? - Dấu huyền đặt trên ê trong chữ "kề", dấu sắc đặt trên a ở chữ "sát" và chữ "cánh". + Hướng dẫn viết chữ Kề. - HS tập viết chữ Kề vào bảng con. - GV nhận xét HS viết bảng con. Hoạt động 3: HS viết vở tập viết: - GV nêu yêu cầu viết. - HS viết vở. - 1 dòng chữ K cỡ nhỏ. - 1 dòng chữ K cỡ vừa. - GV theo dõi HS viết bài. - 1 dòng chữ Kề cỡ nhỏ. - GV chấm một số bài, nhận xét. 3. Củng cố - Dặn dò: - Về nhà luyện viết. - Lắng nghe và thực hiện. - Nhận xét chung tiết học. Tự nhiên và xã hội (12): ĐỒ DÙNG TRONG GIA ĐÌNH. I Mục tiêu: - Kể tên một số đồ dùng của gia đình mình. - Biết phân loại một số đồ dùng trong gia đình theo vật liệu làm ra chúng : bằng gỗ, nhựa, sắt,... - Biết cách giữ gìn và xếp đặt một số đồ dùng trong nhà gọn gàng, ngăn nắp. II Đồ dùng: - Hình vẽ SGK, một số đồ chơi, phiếu bài tập. III Các hoạt động dạy học : 1 Kiểm tra: - ở nhà em thường làm công việc gì để giúp bố mẹ ? 2 Bài mới: Hoạt động 1: Làm việc với SGK theo cặp. - HS trả lời. * Mục tiêu : - Kể tên và nêu công dụng của một số đồ dùng thông thường trong nhà. - Biết phân loại các đồ dùng theo vật liệu làm ra chúng. * Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo cặp. ? Kể tên những đồ dùng có trong từng hình. ? Chúng được dùng để làm gì ? + Bước 2: Làm việc cả lớp. - Đồ dùng nào HS không biết GV hướng dẫn giải thích công dụng của chúng. + Bước 3: Làm việc theo nhóm. - GV phát phiếu bài tập: Những đồ dùng gia đình. - Quan sát H1, H2, H3 trong SGK. - HS chỉ, nói tên và công dụng của từng đồ dùng được vẽ trong SGK. + Đại diện nhóm trình bày. - HS khác bổ sung. - HS làm việc theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm mình. GVKL : - Mỗi gia đình đều có những đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. - Tuỳ theo nhu cầu và điều kiện kinh tế nên đồ dùng của mỗi gia đình cũng có sự khác biệt. Hoạt động 2: Thảo luận về: Bảo quản, giữ gìn một số đồ dùng trong gia đình. * Mục tiêu : - Biết cách sử dụng và bảo quản một số đồ dùng trong gia đình. - Có ý thức cẩn thận, gọn gàng, ngăn nắp (đặc biệt khi sử dụng một số đồ dùng dễ vỡ). * Cách tiến hành: + Bước 1: Làm việc theo cặp. ? Các bạn trong từng hình đang làm gì ? ? Việc làm của các bạn đó có tác dụng gì ? ? Muốn sử dụng các đồ dùng bằng gỗ bền đẹp ta cần lưu ý điều gì ? ? Khi dùng hoặc rửa, dọn bát phải chú ý điều gì ? ? Đối với bàn ghế, giường tủ trong nhà chúng ta phải giữ gìn như thế nào ? ? Phải chú ý điều gì khi dùng đồ điện ? + Bước 2 : Làm việc cả lớp. - HS quan sát H4, H5, H6 SGK trang 27. - HS thảo luận theo cặp. + Đại diện một số nhóm trình bày. - Các nhóm khác bổ sung. * GVKL: Muốn đồ dùng bền đẹp ta phải biết cách bảo quản và lau chùi thường xuyên, đặc biệt khi dùng xong phải xếp đặt ngăn nắp. Đối với đồ dùng dễ vỡ khi sử dụng cần chú ý nhẹ nhàng, cẩn thận. 3. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét chung giờ học. - Dặn HS học bài. Thứ sáu ngày 16 tháng 11 năm 2011. Toán (60): LUYỆN TẬP. I. Mục tiêu: - Thuộc bảng 13 trừ đi một số. - Thực hiện được phép trừ dạng 33 - 5, 53 - 15. - Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 - 15. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp ghi nội dung các bài tập. - SGK, vở, bảng con. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Thực hiện phép tính: 53 - 25, 63 - 8. - Nhận xét, cho điểm. - 2 HS. 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài, ghi bảng. * Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Tính nhẩm: - Yêu cầu HS làm bài. - HS nêu yêu cầu. - HS làm SGK. - Nêu kết quả nối tiếp. 13 - 4 = 9 12 - 7 = 5 13 - 5 = 8 12 - 8 = 4 - Nhận xét. 13 - 6 = 7 12 - 9 = 3 Bài 2: - Nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài. - Nêu cách đặt tính ? - Nêu cách tính ? - Lớp làm vào bảng con. - 1 số HS lên bảng chữa. Bài 3: Tính (hskg). - HS làm SGK. - Gọi 1 số HS lên bảng. - Nhận xét, chữa bài đúng. 33 - 9 - 4 = 20 63 - 7 - 6 = 50 33 - 13 = 20 63 - 13 = 50 Bài 4: + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Yêu cầu HS làm bài. - 1 HS đọc đề bài. - HS nêu. Bài giải: Cô giáo còn lại số quyển vở là: 63 - 48 = 15 (quyển vở) - Chấm một số bài, nhận xét. Đáp số: 15 quyển vở. Bài 5: (hskg). - 1 HS đọc yêu cầu. -Yêu cầu HS thực hiện phép tính. - Trừ, đối chiếu kết quả với từng câu trả lời, chọn ra câu trả lời đúng. - Thực hiện tính. - Đối chiếu kết quả. - Khoanh vào chữ C (17). 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học, nhắc HS ôn bài. - Lắng nghe và thực hiện Chính tả (24): Tập chép: MẸ. I. Mục đích yêu cầu: - Chép chính xác bài chính tả; biết trình bày đúng các dòng thơ lục bát. - Làm đúng các bài tập phân biệt iê / yê / ya, gi / r (hoặc thanh hỏi / thanh ngã). - GDHS ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết bài chính tả, bài tập 2. - Sgk, vở. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Yêu cầu HS viết: con nghé, suy nghĩ. - Nhận xét, cho điểm. - 1 HS viết bảng lớp, lớp viết bảng con. 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: nêu MĐYC của bài. * Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép: - GV đọc bài tập chép. - 2 HS đọc. ? Người mẹ được so sánh với những hình ảnh nào ? - Những ngôi sao trên bầu trời, ngọn gió mát. ? Đếm và nhận xét số chữ của các dòng thơ trong bài chính tả ? - Bài thơ viết theo thể lục bát cứ một dòng 6 chữ tiếp một dòng 8 chữ. ? Nêu cách viết những chữ đầu mỗi dòng thơ ? - Luyện viết một số từ khó: - Viết hoa chữ cái đầu. Chữ đầu dòng 6 tiếng lùi vào một ô so với chữ bắt đầu dòng 8 tiếng. - lời ru, quạt, bàn tay, ngoài kia, chẳng bằng, giấc tròn, ngọn gió, suốt đời. - Cho HS chép bài. - HS chép bài vào vở. - Chấm 5 - 7 bài, nhận xét. Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập: Bài 2: - Yêu cầu HS làm bài. - Gọi HS chữa bài. - 1 HS nêu yêu cầu. - 2 HS làm bảng lớp. Lời giải: - GV nhận xét. Đêm đã khuya. Bốn bề yên tĩnh. Ve đã lặng yên vì mệt và gió cũng thôi trò chuyện cùng cây. Nhưng từ gian nhà nhỏ vẫn vẳng ra tiếng võng kẽo kẹt, tiếng mẹ ru con . Bài 3a. - 2 HS nhìn bảng đọc. - Yêu cầu HS làm bài. - Nêu nối tiếp: a. Những tiếng bắt đầu bằng gi: gió, giấc. Những tiếng bắt đầu bằng r: rồi, ru. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét chung giờ học. - Lắng nghe và thực hiện. - Nhắc HS luyện viết, chuẩn bị bài sau. Thủ công (12): ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GẤP HÌNH (Tiếp) I. Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức, kỹ năng gấp hình đã học. - Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi. - Gấp được ít nhất hai hình để làm đồ chơi. Hình gấp cân đối (hskg). II. Chuẩn bị: - GV: Các mẫu gấp của bài 1, 2, 3. - HS : Giấy thủ công. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài, ghi bảng. * Nội dung: Hoạt động 1: Củng cố cách gấp hình: - Kể tên các bài đã học ? - Gấp tên lửa. - Gấp máy bay phản lực. - Gấp máy bay đuôi rời. - Gấp thuyền phẳng đáy không mui. - Gấp thuyền phẳng đáy có mui. - Nêu lại quy trình các bước gấp của từng bài trên. - HS trình bày. Hoạt động 2: Thực hành: - Cho HS gấp lại các bài đã học. - HS thực hành. - GV quan sát hướng dẫn một số em còn lúng túng. Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm: - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - Nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS. - Nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả - Các nhóm trưng bày sản phẩm. - Giới thiệu về sản phảm của nhóm mình. học tập của học sinh. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Nhắc HS chuẩn bị cho giờ học sau. Tập làm văn (12): ÔN BÀI TẬP LÀM VĂN TUẦN 10 + 11. I. Mục đích yêu cầu: - Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về ông bà hoặc người thân (bài 2 trang 85). - Viết được một bức bưu thiếp ngắn thăm hỏi ông bà khi em biết tin quê nhà bị bão (bài 3 trang 94 sách giáo khoa). II. Đồ dùng dạy học: SGK, vở. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài, ghi bảng. * Nội dung: Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 2 (85): Viết đoạn văn ngắn kể về ông, bà hoặc một người thân của em. - Yêu cầu HS nêu người thân mình định kể. - Cho HS viết bài. - GV bao quát lớp, hướng dẫn HS còn túng lúng chưa viết được. - Gọi HS đọc bài viết. - GV nhận xét, sửa sai cho HS, chấm điểm những bài viết tốt. - GV đọc cho HS nghe một vài đoạn văn mẫu. Bài 3 (94): Được tin quê em bị bão, bố mẹ em về thăm ông bà. Em hãy viết một bức thư ngắn (giống như viết bưu thiếp) thăm hỏi ông bà. - GV nhận xét, đánh giá điểm. - Khen những HS viết bài tốt. - Đọc cho HS nghe bài văn mẫu. 3. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà hoàn thành bài viết, chuẩn bị bài sau. - HS đọc bài tập. - HS nối tiếp nêu. - Viết bài. - Nối tiếp nhau đọc bài viết. - Lớp nghe, nhận xét bài của bạn. - HS lắng nghe. - HS đọc bài tập. - Viết bài. - Nối tiếp đọc bài. - Lớp nhận xét, chữa bài cho bạn. - HS lắng nghe và thực hiện. Giáo dục tập thể SƠ KẾT TUẦN ATGT: Bài 6 (Giáo án soạn riêng) I. Mục tiêu: - Học sinh nắm được những ưu điểm và những nhược điểm cần khắc phục trong tuần - Có ý thức vươn lên trong học tập, ý thức giúp đỡ bạn cùng tiến bộ II. Chuẩn bị: - GV tổng kết thi đua của các tổ. Báo nhi đồng, một số tiết mục văn nghệ III. Các hoạt động và dạy: 1.Tổ chức 2.Tiến hành: * GV nhận xét tình hình lớp trong tuần: ( Ghi trong sổ chủ nhiệm) * Giáo viên chốt lại phần kiểm điểm nổi bật, những vấn đề quan tâm * Đề ra phương hướng biện pháp cho tuần sau: ( Sổ chủ nhiệm) * Sinh hoạt sao theo chủ điểm: Con ngoan ( Phụ trách sao hướng dẫn) * Hoạt động nối tiếp - Nhận xét giờ sinh hoạt- Nhắc nhở - Hát - Cả lớp lắng nghe - Nhận xét, bổ xung ý kiến - Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân - Học sinh phát biểu - Hát, múa, kể chuyện, ... - Chơi trò chơi - Lắng nghe, thực hiện

File đính kèm:

  • docTUAN11+12.doc
Giáo án liên quan