1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trươn cả bài .Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, quyển nguệch ngoạc,.
-Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
–Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật
2.Rèn KN đọc –hiểu:
-Hiểu nghĩa những từ mới.
- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:” Có công mài sắt, có ngày nên kim”
- Rút được lời khuyên từ câu chuyện:Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công
82 trang |
Chia sẻ: lantls | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Giáo án Lớp 2 Tuần 1 - Trịnh Thị Hương Trường tiểu học Z111, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BT . GV yêu cầu HS nêu miệng kết quả và ghi kết quả vào bảng phụ .
KL: Rèn KN làm tính cộng nhẩm và viết
*HĐ2: Củng cố về giải toán , tìm tổng độ dài 2 đoạn thẳng
BT4: 1 học sinh K,G đọc to đề bài toán
- GV hướng dẫn để học sinh nêu cách giải ( HS khá : 19 +11 )
- 1 học sinh G lên bảng làm bài . Lớp làm bài vào VBT ( GV giúp đỡ HS yếu )
-GV nhận xét chữa bài .
BT5 : 1 học sinh đọc yêu cầu và các câu hỏi .
- HS tự trả lời vào VBT. GV gọi học sinh nêu miệng kết quả ( Đoạn thẳng AO dài 6 cm, OB dài 4 cm , AB dài 10 cm hoặc 1 dm )
KL: Ôn tập về giải toán và tìm tổng đọ dài 2 đoạn thẳng .
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét , hệ thống lại ND tiết học . Dặn HS : về nhà ôn bài ; chuẩn bị bài:
9 cộng với một số 9 + 5
Thủ công
Gấp máy bay phản lực (tiết 1)
I / Mục tiêu
-HS biết cách gấp máy bay phản lực
-Gấp được máy bay phản lực
- HS có hứng thú gấp hình .
II / Đồ dùng dạy học :
GV : Mẫu máy bay phản lực gấp sẵn , quy trình gấp có hình vẽ minh hoạ cho từng bước .
HS :Giấy thủ công ,kéo
III / Các hoạt động dạy học
1 . Bài cũ: Nêu các bước để gấp tên lửa?
2. Bài mới: GTB (bằng lời )
* HĐ1 : HD quan sát và nhận xét
GV giới thiệu mẫu gấp máy bay phản lực . HS nhận xét về hình dáng,các phần của máy bay phản lực .
-Yêu cầu học sinh so sánh mẫu gấp máy bay phản lực và mẫu gấp tên lửa (đã học ở bài 1).
* HĐ2 : HD mẫu
+ Bước 1 ; Gấp tạo mũi,thân ,cánh máy bay phản lực
GV treo tranh HD quy trình gấp và làm các thao tác mẫu :
- Gấp đôi tờ giấy theo chiều dài để lấy đường dấu giữa (H1) .Mở tờ giấy ra gấp theo đường dấu gấp ở H1 được H2.
- Gấp toàn bộ phần trên theo đường dấu gấp được H3.
HD gấp tiếp H4,5,6 như SGK thực hành thủ công .
+ Bước 2 : Tạo máy bay phản lực và sử dụng
GV hướng dẫn như H7 và H8 SGK thực hành thủ công .
- 1 hoặc 2 học sinh K,G thực hiện lại các thao tác gấp máy bay phản lực .
- GV nhận xét sửa sai
- Cho học sinh tập làm máy bay phản lực bằng giấy nháp.
- GV quan sát uốn nắn .
3. Củng cố dặn dò : 1 học sinh K,G nhắc lại quy trình gấp máy bay phản lực
Dặn học sinh : Về nhà thực hành gấp máy bay phản lực .
Tự nhiên xã hội
hệ cơ
I / Mục tiêu :
Sau bài học học sinh có thể:
- Chỉ và nói được tên một số cơ của cơ thể :
- Biết được rằng cơ có thể co và duỗi , nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được ;
- Có ý thức tập thể dục thường xuyên để cơ được thăn chắc .
II / Đồ dùng dạy học :
-GV : Tranh vẽ hệ cơ
-HS : Xem trước bài
III / Các hoạt động dạy học .
1. Bài củ: Kể tên một số xương của cơ thể ?
2. Bài mới : GTB : Liên hệ từ bài cũ
* HĐ1 : Quan sát hệ cơ .
+Mụctiêu : Nhận biết và gọi tên một số cơ của cơ thể
-Bước 1:Làm việc theo cặp
HSn quan sát tranh vẽ trong SGK ,trao đổi trả lời câu hỏi : Chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể?
- Bước 2 : Làm việc cả lớp
GV treo tranh ,đại diện các nhóm lên chỉ và nói tên một số cơ của cơ thể .
GV nhận xét bổ sung.
KL : Trong cơ thể chúng ta có rất nhiều cơ . Các cơ bao phủ toàn bộ cơ thể làm cho mỗi người có một khuôn mặt và hình dáng nhất định . Nhờ có cơ bám vào xương…
*HĐ2: Thực hành co và duỗi tay
+ Mục tiêu : Biết được cơ thể co và duỗi, nhờ đó mà các bộ phận của cơ thể cử động được .
- Bước 1 : Làm việc cá nhân .
GV yêu cầu từng học sinh QS hình 2 SGK , làm động tác giống hình vẽ
-Bước 2 : Làm việc cả lớp
Lần lượt từng học sinh lên thực hành trước lớp . HS nói về sự thay đổi của bắp cơ khi co và duỗi.
KL : Khi cơ co , cơ sẽ ngắn hơn và chắc hơn . Khi cơ duỗi , cơ sẽ dài hơn và mềm hơn. Nhờ có sự co và duỗi của cơ mà các bộ phận của cơ thể có thể cử động được .
*HĐ3: Thảo luận : Làm gì để cơ được săn chắc
+ Mục tiêu : Biết được vận động và tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp cho cơ được săn chắc .
- GV nêu câu hỏi : Chúng ta nên làm gì để cơ được săn chắc ?
HS phát biểu theo ý kiến riêng của mình .
GV chốt lại : Các em nên ăn uống đầy đủ , tập thể dục , rèn luyện thân thể hàng ngày để cơ thể được săn chắc .
3. Củng cố dặn dò : 1 học sinh K,G nêu lại các viêc cần làm để có cơ săn chắc .
GV nhận xét ,hệ thống nội dung bài học
Dặn dò : Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau
Thứ sáu ngày 28 tháng 9 năm 2007
Tập làm văn
Sắp xếp câu trong bài.lập danh sách học sinh
I / Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kĩ năng nghe và nói
- Biết sắp xếp lại bức tranh đúng trình tự câu chuyện Gọi bạn . Dựa vào tranh ,kể lại được nội dung câu chuyện .
-Biết sắp xếp các câu trong một bài theo đúng trình tự diễn biến.
2. Rèn kĩ năng viết : Biết vận dụng kiến thức đã học để lập danh sách một nhóm 3 đến 5 học sinh trong tổ học tập theo mẫu .
II / Đồ dùng dạy học
-GV : Tranh minh hoạ BT1 trong SGK.Bút dạ và một số giấy khổ to dùng cho BT3
-HS : VBT
III / Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ :GV gọi 2 học sinh đọc bảng tự thuật đã viết (tuần 2)
GV cùng học sinh củng cố về cách viết tự thuật
2. Bài mới : GTB
* HĐ1 : HD làm bài tập
+BT1 ( làm miệng)
1 học sinh G đọc và xác định rõ 2 yâu cầu của bài:
-Sắp xếp lại thứ tự 4 tranh minh hoạ bài thơ gọi bạn đã học .
-Dựa theo ND 4 tranh (đã xếp đúng) ,kể lại câu chuyện .
+ GV HD học sinh thực hiện yêu cầu sắp xếp thứ tự tranh:
- HS tự quan sát tranh và ghi thứ tự vào VBT (GV giúp đỡ HS yếu)
- 2,3 HS trình bày kết quả trước lớp. GV và lớp nhận xét ,nêu lời giải đúng( Thứ tự đúng của các tranh : 1- 4 – 3 - 2).
+ GV HD học sinh thực hiện yêu cầu kể lại chuyện theo tranh:
-1 HS giỏi kể mẫu , lớp theo dõi .
- HS tập kể câu chuyện theo nhóm 4: Mỗi HS trong nhóm tiếp nối nhau kể 1 tranh.
-Đại diện các nhóm thi kể trước lớp .
- GV và học sinh nhận xét bình chọn bạn kể hay nhất .
+ BT2 : (miệng )
- 1 học sinh đọc yêu cầu của bài .
GV gợi ý : Các em phải đọc kĩ từng câu văn ,suy nghĩ ,Sắp xếp lại các câu cho đúng thứ tự các sự việc xảy ra,ghi thứ tự đúng vào VBT.
- HS trao đổi theo cặp và sắp xếp thứ tự các câu theo diễn biến ND câu chuyện.
- Đại diện các nhóm trình bàt kết quả .
-GV nhận xét chốt đáp án đúng ( b,d,a,c).1HS đọc lại câu chuyện theo thứ tự đúng.
+BT3: 1 học sinh đọc to đề bài và mẫu trong SGK
-1HS K,G làm mẫu . HS làm bài cá nhân vào VBT (GV giúp đỡ HS yếu)
- 3,4 HS đọc bài làm trước lớp . GV và lớp nhận xét
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét hệ thống lại ND tiết học.Dặn học sinh về nhà ôn lại bài.
Toán
9 cộng với một số : 9 + 5
I/ Mục tiêu
Giúp học sinh :
- Biết cách thực hiện phép cộng dạng 9 + 5, từ đó thành lập và học thuộc các công thức 9 cộng với một số (cộng qua 10)
- Chuẩn bị cơ sở để thực hiện các phép cộng dạng 29 + 5; 49 + 25
II/ Đồ dùng dạy học
GV : 20 que tính , bảng cài
HS : 20 que tính
III/ Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ: HS đặt tính và tính : 24 +16 ; 36 + 54
2. Bài mới : *GTB : Trực tiếp
*HĐ1: Giới thiệu phép cộng 9 +5
+ GV nêu bài toán : Có 9 que tính , thêm 5 que tính nữa . Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính ?
- HD học sinh thực hiện trên que tính tìm ra kết quả ( Có tất cả 14 que tính )
- GV yêu cầu HS nêu cách tìm ra kết quả bằng nhiều cách khác nhau . Chẳng hạn : + Đếm các que tính được 14 que / Gộp 9 que tính với 1 que tính được 10 que tính, 10 que tính với 4 que rời là 14 que tính…
+ GV hướng dẫn trên bảng cài :
- Bước1: GV nêu bài toán (như trên) . Làm các thao tác : gài 9 que tính,viết số 9 vào cột đơn vị ; gài 5 que tính , viết 5 vào cột đơn vị dưới 9.
GV nêu phép tính : 9 + 5 =…
- Bước 2 : Thực hiện trên que tính
Gộp 9 que tính ở hàng trên với 1 que tính ở hàng dưới được 10 que tính (GVbó thành 1bó).1 chục que tính với 4 que tính còn lại là 14 que tính .
GV kết luận : Vậy 9 + 5 =14 ( GV viết 14 vào chỗ chấm ở bước 1)
- Cho HS nhắc lại : 9 +5 = 14
- Bước 3 :Đặt tính rồi tính
GV hướng dẫn đặt tính và tính như SGK
*HĐ2: HD học sinh lập bảng cộng dạng 9 cộng với một số.
- HS tự tìm kết quả các phép tính còn lại như : 9 + 2; 9 +3;…; 9 + 9 dựa vào các bước GV đã HD ở HĐ1.
- Cho HS học thuộc các công thức trên .
*HĐ3: Thực hành
BT1: 1 học sinh nêu yêu cầu BT.
- HS tự làm bài cá nhân vào VBT. Gọi học sinh đọc bài làm
- GV và HS nhận xét sửa sai
- HS K,G trả lời ý (b) trong VBT(Khi đổi chỗ các số hạng thì tổng không thay đổi)
BT2: 1HS K,G làm mẫu 1 bài . Cả lớp làm vào VBT (GV giúp đỡ HS yếu)
- 2HS khá,TB lên bảng chữa bài . GV và lớp nhận xét
BT3: Giảm tải sẽ làm ở tiết ôn luyện
BT4: 1HS đọc to đề bài toán . GV hướng dẫn tóm tắt bài toán.
- HS K,G nêu cách làm - HS TB,Y nhắc lại.
- Cả lớp làm bài vào VBT . 1HS G lên bảng chữa bài .GV nhận xét chốt kết quả đúng (phép tính : 9 + 8 = 17 cây cam )
3. Củng cố dặn dò : 1HS K,G đọc lại bảng cộng dạng 9 cộng với một số
Dặn học sinh về nhà ôn bài , chuẩn bị bài 29 + 5
Chính tả - Nghe viết
Gọi bạn
I/ Mục đích yêu cầu
1. Nghe - viết lại chính xác,trình bày đúng 2 khổ thơ cuối bài :Gọi bạn.
2. Tiếp tục củng cố quy tắc chính tả ng / ngh ; làm đúng các BT phân biệt ch / tr
II/ Đồ dùng dạy học
GV : Bảng phụ viết bài chính tả
HS : VBT
III/ Các hoạt động dạy học
1. Bài cũ : HS viết các từ : nghe ngóng; nghỉ ngơi; cây tre; mái che
2. Bài mới: *GTB : Trực tiếp bằng lời
*HĐ1: HD học sinh viết chính tả
+ HD học sinh chuẩn bị : GV đọc mẫu bài chính tả . 2HS đọc lại
- Giúp học sinh hiểu ND : ? Bê Vàng và Dê Trắng gặp hoàn cảnh khó khăn NTN(HS : Trời hạn hán , suối cạn , cỏ héo khô…)
- HD học sinh nhận xét : Những chữ nào trong bài phải viết hoa ? Vì sao?
Tiếng gọi của Dê Trắng được ghi trong những dấu gì ? ( Viết hoa các chữ đầu dòng thơ ,tên riêng các nhân vật …)
- Cho học sinh luyện viết các chữ khó viết : nuôi,lang thang , quên…
+ GV đọc cho HS viết bài
+ Chấm chữa bài :GV chấm khoảng 7,8 bài và nhận xét.
*HĐ2: HD làm bài tập
BT2: 1HS nêu yêu cầu BT
- Cả lớp làm bài vào VBT. GVgiúp đỡ HS yếu
2HS lên bảng chữa bài .GV nhận xét chốt đáp án đúng.
BT 3a :GV nêu yêu cầu .
-HS làm bài cá nhân vào VBT, GV hướng dẫn thêm cho học sinh Y,TB
-3,4 học sinh đọc bài làm trước lớp .GV ghi nhanh kết quả lên bảng .
- Cả lớp đọc lại đáp án đúng.
3, Củng cố dặn dò :
Nhận xét chung về bài viết của học sinh . Dặn học sinh về nhà luyện viết thêm và chuẩn bị bài sau.
File đính kèm:
- GIAO AN TXLop 2 Tuan 123.doc